Kỹ Thuật
Phân bón hữu cơ là gì ? 10 ưu điểm của phân bón hữu cơ so với phân bón thông thường
Phân bón hữu cơ là gì? 10 Ưu điểm của phân bón hữu cơ so với phân bón thông thường
Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, cho nên đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Chính vì thế việc thay đổi tập quá trong sản xuất nông nghiệp thay đổi loại phân bón vô cơ đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.
I.Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển, nhóm hỗn hợp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững.
II.Phân loại phân bón hữu cơ.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu được phân thành 2 loại chính:
Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp.
– Phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng…
– Phân hữu cơ chế biến công nghiêp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ – khoáng.
III.Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ.
Trên thực tế có nhiều cách để chế biến phân bón hữu cơ: chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.
– Phương pháp chế biến thô sơ nhà nông hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng trong cho phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn.
– Phương pháp công nghệ vi sinh, tức sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây…Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.
– Phương pháp chế biến than bùn, gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humat còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.
IV.Công dụng của phân hữu cơ.
1.Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.
Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.
Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
bí đỏ sử dung phân bón hữu cơ ong biển
Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
2.Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.
Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
3.Tăng chất lượng nông sản.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.
4.Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.
Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.
Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
phân bón hữu cơ giúp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển
Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.
5.Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6.Cải tạo đất trồng.
Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất
7.Không gây ô nhiễm môi trường
Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8.Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới
Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9.Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ
Tác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúpgiảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.
10.Hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi.
Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gián ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Sưu tầm
Th825
Kĩ thuật canh tác rau trong mùa mưa
Đối với kỹ thuật canh tác mùa mưa có những khác biệt so với mùa khô. Trước hết, đối với đặc tính của cây rau nói chung là nhóm cây trồng sử dụng nước tưới nhiều. Nhưng nếu trong trường hợp ngập nước, úng nước thì cây rau nói chung lại khó phát triển, bộ rễ bị thối và cây sẽ chết.
Do đó việc canh tác rau trong mùa mưa, người trồng cần chú ý chọn ruộng có địa hình cao ráo có khả năng tiêu thoát nước tốt. Đối với chân ruộng thấp trước hết phải tiến hành làm luống cao, có rãnh thoát nước tốt. Xung quanh cần củng cố bờ bao vững chắc và trang bị máy bơm để phòng chống lại các trường hợp mưa lớn, gây ngập úng tạm thời.
Đối với những loại rau: như cải bắp, khổ qua, dưa leo, ớt, đậu đũa, côve…biện pháp sử dụng màng phủ công nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì, như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong đất. Mùa mưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ không bị úng nước do thiếu Oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ. Đất tơi xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ rau lan tỏa khắp liếp. Sử dụng màng phủ công nghiệp còn giảm tối đa công làm cỏ. Cây trồng có lá già không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên làm giảm được nguồn nấm gây bệnh lây lan từ đất. Một số côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chổ trú ẩn, khả năng gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật phải phun xịt. Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi và rửa trôi phân đạm bón vào.
Đối với nhóm rau ăn lá thì nên trồng trong nhà lưới. Nhà lưới sẽ làm giảm tối đa tác hại của mưa rơi trực tiếp xuống bộ lá, không làm rách lá hoặc làm đất bắn lên gây rách và thủng lá. Giảm được sự truyền bệnh do xây xát. Sử dụng lưới màu trắng. Có thể che phủ lưới trên luống hoặc làm nhà lưới.
Vào mùa mưa cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự. Do đó, cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Khi chăm sóc tránh làm xây xát cây. Nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Cần chú ý bệnh gỉ trắng do loại nấm Albugo ipomoea gây ra. Bệnh phát sinh trên lá lúc đầu là những vết nhỏ, sau lớn lên làm cho lá co lại. Lá sẽ bị vàng và rụng héo. Đối với bệnh đốm lá, sương mai, thán thư trên dưa leo, khổ qua, cà chua, cà tím
Biện pháp phủ luống hay nhà lưới đều hiệu quả trong canh tác rau trong mùa mưa.
