Thu nhập ổn định nhờ trồng bưởi hữu cơ
Nguồn tin: Báo Long An
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh hữu cơ, chị Mai Thị Kim Phượng (xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An) có thu nhập ổn định. Hiện sản phẩm bưởi da xanh của chị Phượng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Th1129
Sản xuất an toàn, hữu cơ và kết nối tiêu thụ cho 300 hợp tác xã
Nguồn tin: báo Nông Nghiệp
SƠN LA 300 HTX với khoảng 800 sản phẩm nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc sản xuất theo quy trình an toàn, hữu cơ và được liên kết, kết nối tiêu thụ bền vững.
Ngày 22/11 tại Vân Hồ (tỉnh Sơn La), Trung tâm Kiểm nghiệm – Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản (RETAQ, thuộc Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã ký kết chương trình phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Cục Quản lý doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ KH-CN) và Làng Nông nghiệp khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest.
Mô hình Trạm xanh xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Anh Cường.
Mục tiêu của chương trình phối hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất nông sản trong mạng lưới Techfest nâng cao chất lượng sản phẩm, tập huấn và tư vấn cho các chủ thể thực hiện quy trình trồng trọt và chế biến tiên tiến (VietGAP, hữu cơ, sản phẩm thiên nhiên, OCOP…) nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, hướng đến sản xuất nông nghiệp “thuận thiên”, bền vững.
Tại mô hình Trạm xanh xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại Vân Hồ, Sơn La, nông dân mang phụ phẩm đến Trạm để đổi lấy phân hữu cơ, bón lại chính vườn cam của họ. Đây là giải pháp hợp tác hiệu quả để xử lý gần 160 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Sau gần 2 năm triển khai, đến nay, Hệ sinh thái Làng nông nghiệp Techfest quốc gia đã kết nối 300 HTX sản xuất nông sản với nhiều nguồn lực khác nhau. Qua đó, khoảng 800 sản phẩm nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã được sản xuất theo quy trình an toàn, hữu cơ và được kết nối, liên kết tiêu thụ bền vững.
Đối với riêng tỉnh Sơn La, hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp và 700 HTX với 84 nghìn ha cây ăn quả, đứng thứ 2 toàn quốc về diện tích; tổng sản lượng trái cây hàng năm của tỉnh hơn 400 nghìn tấn. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển, liên kết chuỗi và mở rộng thị trường, tỉnh rất cần sự hợp tác, hỗ trợ để phát triển, chế biến sâu và tiêu thụ nông sản địa phương, hướng đến xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Làng Nông nghiệp Techfest quốc gia cho hay: “Kết nối đầu ra thành chuỗi phân phối nông sản an toàn bền vững là một nhiệm vụ trọng tâm của chúng tôi. Đến nay, 300 HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh… đã được kết nối với 30 cửa hàng và 400 đại lý tiêu thụ nông sản tại các thành phố lớn. Qua đó, hơn 800 sản phẩm nông sản ở nhiều tỉnh, thành phố đã tạo được đầu ra”.
Tuy nhiên, vấn đề được cả cơ quan quản lý và các chủ thể quan tâm là tính thực chất của các chứng nhận chất lượng nông sản để hướng tới nông nghiệp “thuận thiên”, an toàn.
TS Đặng Văn Cường, Trung tâm RETAG cho rằng: Chúng ta đang đẩy mạnh nhiều giải pháp giúp các chủ thể thực hiện sản xuất, trồng trọt, chế biến theo quy trình chất lượng tiên tiến như VietGAP, HACCP, hữu cơ, thiên nhiên, OCOP… Tuy nhiên, việc cấp được chứng nhận này mới chỉ đi được phân nửa chuỗi. Sau đó là phải kiểm tra, giám sát các chủ thể có tiếp tục làm đúng quy trình hay không, có tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực cho họ để họ tự biết cách quản trị tốt, biết mở rộng thị trường, biết bảo vệ nhau để giữ uy tín sản phẩm hay không thì hầu như chưa làm được nhiều.
Bản thân việc cấp chứng nhận cho các chủ thể cũng cần đánh giá lại toàn diện và quản lý chặt. Ví dụ huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vừa rồi, gần 6.800ha cam, bưởi, trong đó đặc biệt là dòng cam sành đặc sản đang có nguy cơ chết hàng loạt do việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng quy trình. Do đó, bản thân các đơn vị đánh giá, cấp chứng nhận sản xuất tiên tiến cần làm chặt chẽ, giám sát định kỳ.
Với sản phẩm OCOP, Bộ NN-PTNT quản lý 16/26 nhóm ngành hàng, do đó cần có hoạt động cụ thể về công tác kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng các sản phẩm đã được gắn sao OCOP, đặc biệt là các sản phẩm 4 – 5 sao để giữ uy tín các chứng nhận, giúp các chủ thể yên tâm, tiếp tục đầu tư vào sản xuất an toàn, “thuận thiên”.
Th1027
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đao
Bí đao là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong bữa ăn của các gia đình. Với công dụng tiêu nước dư thừa trong cơ thể, giảm cân, giữ dáng, giàu dinh dưỡng,… thì bí đao càng được nhiều người chọn mua hơn nữa. Đặc biệt, việc trồng bí đao là khá đơn giản với năng suất cao càng giúp giống cây trồng này được nhiều bà con nông dân lựa chọn.
Chuẩn bị trước khi trồng bí đao
Thông thường, bí đao được trồng vào vụ đông từ đầu tháng 9 tới giữa tháng 10 hàng năm ngay trên chân mạ mùa. Tuy nhiên, việc trồng sớm từ 1 – 20/9 được đánh giá cao với khả năng cho năng suất cao, độ ổn định lý tưởng.
Làm đất
Đất trồng bí đao ưu tiên sử dụng loại cát pha, thịt nhẹ với khả năng chủ động trong tưới tiêu. Đặc biệt, khu vực đất trồng bí đao yêu cầu cần cách khu vực có chất thảo công nghiệp, hay bệnh viện tối thiểu 1 – 2km.
Bí có thể được trồng đan xen hoặc trồng riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Với từng cách thức trồng thì làm đất cần tiến hành với kỹ thuật khác biệt. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản là xới xáo kỹ lưỡng, làm cỏ và bón lót đầy đủ.
Đối với việc canh tác riêng biệt thì làm luống, lên giàn cần thực hiện. Luống trồng bí đao yêu cầu cần đạt chiều rộng từ 1.2 – 1.4m. Tuy nhiên, nếu trồng bò trên mặt đất thì luống cần có chiều rộng từ 2.7 – 3m.
Chọn hạt giống
Hiện nay, giống bi đao có 2 loại chính là giống bí đanh có quả nhỏ hơn, đặc, ít lõi và ăn ngon. Ngoài ra, bị bộp có quả to với trọng lượng từ 4 – 6kg/ trái song khá nhiều lõi.
Bà con nên ưu tiên tìm hiểu, chọn mua hạt giống tại cơ sở cung cấp uy tín. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy với độ nảy mầm cao là yêu cầu cơ bản.
Kỹ thuật trồng bí đao đơn giản
Ngâm ủ hạt giống
- Hạt giống sau khi mua về cần ngâm trong nước sạch từ 4 – 6 giờ. Sau đó, đem hạt giống đi đãi sạch, loại bỏ phần nước chua.
- Hạt giống trộn lẫn với cát theo tỷ lệ 1 hạt giống: 3 – 4 cát, sau đó gói vào vải xô ủ kín.
- Trong quá trình ủ cần tiến hành dấp nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sau khoảng 1 – 2 ngày hạt giống sẽ nứt nanh và quá trình đem gieo có thể tiến hành.
Gieo hạt
Hạt giống bí đao có thể gieo trong khay nhựa, trong vỉ xốp, hoặc trong bầu bằng nilon. Đất để gieo hạt cần trộn đất phù sa cùng phân chuồng ủ hoai mục. Đảm bảo đất gieo hạt tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho vào trong khay trồng, hoặc trong bầu nilon,…Cần chú ý cắt hai đầu phái dưới giúp quá trình thoát nước dễ dàng trong quá trình gieo hạt.