Theo nhanong.net
Th719
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột vụ đông
Dưa chuột cho thu hoạch liên tục 1-2 ngày/lần, cần thu sớm khi quả đủ trọng lượng, không để già. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, tránh làm đứt thân cây, không làm dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Do đó việc trồng đúng kỹ thuật, tránh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón có ý nghĩa quan trọng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành BVTV Hà Nội khuyến cáo thời vụ thích hợp cho cây dưa chuột vụ thu đông là gieo từ tháng 9 đến đầu tháng 10.
Người dân cần sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước. Lượng hạt giống 850-900g/ha. Trước khi gieo phải dọn sạch Cỏ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 1,2-1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Về xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm nước ấm 35-40oC trong 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30oC cho đến khi hạt nứt nanh; mỗi luống gieo 2 hàng, theo phương pháp bổ hốc hoặc gieo theo rãnh với mật độ hàng cách hàng 60-70cm, cây cách cây 35-40cm; nên gieo 2 hạt/hốc, khi cây được 2-3 lá thì tỉa bỏ bớt 1 cây xấu.
Sau khi trồng, mỗi ngày nên tưới 2 lần. Khi cây mọc 3-4 lá, 1-2 ngày tưới một lần; giai đoạn nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất 80-85% (có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước). Khi cây có tua cuốn, tiến hành làm giàn theo hình chữ A. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp cắt tỉa lá già, lá bị Bệnh giả sương mai, riêng lá bị dòi đục hại nặng đem tiêu hủy.
Đối với cây dưa chuột chỉ nên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau; đồng thời bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học; chú ý các đối tượng sâu bệnh là bệnh đốm phấn vàng, bệnh phấn trắng, dòi đục lá, bọ trĩ và sâu xanh sọc dưa.
Dưa chuột là cây cho thu hái liên tục (1-2 ngày/lần), do vậy không nên sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn quả. Nông dân sử dụng các loại thuốc thảo mộc, nguồn gốc sinh học và hóa học thế hệ mới khi sâu bệnh phát sinh gây hại với mật độ cao; nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác như lúa nước và các cây trồng cạn khác họ bầu bí nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp; dùng biện pháp thủ công như: Bắt giết sâu non, ngắt lá bị dòi đục, rệp hại nặng đem tiêu hủy.
Riêng bệnh đốm phấn vàng phát sinh từ các lá gốc rồi lan dần lên các lá phía trên, từ khi bệnh phát sinh, có thể tiến hành ngắt lá bệnh từ gốc lên định kỳ 5-7 ngày/lần, vừa tạo độ thông thoáng cho ruộng, vừa hạn chế tốc độ phát sinh của bệnh.
Nguồn: kĩ thuật nuôi trồng ')}
Th620
Kĩ thuật làm bông cho cây hồ tiêu
Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu
Để cho cây hồ tiêu cho năng suất cao ổn định yêu cầu cây hồ tiêu phải mạnh khỏe ít bệnh tật. Hạn chế hồ tiêu suy bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong cả năm. Cây có khỏe mạnh thì mới cho năng suất cao ổn định.
Để cho cây hồ tiêu cho năng suất cao ổn định yêu cầu cây hồ tiêu phải mạnh khỏe ít bệnh tật. Hạn chế hồ tiêu suy bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong cả năm. Cây có khỏe mạnh thì mới cho năng suất cao ổn định.
Mỗi mắt tay của cây tiêu đều có thể cho bông nếu ta biết đánh thức nó dậy. Những mắt trên tay hồ tiêu luôn chứa 1 mầm. Việc phân hóa mầm hoa hợp lý cây sẽ luôn cho năng suất cao.
1. Các việc cần làm khi hãm nước
Sau khi thu hoạch rửa cây bằng thuốc gốc đồng để tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm có hại trên lá như thán thư địa y, và cho lá già lá bệnh tật rụng đi.Làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những tay nằm sát mặt đất. Gom những lá già lá bệnh tật rụng đem đi đốt.
Việc phân hóa mầm hoa chính là hãm nước. Thời gian hãm nước từ 30 đến 45 ngày tùy vào tiêu sung hay không. Cho nên sau khi thu hoạch cần phân ra làm 3 loại tiêu: tiêu sung, tiêu bình thường không sung không suy và tiêu suy.