Bầu đất sau khi hoàn thiện bà con gieo hạt bí đao đã nứt nanh vào bên trong, phủ lên bằng một lớp đất mỏng. Sau đó, duy trì việc tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 5 – 7 ngày cho tới khi hạt nảy mầm, mọc câu con.
Trồng cây con
Khi hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây con và có lá thật thì việc đưa ra ruộng trồng cần thực hiện. Tạo các lỗ nhỏ kích thước lớn hơn bầu đất, sau đó đặt cây con vào lỗ trồng, phủ đất nén chặt phần gốc.
Yêu cầu sau khi trồng cần phủ lên một lớp rơm rạ mỏng, tưới đẫm nước giúp cây nhanh chóng hồi xanh.
Hướng dẫn chăm sóc bí đao
Chăm sóc bí đao trong quá trình canh tác yêu cầu bà con cần quan tâm tới các kỹ thuật chính là:
Tưới nước
Ngay sau khi trồng cần duy trì tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn thúc đẩy bí đao sinh tưởng tốt hơn. Đặc biệt, giai đoạn cây ra hoa và cho trái việc tưới nước càng cần chú ý nhằm cung cấp đủ nước, hỗ trợ cho trái phát triển và đạt tiêu chuẩn chất lượng khi thu hoạch.
Làm cỏ
Làm cỏ đều đặn và thường xuyên trong mỗi lần tiến hành bón thúc cho vườn trồng bí đao. Kết hợp làm cỏ thủ công với xới xáo, vun gốc đầy đủ.
Cố định dây leo
Khi thân cây phát triển được 50cm lúc này bà con dùng đất để chặn ngang phần đốt, cách khoảng 1 – 2 đốt tiếp tục chặn để cây bí ra thêm rễ bất định, hút thêm được dinh dưỡng để nuôi trái. Sau khoảng 3 – 4 ngày tiến hành chặn một lần, đồng thời định hướng quá trình phát triển của ngọn bí. Khi ngọn bí từ hốc này bò sang tới hốc bên kia mới bắt đầu nương dây để cho bí leo giàn. Đảm bảo quá trình leo giàn một cách tự nhiên, không để dây bí bị vặn.
Chúng ta sử dụng rơm, hoặc dây chuối để buộc cố định ngọn bí vào giàn. Cần đặc biệt chú ý buộc vào phầng nách lá để tránh tác động tiêu cực làm tổn thương thân cây. Yêu cầu cần bắt chéo dây đều trên giàn, tránh để che rợp khi bí ra hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí đao khi canh tác thường gặp một vài loại sâu bệnh hại như rệp, sâu xênh, sâu vẽ bùa, hay thối đốt cây, sương mai, phấn trắng, héo xanh,… Bởi thế, trong quá trình canh tác cần kiểm tra vườn trồng thường xuyên để kiểm soát tình hình.
Ngay khi phát hiện sâu bệnh hại xuất hiện cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, liều lượng theo yêu cầu để giải quyết nhanh chóng.
Kỹ thuật bón phân cho cây bí đao sai trái
Bón lót
Với giống cây trồng lấy trái như bí đao việc bón lót yêu cầu sử dụng phân bón hữu cơ thông dụng là phân bò, trùn quế, phân gà…. . Sau khi làm đất tiến hành bón lót, sau đó ủ hoai mục khoảng 10 – 15 ngày trước khi đưa cây con ra trồng. Riêng trùn quế bón xong trồng trực tiếp không cần ủ
Bón thúc
Bón thúc trong quá trình cây bí đao sinh trưởng sẽ thực hiện khoảng 3 đợt chính. Cụ thể là:
- Bón thúc lần 1: Khi cây bí đao có từ 2 – 3 lá thật lúc này tiến hành xới phá váng, bón thúc và vun nhẹ gốc. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm thực hiện khi cây bắt đầu ngả ngọn leo giàn hoặc bò trên mặt ruộng bằng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng sẽ là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 17-7-17 tiến hành bón thúc lần cuối cùng sau khi bí đao đã ra trái rộ.