Đối với hồ tiêu suy, thường là những giống chín sớm như Ấn Độ, bà con chỉ cần tưới theo cho tới đợt thúc phân, thì thúc cùng lúc với tiêu đã hãm nước cây sẽ ra bông. Cây suy thì lúc nào cũng sẵn sàng cho ra bông. Nhưng nếu ta không cân đối phân bón thì sang năm cây lại bị mất mùa. Vì vậy phải tạo dinh dưỡng. từ khi thu hoạch, nhất là tưới nước. Phải biết cách phân biệt cây tiêu sung hay ít sung để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây hợp lý trong quá trình thu hoạch. Với hồ tiêu sung và hồ tiêu bình thường thì việc hãm nước 30-45 ngày là yêu cầu rất quan trọng. Mặc dù hồ tiêu rất tốt, sung nhưng nếu không hãm nước tạo điều kiện phân hóa mầm hoa thì cây sẽ rất ít bông.
Sau khi hãm nước xong nên tưới lại ướt đẫm như mưa 2 đợt trong tuần cho cây hồi phục. Không chỉ tưới trong gốc mà phải tưới cả ngoài tán cây, vì rễ của hồ tiêu kiếm ăn rất xa. Xịt phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung trước rồi mới bón phân. Việc làm này giúp cho cây hồi phục sức khỏe sau một thời gian ta ép cây. Nếu bón phân ngay lần tưới đầu tiên thì cây không hấp thu được, có thể còn làm tổn thương bộ rễ và lãng phí phân bón. Phân bón lá giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn.
Vấn đề lớn trong quá trình phân hóa mầm hoa mà bà con hay gặp, đó chính là gặp mưa sớm, khắc phục bằng cách xịt thuốc phân hóa mầm hoa, hoặc có thể thay thế bằng thuốc gốc đồng, lúc này lá cây sẽ rụng đi khoảng 15-30 %. Sau khoảng 1-2 tuần ta xịt lại phân bón lá kích thích ra hoa và lá non tập trung y như là đã hãm nước. Và thực hiện bước kế tiếp y như đã phân hóa mầm hoa xong vậy. Bà con lưu ý chỉ nên áp dụng cho hồ tiêu sung vì tác động này là khá mạnh. Cách làm này có thể cho hồ tiêu ra bông như ý. Nên xem dự báo thời tiết để ta còn có thể tính toán cho cây ra bông hợp lý.
2. Bón phân trong quá trình làm bông
Nước là cốt lõi trong việc phân hóa mầm hoa thì phân chính là chìa khóa để đánh thức những mầm hoa đang ngủ yên đó. Trong quá trình tiêu làm bông nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ tiếp tục ra lá. Vào giai đoạn này cây cần lượng phân rất lớn, bao gồm tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng và xác bã hữu cơ.
Sau khi tưới ướt dẫm như mưa cho cây hồi phục sức khỏe. Bên trên tán lá xịt phân bón lá thì bên dưới 1 tuần sau đó dùng phân hữu cơ Amino (dạng phân nước đổ gốc) cho cây hồi phục rễ có kết hợp thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp (dùng các chế phẩm Metharizum,… sinh học rất hiệu quả). Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn và xem kỹ thành phần của phân Amino có kết hợp được với thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp bạn đang dùng không.
Tuần tiếp theo xịt phân bón lá có kết hợp thuốc ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn chích hút hoa và lá non.
Tuần tiếp theo nữa, khi cây đã nhú mắt cua và lá non, dùng phân hữu cơ sinh học NPK+TE chuyên dùng cho hồ tiêu. Lần này là lần làm bông chính, cây cần rất nhiều dinh dưỡng bao gồm các yếu tố đa, trung, vi lượng. Nhớ bón ngoài tán lá cây tránh không được phạm rễ. Nên bón vào sáng sớm hoặc chiều mát thì hiệu quả hấp thu sẽ cao hơn. Chỉ cần dùng tay rải đều một lớp mỏng vừa phải bên ngoài tán lá, cây to tán to thì bón nhiều, cây nhỏ tán nhỏ bón ít. Thường thì bón cách gốc từ 40-60cm tùy cây.