Kỹ thuật trồng bí đao là hết sức đơn giản, dễ dàng áp dụng. Dễ dàng cho năng suất cao, thích hợp với nhiều loại đất thì bí đao trở thành giống cây trồng canh tác được nhiều bà con lựa chọn. Hy vọng với chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chi tiết kể trên sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn bí đao cho diện tích canh tác của mình.
Nguồn Phân bón Hà Lan
Trùn quế Phước Hiệp kính chúc bà con bội thu
Th222
Hiệu quả từ mô hình nuôi trùn quế khép kín
Hiệu quả mô hình nuôi trùn quế khép kín
(AGO) – Lấy trùn quế làm trung tâm của quy trình nuôi, trùn quế làm thức ăn cho gà, heo, bò; sau đó lại tận dụng phân của bò, gà, heo để ủ và sinh ra trùn quế. Cách làm khép kín này giúp anh Nguyễn Thanh Sang (ngụ ấp Phú Quới, xã Phú An, Phú Tân) tiết kiệm chi phí chăn nuôi, đặc biệt chất lượng của đàn gia súc, gia cầm còn được cải thiện rõ rệt.
Dẫn chúng tôi tham quan lần lượt 3 trại nuôi gà, heo, bò kết hợp điểm nuôi trùn quế, anh Sang giải thích: “Vì chưa có điều kiện nên phải thuê đất để nuôi mỗi con một chỗ, nhưng không lâu nữa tôi sẽ cất trang trại để nuôi tập trung, vì hiệu quả kinh tế nhờ kết hợp trùn quế trong chăn nuôi rất êm. Tôi còn có ý tưởng lấy đất mùn sau khi nuôi trùn quế để trồng thêm rau an toàn trong nhà lưới, cung cấp rau sạch tại địa phương”. Trại gà ta của anh Sang hiện có 600 con được nuôi xoay vòng liên tục: Gà đẻ trứng, ấp cho nở rồi bổ sung vào tổng đàn khi gà thịt đã bán đi, đem lại lợi nhuận cho anh từ 5-6 triệu đồng/đợt bán. Trong khi đó, trại nuôi heo thịt luôn được duy trì hàng chục con heo thịt và heo giống, thu nhập ổn định sau mỗi lượt xuất chuồng. Theo anh Sang, trùn quế là nguồn thức ăn giàu đạm, rất thích hợp để nuôi bò và gà thả vườn. Trước đây làm nghề thu mua nông sản, vì thị trường chững lại nên anh Sang tìm hiểu nghề làm ăn khác, mong tìm được mô hình hợp với kinh tế gia đình và điều kiện tự nhiên ở địa phương. Nhờ sự giới thiệu của một người bạn tại TP. Hồ Chí Minh, anh biết đến hiệu quả của trùn quế trong sản xuất nông nghiệp, hơn nữa còn giúp ích trong việc giải quyết lượng phân thải chăn nuôi nên liền thử nghiệm.