Cuối cùng sau đó 2 tuần bạn bỏ phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục có ủ chung với nấm Trichoderma, bổ sung lượng xác bã hữu cơ cho cây trồng chống suy cây. Lần bón phân này rất quan trọng, bảo đảm dinh dưỡng cân đối, chống suy cây trong năm cho hồ tiêu. Lần này bà con có thể bỏ thêm vôi cho đất. Ngoài ra bà con mua phân hữu cơ vi sinh khoáng đậm đặc bỏ cho hồ tiêu. Nếu tìm không thấy thì mình có thể mua khoáng bỏ cho hồ tiêu và tự ủ phân vi sinh .
Bà con lưu ý một vài điểm nhỏ nhưng rất quan trọng trong kỹ thuật làm bông như sau:
Khi bông đang nở, tuyệt đối không được xịt phân bón lá. Như vậy sẽ làm cho bông trổ bị thưa, bồ cào. Mặc dù có nhiều sản phẩm phân bón lá có ghi rõ là có thể xịt lúc trổ bông.
Trái với suy nghĩ của nhiều người là thời tiết khô ráo nắng nóng thì cây sẽ đậu bông tốt hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm. Khi tiêu đang trổ bông cần làm cho độ ẩm không khí của vườn tăng lên bằng cách tưới gốc hoặc có thể dùng máy xịt vào không khí xung quanh cây tiêu. Tuyệt đối không xịt lên bong. Khi tiêu đang trổ bông 3 ngày bà con nên xịt hoặc tưới nước một lần. Thời gian trổ bông của hồ tiêu kéo dài từ 10-20 ngày. Đó chính là lý do tại sao những cây hồ tiêu trổ bông muộn như tiêu Sẻ, Sẻ Mỡ trổ đợt 2 thì hạt sẽ to và đều hạt hơn. Những giống trổ sớm như Ấn Độ, phải nâng nhu cầu xác bả hữu cơ tăng lên 150% so với bình thường thì năng suất sẽ rất cao và ổn định mà không phải quan tâm nhiều tới việc phân hóa mầm hoa, vì nó rất nhiều hoa.
Khi đang nuôi hoa và lá non, xịt phân bón lá có hàm lượng N cao sau đó giảm dần. Khi vào hạt, nên kiếm loại phân bón lá nào có hàm lượng N ít, chủ yếu là P và K +TE để tránh không cho tiêu ra lá non. Đặc tính của cây hồ tiêu là khi đã ra lá non thì dù ít hay nhiều sẽ ra hoa. Mà những hoa ra trái vụ đó sẽ làm giảm năng suất cho vụ tiếp theo, thậm chí sẽ có một mùa mất trắng.
Khi chuẩn bị thu hoạch, nên bón phân Amino đổ gốc để to hạt chắc trái chống suy cây. Vì giai đoạn này bộ rễ đã hoạt động yếu, chỉ có phân dạng Amino thì cây trồng mới dễ hấp thu. Cây không suy thì mới cho năng suất cao và ổn định.
Trong quá trình chăm sóc, bà con hãy quan sát lá tiêu. Cây nhiễm bệnh gì, hay cần nhu cầu dinh dưỡng gì thì đều biểu hiện qua lá. Thiếu phân thì lá sẽ nhỏ lại. Thiếu vi lượng thì lá non nhỏ lại có màu trắng. Hay những biểu hiện bệnh thán thư, địa y, chết nhanh, chết chậm… thì lá cây sẽ biểu hiện đầu tiên. Bà con có kinh nghiệm thì sẽ kịp thời phòng bệnh hay bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý nhất.
Nguồn gia tiêu.com
Th608
Một số hiểu biết khi sử dụng nấm Trichoderma và nấm kí sinh
Về nấm Trichoderma và nấm ký sinh côn trùng
*Nấm Tricho tấn công nấm gây hại có trong tự nhiên bằng các con đường:
– Cạnh tranh nguồn thức ăn.
– Tiết chất kháng sinh gây chết nấm gây hại rồi tiếp tục tiết Enzym phân hủy và ăn xác nấm gây hại.
-Tricho cũng tấn công tuyến trùng bằng cách tiết chất kháng sinh gây chết tuyến trùng, sau đó bao vây với số đông rồi giết chết tuyến trùng, gọi là cơ chế thắt chặt cổ tuyến trùng.
*Nấm ký sinh côn trùng chủ yếu có 3 dòng : nấm trắng, nấm xanh và nấm hồng.
Đối với nấm ký sinh trên côn trùng ( NKSCT) Tricho không cạnh tranh với NKSCT vì hai loài này dùng hai nguồn thức ăn khác nhau.Tuy nhiên Tricho tiết kháng sinh làm ức chế hoạt động của NKSCT và có thể giết chết nó với quân số cao hơn.
Vì vậy, nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng 2 sản phẩm này chung một lần. Nên sử dụng NKSCT trước ít nhất 15 ngày sau đó mới sử dụng Tricho.
Trong trường hợp sâu bệnh hoành hành thành dịch, nhà nông sử dụng NKSCT sau khi đã sử dụng Tricho thì NKSCT vẫn có thể hoạt đông được (nhưng thời gian tối thiểu phải sau 15 ngày) hiệu lực tuy có giảm bởi NKSCT được rắc, tưới tập trung vào cổ rễ sau đó theo dòng nước phân tán theo hệ rễ (nơi côn trùng tập trung), hoặc phun lên cây để tiêu diệt nhiều loài côn tùng gây hại.Thực tế trong tự nhiên, tất cả các loài vi sinh vật có lợi cũng như có hại đều cùng tồn tại và sinh sôi ở thế cạnh tranh nhau.
Vi nấm sợ chất hóa học, vậy tại sao trộn vi nấm vào phân (có chứa các thành phần hóa học)?
Cần phân biệt như sau:
-Thuốc hóa học BVTV như thuốc trừ sâu bệnh, côn trùng… các loại thuốc này đều gây hại cho động vật và vi sinh vật.
– Thuốc trừ cỏ và thuốc hóa học BVTV có gốc canazon (ví dụ hecxaconazon) là hai loại hủy diệt vi nấm hữu ích.
Các loại phân bón như NPK, các muối kim loại trung vi lượng như canxi, ma nhê, clo, lưu huỳnh, đồng, sắt, kẽm, măng gan, bo không gây hại cho động vật vi sinh vật và cho cả thực vật nếu sử dụng đúng liều lượng.
Vì vậy, việc trộn các loài nấm hữu ích vào các sản phẩm phân bón thuần túy không gây hại cho vi nấm. Một số còn là nguồn thức ăn cho vi nấm hữu ích như các amino axít (cũng là những chất hóa học). Các loại phân bón này chỉ làm cho môi trường đất bị ngộ độc (làm cho pH xuống dưới 5,5) do những gốc hóa học khó phân hủy, tích lũy trong nhiều năm canh tác và chúng làm thay đổi độ pH của đất, làm cho các loại vi nấm hữu ích bị ức chế hoặc chết. Thế cho nên vì sao trong rừng cây cỏ chen nhau mọc mà cây cỏ, đất đai trong rừng vẫn tốt?
Ngưỡng pH lý tưởng cho: – Nấm Tricho : 6,5 – 6,8 ; – Vi nấm KSCT: 6,8 – 7,2.
Chúc bà con thành công!
Tiêuphong (Giatieu.com)
Th519
Hướng dẫn 4 công thức điều chế thuốc trừ sâu từ thảo mộc
Hướng dẫn 4 công thức điều chế thuốc trừ sâu từ thảo mộc
Sâu bệnh hại là một trong những nỗi lo luôn canh cánh trong lòng của người trồng rau, làm vườn. Mặc dù các loại thuốc BVTV cho hiệu quả nhanh nhưng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Thay vào đó, bà con có thể tự pha chế thuốc trừ sâu bằng các loại thảo mộc thân thiện với môi trường.