Sử dụng trùn quế làm thức ăn cho heo, bò, gà giúp mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Thanh Sang tiết kiệm chi phí
Với chục con bò vỗ béo có sẵn ở gia đình, anh lấy nguồn phân để nuôi trùn. Trong ô nuôi, giống trùn được trải phía dưới, bên trên lót phân của gà, bò, heo làm thức ăn cho trùn. Đến nay, anh Sang có 25 ô nuôi trùn quế, với diện tích 1.000m2. Sau 60 ngày nuôi, trùn giống bắt đầu sinh sản và cho 3-4kg trùn khối. Khi lượng trùn phát triển ổn định, anh tiến hành nuôi gà con, vỗ béo gà thịt, nấu hoặc phơi khô để trộn trùn và cám thành thức ăn viên cho heo. Lúc đầu, anh cho vật nuôi ăn nhiều trùn quế để sớm đạt hiệu quả nhưng kết quả lại không như ý muốn. Làm tới đâu anh rút kinh nghiệm tới đó, điều tiết chế độ ăn để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của đàn gà, heo. Nếu bán trùn quế ra thị trường, với giá hiện tại 40.000 đồng/kg sẽ có thêm khoản thu nhập khá lớn nhưng anh Sang quyết định giữ lại toàn bộ để chăn nuôi, vì so chi phí với cách nuôi thông thường, trùn quế giúp việc nuôi gà tiết kiệm được 50%, nuôi heo tiết kiệm được 40%. Lấy đơn cử việc nuôi gà, anh phân tích theo cách nuôi truyền thống thì thời gian thả nuôi đến xuất bán mất ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, nuôi với thức ăn trùn quế thì gà lớn nhanh hơn, giảm mắc bệnh, thời gian nuôi chỉ còn 4 tháng, gà bán cho khách hàng được khen thịt ngon, dai và đầu ra ổn định.
Mô hình nuôi trùn quế khép kín của anh Nguyễn Thanh Sang là một trong 5 mô hình tiêu biểu được chọn tuyên dương tại Đại hội điểm nông dân thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi xã Phú An. Mô hình được Hội Nông dân huyện Phú Tân và chính quyền xã đánh giá cao không chỉ bởi mang lại lợi ích kinh tế, mà còn có ích cho môi trường vì góp phần xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi hiệu quả. Nếu áp dụng rộng rãi thì nông dân sẽ có cơ hội tăng thu nhập cho gia đình và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
Bài, ảnh: MỸ HẠNH, báo An Giang
Th117
15 ý tưởng làm giàu từ nông nghiệp
Nếu đang băn khoăn con đường khởi nghiệp như thế nào ở nông thôn thì dưới đây là 15 cách làm giàu từ nông nghiệp cho những ai muốn bắt đầu sự nghiệp.
1. Cho thuê xe chở hàng
Đầu tư một chiếc xe chở hàng không mất nhiều vốn, điều quan trọng là bạn gây dựng được thương hiệu cá nhân của mình sao cho nhiều người biết đến dịch vụ cho thuê xe chở hàng của bạn.
Với cách kinh doanh này bạn có thể cho khách thuê xe theo số lượng km đi (tính theo công-tơ-mét) hoặc theo ngày và thu tiền theo ngày hoặc tháng. Đây cũng là một cách khởi nghiệp khá mới mẻ nhưng có khả năng thành công cao tại nông thôn.
2. Mở xưởng sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Không cần phải đặt xưởng tại khu vực đông dân cư, điều quan trọng là bạn tìm được đầu ra, có hợp đồng tiêu thụ với khách hàng tại các thành phố lớn, thế giới. Điều này cần bạn phải năng động và vận dụng những kỹ năng, kiến thức đã học được khi làm ông chủ.
Điểm nhấn trong cách khởi nghiệp này là sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi mà toàn xã hội và thế giới đang có xu hướng cắt giảm điện năng, dầu khí… Bởi thế xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm tốt thì sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể chinh phục thị trường trong nước cũng như thế giới.
Điều kiện thực hiện kinh doanh sản phẩm này tương đối cao về nhân công, dây truyền, giấy phép, vì vậy nếu quyết định phát triển bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
3. Xưởng chế xuất các sản phẩm từ đậu tương
Mọi người vẫn thường nghĩ sản phẩm chính của đậu tương là đậu phụ, nhưng đậu tương còn có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác: Phô mai, bánh từ bã đậu, tinh dầu đậu nành, sữa đậu nành…
Với ý tưởng khởi nghiệp này bạn cần đầu tư mặt bằng khoảng 30-40m2, dự tính số vốn dùng mua máy móc chế xuất và nguyên liệu ban đầu khoảng hơn 100 triệu đồng.