1.Điều chế thuốc sâu từ ớt, tỏi, gừng
– Tác dụng: Ớt, tỏi, hành, gừng là một trong những loại củ quả có chứa một hàm lượng axit cao gây tác động mạnh đến các bộ phận nhạy cảm đến mắt, da của những loại sâu bệnh hại. Do đó có thể diệt trừ và xua đuổi chúng
– Pha chế: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 1kg tỏi, 1 kg ớt, 1kg gừng trộn với 3 lít rượu.Đầu tiên,bạn giã nhỏ gừng,tỏi ớt tiếp theo ngâm vào các chum hay thùng kín,đổ khoảng 1lit rượu vào và bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.
– Ngâm từng loại nguyên liệu riêng hay ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì 1kg nguyên liệu ta ngâm chung với 1 lít rượu. Nếu ngâm chung thì ngâm cả 3 loại với 3 lit rượu…Đây là nước cốt tinh để pha chế khi phun
-Thời gian ngâm tốt nhất là 15 ngày,mục đích là để cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
2. Thuốc trừ sâu sản xuất từ cây hành tăm
– Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ. Tiêu diệt các loại côn trùng,sâu: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi…
– Hướng dẫn pha chế: Ta cần 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun.
3. Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua
– Tác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…
– Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.
– Chú ý: Lá cà chua rất độc, gia súc không ăn. Bạn nên trồng xen canh một vài cây cà chua trong vườn để xua đuổi vài loài sâu bọ.
4. Chế thuốc trừ sâu từ thuốc lá
– Tác dụng:Thuốc lá cũng là một loại thảo mộc giúp tăng khả năng diệt trừ sâu bọ.Điển hình như các loại bọ trĩ,sâu đục thân,bọ xít dài,sâu cuốn lá nhỏ…các loại rệp ngô,rệp đậu tương,sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ ở cam chanh…
– Cách pha chế: Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 – 40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi phun.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, thôn 9, xã Tào Sơn cũng đang sử dụng loại thuốc trừ sâu sinh học này cho toàn bộ 3 sào bí của gia đình. Nhờ việc sử dụng chế phẩm trừ sâu chiết xuất từ thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm đáng kể, chi phí phun thuốc giảm 40% – 50%. Cách làm này cũng được gia đình chị Tâm tiến hành cho các loại cây trồng khác. Loại hỗn hợp này có thể tiêu diệt được 85 – 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4- 5 tháng.
Hiện nay loại thuốc trừ sâu này được nhiều hộ dân dùng phun đại trà cho các loại rau màu, cây ăn quả, lúa để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa cung cấp sản phẩm tốt cho cộng đồng. Với nhiều ưu điểm hơn hẳn so với những sản phẩm thuốc trừ sâu khác như: có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh… hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành; không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Nguồn: Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
Th513
Phân biệt phân trùn 3,4 tháng và trên 6 tháng
Phân biệt phân trùn quế 3,4 tháng và trên 6 tháng
Phân trùn quế là sản phẩm của quá trình con trùn tiêu thụ thức ăn và thải ra. Phân trùn quế hiện nay được sử dụng rộng rãi cho cây công nghiệp, ăn trái, rau màu, hoa, dược liệu…. Với hàm lượng chất hữu cơ cao cộng thêm hàm lượng các vi sinh vật có sẵn tự nhiên giúp tăng cường quá trình cải tạo đất cũng như phát triển bộ rễ, tăng khả năng đề kháng cho cây trồng. Tốt là vậy, nhưng nhiều bà con thắc mắc: có một số phân trùn quế bán giá rất rẻ và còn lẫn phân bò tươi. Tại sao như vậy???.
Làm sao để mua được phân trùn quế đúng chuẩn??? Chúng ta cùng phân biệt phân trùn quế 3,4 tháng và phân trùn trên 6 tháng nhé
– phân trùn quế nuôi 3,4 tháng thu hoạch: có mùi hôi của phân bò còn lẫn, màu nâu vàng. Khi bóp ra, chảy nước màu vàng, nhìn bằng mắt thấy lẫn phân bò tươi . Hiện tượng này là do thu hoạch quá sớm, phân chưa được hoai hoàn toàn. Phân trùn chưa đủ tháng này khi đem đi phơi sấy, giảm ẩm và sàng lọc, sản phẩm phân trùn cao cấp vẫn có màu nâu vàng, còn mùi nhẹ của phân bò. Đối với phân trùn 3,4 tháng, hàm lượng các chất : hữu cơ, vi sinh rất thấp.
– Phân trùn quế nuôi trên 6 tháng: màu nâu đen, k còn mùi hôi của phân bò tươi. Bóp nhẹ chảy nước màu nâu, mùi tanh nhẹ của con trùn. Phân tơi xốp, đem đi phơi sấy, giảm ẩm, sàng lọc ra phân trùn nâu đen, hoàn toàn không có chứa màu vàng của phân bò. Hàm lượng chất hữu cơ của phân trùn trên 6 tháng từ 25% trở lên. Các nhóm vi sinh trên 10^6.
Để thu hoạch được 1kg phân trùn tươi, phải mất 6kg phân bò tươi và hơn 6 tháng. Do vậy, phân trùn quế nuôi trên 6 tháng giá thường cao hơn loại 3,4 tháng nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng của hai loại hoàn toàn khác nhau.
Th406
Bệnh rệp bông hại cam sành và cách phòng trừ
Bệnh Rệp bông (Planococcus lilacinus) là một loài côn trùng đa thực, chúng gây hại hàng chục loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây cam sành.
Trồng cam sành
Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều bu bám và chích hút nhựa của những chồi non, lá non, nụ Hoa, hoa, trái non… của cây cam sành. Nếu mật số cao có thể làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được, nụ hoa, hoa và trái non có thể bị rụng. Để phòng trừ rệp bông có kết quả, xin giới thiệu kinh nghiệm những nhà vườn ở Cái Bè (Tiền Giang):
– Không nên trồng cam quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn thông thoáng.
– Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch Cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả những nơi có nhiều kiến tập trung trên cây. Nếu dưới gốc cây có nhiều kiến thì dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để diệt kiến.
– Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên địch tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây cam quýt. Nên nuôi kiến vàng trong vườn cam để chúng diệt sâu hại, rầy rệp. Nếu vườn đã nuôi kiến vàng thì phải hạn chế phun thuốc hóa học, vì loài kiến này rất dễ chết bởi thuốc.
– Do rệp bông có khả năng gây hại nhiều loại cây, vì thế mỗi khi xịt thuốc diệt trừ rệp trên cây cam sành cũng phải phun xịt diệt trừ rệp trên cả những cây trồng khác đang có rệp trong vườn để chúng không lây lan trở lại cây cam sành.
–Kiểm tra vườn cam thường xuyên (nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non…) để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp ngay từ khi mật độ còn thấp, không cho chúng tích lũy số lượng gây hại mạnh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP… phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám. Trước khi phun thuốc nhiều người đã phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài con rệp, khi xịt thuốc, thấy hiệu quả của thuốc cao hơn.
– Có bà con còn dùng máy bơm nước có áp suất cao (khi tưới vườn) xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp, rệp cũng bị rửa trôi rất nhiều.
Nguồn: kĩ thuật nuôi trồng
Th403
Cách phân biệt trùn quế thật và giả
Giá trị của phân trùn quế còn tùy thuộc vào mỗi người sử dụng như thế nào để có giá trị khác nhau, những vùng không thể phát triển được trùn quế thì giá trùn quế cao, phân trùn quế cũng vậy, còn những vùng phát triển mạnh được trùn quế thì giá thấp hơn vì sản lượng đầu ra quá lớn, và nguồn sản phẩm có nguồn gốc từ những vùng có thể phát triển mạnh được trùn quế khó mà có hàng giả được.