Về tương lai của loại hình đầu tư này là rất lớn. Đậu nành không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước phát triển phương tây hơn chúng ta 100 năm vẫn coi thực phẩm được làm từ đậu tương là những đồ ăn không thể thiếu, do vậy bạn có thể yên tâm để đầu tư.
4. Dịch vụ du lịch, ngắm cảnh, ăn uống tại vườn rau, cây trái
Nếu bạn đã từng biết đến vườn đào Nhật Tân tại khu bãi đá Sông Hồng (Hà Nội) hoặc các nhà vườn trong miền Tây sông nước, Nam Bộ; vườn dâu tây Đà Lạt… với dịch vụ cho không gian để thư giãn, nghỉ ngơi, ăn trái cây tại vườn, mua rau sạch, quả sạch tại vườn thì cách đầu tư này chính là sự phát triển theo mô hình đó.
Để làm tốt ý tưởng này bạn cần chọn được địa điểm gần giao lộ, nơi có nhiều người thường ghé qua hoặc gần các khu du lịch lớn để họ tiện đường rẽ qua, đặc biệt là môi trường xung quanh phải xanh sạch và tự nhiên.
5. Trồng các loại hoa sống trong nước
Cần xác định người mua hoa của mình là những người tại khu vực thị trấn, thành phố, khi chọn loại hoa để trồng bạn chỉ nên lấy giống loài thích hợp với không khí, thời tiết tại mùa đó trong năm.
Các loại hoa được trồng trong nước hiện nay rất được nhiều người ưa chuộng, thời tiết không khí ô nhiễm từng ngày là lý nhiều người muốn có không gian xanh tự nhiên, nhu cầu có một bình hoa sống trong nước treo tại phòng khách hoặc để trang trí phòng làm việc của mọi người tăng cao.
6. Nuôi cá trong bể
Tại các vùng Nam bộ hay vùng ven biển đây là loại hình khá phát triển, tuy nhiên ngày nay các vùng nông thôn thường bị thu hồi đất để xây dựng các công trình xây dựng, khu công nghiệp, do vậy diện tích đất chăn nuôi cũng giảm đi, do vậy hoạt động chăn nuôi cá trong bể cũng không nhiều so với trước đây. Do vậy việc bạn quy hoạch một thửa ruộng và xây các bể cá nhỏ cũng là một xu hướng kinh doanh không tồi.
7. Mở khu mổ xẻ thịt và kho đông lạnh
Gợi ý đơn giản nhất trong ý tưởng này là mở xưởng giết mổ lợn, giá thành thịt lợn hơi không đắt, song khi được mổ và bán ra thị trường bạn có thể thu lãi tới 1/3 hay 50% giá trị con lợn hơi.
Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống, thịt lợn chiếm tới 60-70% lượng thực phẩm tiêu thụ của người dùng. Tương lai của dự định đầu tư này rất khả quan.
Kho đông lạnh được sử dụng khi giá thương phẩm của thịt lợn trên thị trường đầu ra giảm đột ngột, một lượng lớn thịt lợn đã mổ tồn kho, bạn phải tích trữ và bảo quản. Kho đông lạnh phát huy tác dụng cho đến khi thương phẩm có thể bán lại mà không bị lỗ.
8. Mở một quán ăn nhỏ
Ý tưởng mở một quán ăn không còn mới mẻ nhưng mở một quán ăn tại vùng quê lại là cách kinh doanh khá thú vị và hấp dẫn.
Trong ý tưởng này, quán ăn không chỉ kinh doanh những đồ ăn sáng hoặc trưa nhất định, bạn hãy làm thật nhiều món theo các buổi thời gian khác nhau trong ngày, ví dụ: Vào buổi sáng có thể bán cháo, bún hoặc bánh bao, xôi… tuy nhiên khi đến trưa hãy bán thịt gà chặt miếng, thịt chó, thịt nướng và tối bán lòng lợn, giò chả… Làm như vậy quán ăn luôn nhộn nhịp khách đồng thời tăng doanh thu nhiều hơn, khách hàng ở quê đông và nhu cầu hàng ngày luôn lớn.
9. Mở một xưởng làm bún
Bún được làm từ gạo, bạn hãy mua một vài dụng cụ và máy móc. Bún được làm ra có thể bán vào sáng sớm hoặc giao cho những cửa hàng kinh doanh đồ ăn cần bún. Nếu xung quanh khu nhà bạn chưa có ai kinh doanh mặt hàng này thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư mở xưởng làm bún.
10. Mở một nhà trông trẻ tư
Con cái tại nông thôn hiện nay cũng được các bậc cha mẹ quan tâm hơn, nếu bạn có một không gian rộng, khu công viên sạch sẽ hoặc những đồ chơi thông minh, mới mẻ… các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể gửi con tại nhà bạn thay vì cho chúng tới cơ sở đào tạo công lập.
Tuy nhiên để làm tốt ý tưởng kinh doanh nhà trẻ tư bạn cần đầu tư và thay mới các bài học, chương trình luyện tập thường xuyên, mở các hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút và lôi cuốn con trẻ hơn.
11. Nuôi bò thịt
Giống các nước phát triển phương Tây, thịt bò đang dần thay thế thịt lợn do nguồn dinh dưỡng và chất đạm nhiều hơn. Do vậy nuôi bò thịt trở thành một cách khởi nghiệp rất bền vững.
Lý do chọn bò thịt cũng là do giá thành loại thực phẩm này khá cao trên thị trường, nhờ vậy lợi nhuận thu về cũng lớn hơn. Bạn có thể đầu tư tiền mua bò về nuôi và mở rộng dần, tìm thị trường đầu ra cho mình.
12. Kinh doanh ở nông thôn bằng cách nuôi con lừa hoặc dê
Lừa và Dê là những loại thực phẩm mới trên thị trường hiện nay, đặc biệt chúng có giá bán rất cao, hơn nữa thịt lừa còn có khả năng chữa một số bệnh, do vậy việc nuôi lừa hoặc dê thịt rất có tiềm năm phát triển. Hãy quảng cáo tác dụng của các loại thịt mới mẻ này để thu hút người dân đến mua.
13. Đầu tư ở nông thôn bằng cách nuôi lợn
Thịt lợn không có giá trị cao so với thịt bò hay cừu và dê tuy nhiên nuôi lợn thịt bán lại là ý tưởng rất tốt, đây không chỉ là cách đầu tư kinh doanh tại quê được mà ở thành phố cũng phát triển rất mạnh. Thịt lợn chiếm tới 70% lượng thực phẩm tiêu dùng do vậy chăn nuôi lợn thịt bạn có thể thu lợi theo số lượng. Số lượng càng nhiều lợi nhuận càng được nhân lên bấy nhiêu.
Rất nhiều trang trại nuôi lợn đã thu bạc tỷ sau mỗi một lứa xuất chuồng, do đó nếu có diện tích rộng, có kinh nghiệm nuôi lợn, đầu tư trang trại, bạn có thể nuôi lợn để bán đi lấy lãi.
14. Làm giàu từ mô hình trồng nấm
Nấm là mặt hàng được yêu thích nhưng khá đắt đỏ trên thị trường. Bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ trên dưới 20 triệu đồng. Trồng nấm thu thành phẩm khá nhanh, chỉ tầm 3 – 5 tháng. Bạn có thể mở rộng kinh doanh với nhiều loại nấm khác nhau, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch trong khu vực, trong nước và có tiềm năng xuất khẩu.
15. Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày 1 cao, đây chính là cơ hội bạn có thể nắm bắt.
Để có thể kinh doanh bạn có thể tìm hiểu những nơi họ đã làm để tham khảo xem nguyên liệu thành phần gì cho từng loại gia súc gia cầm. Cần phải có công thức chính xác, phù hợp với độ tuổi con vật để sản xuất.
Bên cạnh đó bạn cũng phải chuẩn bị máy móc sản xuất như dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi, máy nghiền siêu mịn, máy nghiền búa, gầu tải, máy trộn đứng, máy ép viên, máy trộn….
nguồn sưu tầm
Th210