Tại sao lại có phân trùn quế giả, vì phân bò có giá trị thấp hơn, sản lượng cao hơn nhưng vẫn có người làm giả để tung ra thị trường nhằm kiếm lợi nhuận cao từ nông dân, ở những vùng có cây công nghiệp phát triển thường lại không phát triển mạnh về chăn nuôi nên ít có nguồn phân bón dồi dào và giá phân tại các nơi này thường có giá cao, và những hộ kinh doanh phân bón hữu cơ thường kinh doanh theo kiểu di động nên một số người không cần uy tín mà làm việc trái với lương tâm, phân trùn vốn có giá trị cao hơn nhưng sản lượng thì có giới hạn vì ít nhất mất đến 6 tháng mới có thể thu hoạch phân trùn quế để cung cấp đến người tiêu dùng nên càng dễ bị làm giả để bán lại cho người nông dân.
Không chỉ có người nông dân mới bị nạn phân trùn giả, mà những người trong thành thị vốn ít đất nhưng rất yêu cây trồng cũng bị tương tự, vì thành thị rất thiếu đất trồng nên giá trị của các loại đất sạch, phân hữu cơ đều khá cao, nhưng để làm phân thật thì lợi nhuận sản phẩm không đủ thỏa mãn cho những người bất chính, nên họ đã liều mình làm những loại phân mang tên “phân trùn quế” để đưa ra thị trường.
Nếu những người đã từng sử dụng nhiều phân trùn quế rồi thì rất dễ nhận ra đâu là phân giả, đâu là phân thật, nhưng phân đã qua chế biến lại khó phân biệt hơn là phân trùn còn thô, còn người mới sử dụng thì hầu như không biết đâu là giả hay thật, và đôi lúc phải trả tiền cho những sản phẩm làm hại đến cây trồng hoặc không đáng giá như giá trị của nó.
Thật ra phân trùn quế thật có một ít mùi tanh của trùn quế, rất tơi và mịn, có màu nâu sẫm hoặc màu đen tùy vào nguồn thức ăn của trùn quế, nhưng với những đặc tính đó thôi cũng rất khó nhận dạng, và có một cách tuyệt vời khác có thể nhận dạng nữa là ta thả phân vào trong nước và hòa tan vào, bóp ra thật mịn, nếu phân mịn ra và hòa tan trong nước thì đó chính là phân thật và nguyên chất một trăm %, còn phân khác sẽ còn những sợi hay những thứ chưa tiêu hóa hết được và còn xót lại.
Vì trùn quế không thể ăn được những thức ăn khô cứng mà chỉ ăn được những thức ăn mềm và mịn, nên khi nó ra phân cũng vô cùng mịn và mềm, có thể pha loãng ra hết trong nước vẫn được, như tôi đã đề cập thì phân trùn quế tươi có mùi hơi tanh chứ không hôi, đó là mùi của dịch trùn quế, và khi nó khô lại sẽ thành những lớp keo làm dính chặt phân trùn lại thành những khối rất cứng, nhưng khi bỏ vào nước và dùng lực bóp nhẹ thì nó vẫn mịn ra bình thường.
Phân trùn giả như thế nào thì chưa biết nhưng phân trùn quế thật là vô cùng an toàn cho cây, cho người sử dụng, cho môi trường và cho xã hội, nên khi không nhận dạng được phân thật hay giả thì hãy bón thử cho một vài cây nào đó, nếu có dấu hiệu xấu thì phân đó chắc chắn phải xem lại. Và là một người chăn nuôi trùn quế trong nhiều năm qua tôi luôn mong muốn các bạn được sử dụng phân trùn thật để có những trải nghiệm tuyệt vời với những lợi ích mà phân trùn mang lại.
Nguồn Nguyễn Văn Sang
Th313
Quy trình kĩ thuật bón phân cho cây sầu riêng – phần 1
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn.
Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng giảm mùi thơm.
Khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO.
Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo… đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P và là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach.
Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với sầu riêng:
+ Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.
Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều.
Sầu riêng được bón phân đầy đủ
Sầu riêng được bón phân đầy đủ
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường như mất gai, nứt quả…
Quả phát triển không bình thường do dư đạm
Quả phát triển không bình thường do dư đạm
+ Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.
+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). …
Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn.
Nguồn: giáo trình nghề trồng câu sầu riêng- BNN &PTNN
Th1026