
Đặc sắc sầu riêng Khánh Sơn ” Cơm vàng, hạt lép, lại chín ‘lệch pha’ vùng miền “
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
KHÁNH HÒA Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng khá đặc biệt, đã tạo nên sầu riêng Khánh Sơn có múi to, cơm vàng, hạt lép, vị ngọt thanh, đặc biệt chín ‘lệch pha’ so với vùng miền khác.
Chất lượng đặc biệt, chín “lệch pha” vùng khác
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 100km về phía tây nam. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung nên khí hậu ở Khánh Sơn đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, ôn hòa.
Thêm vào đó, thổ nhưỡng ở đây với đặc thù đất đỏ bazan chiếm trên 71%, đất phù sa chiếm gần 5%, độ pH từ 5 – 6, độ phì khá, cùng với đó các khoáng chất trung vi lượng sẵn có trong đất nên rất thích hợp trồng nhiều loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh.
Sầu riêng Khánh Sơn có múi to, thơm béo, vị ngọt thanh, cơm vàng, hạt lép. Ảnh: Kim Sơ
Đặc biệt, cây sầu riêng giống Monthong được trồng ở Khánh Sơn cho năng suất, chất lượng cao, với trọng lượng trung bình 4 – 5kg/trái, cá biệt có nhiều trái đạt từ 7 – 8kg. Theo người tiêu dùng cũng như thương lái đánh giá, sầu riêng Khánh Sơn ngon hơn hẳn sầu riêng ở nhiều vùng khác, không chỉ múi to, thơm béo, có vị ngọt thanh mà còn có cơm vàng, hạt lép, tỷ lệ trọng lượng cơm lên đến 30 – 40%/quả.
Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn cho biết, sầu riêng Khánh Sơn có chất lượng đặc sắc, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu cơm vàng hạt lép từ tháng 3/2011. Sở dĩ sầu riêng nơi đây có chất lượng vượt trội bởi nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (8 – 9 độ C). Đây là điều kiện giúp quá trình tích lũy chất khô trong quả sầu riêng được tăng cường.
Mặt khác, sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế là ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh, xung đột về thị trường tiêu thụ. Theo bà con nông dân ở huyện Khánh Sơn, mùa sầu riêng nơi đây bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 8. Tức là sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch muộn hơn sầu riêng miền Tây và Đông Nam bộ tầm 1-2 tháng và sớm hơn Tây Nguyên 1 tháng. Do đó, khi đến mùa thu hoạch, thương lái các vùng miền đổ về thu mua sầu riêng, đưa đi tiêu thụ khắp nơi.
Trước đây, sầu riêng Khánh Sơn được một người dân trồng từ những cây sầu riêng hạt. Không ngờ, cây sầu riêngsinh trưởng và phát triển tốt. Đến năm 1999, sau khi nghiên cứu các yếu tố khí hậu, chất đất địa phương và đặc tính của cây sầu riêng, huyện Khánh Sơn đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa các giống sầu riêng như Ri6, Chín Hóa, Monthong về sản xuất thử nghiệm trên diện tích khoảng 10ha.
Đến nay, diện tích sầu riêng Khánh Sơn đạt khoảng 2.500ha, chủ yếu giống Monthong và một ít giống như Chín Hóa, Ri6. Trong đó, hiện khoảng 1.200ha đang trong thời kỳ kinh doanh, với sản lượng 15.000 tấn.
Đặc biệt, cây sầu riêng giống Monthong được trồng ở Khánh Sơn cho năng suất, chất lượng cao, với trọng lượng trung bình 4 – 5kg/trái, cá biệt có nhiều trái đạt từ 7 – 8kg. Theo người tiêu dùng cũng như thương lái đánh giá, sầu riêng Khánh Sơn ngon hơn hẳn sầu riêng ở nhiều vùng khác, không chỉ múi to, thơm béo, có vị ngọt thanh mà còn có cơm vàng, hạt lép, tỷ lệ trọng lượng cơm lên đến 30 – 40%/quả.
Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn cho biết, sầu riêng Khánh Sơn có chất lượng đặc sắc, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu cơm vàng hạt lép từ tháng 3/2011. Sở dĩ sầu riêng nơi đây có chất lượng vượt trội bởi nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (8 – 9 độ C). Đây là điều kiện giúp quá trình tích lũy chất khô trong quả sầu riêng được tăng cường.
Mặt khác, sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế là ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh, xung đột về thị trường tiêu thụ. Theo bà con nông dân ở huyện Khánh Sơn, mùa sầu riêng nơi đây bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 8. Tức là sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch muộn hơn sầu riêng miền Tây và Đông Nam bộ tầm 1-2 tháng và sớm hơn Tây Nguyên 1 tháng. Do đó, khi đến mùa thu hoạch, thương lái các vùng miền đổ về thu mua sầu riêng, đưa đi tiêu thụ khắp nơi.
Trước đây, sầu riêng Khánh Sơn được một người dân trồng từ những cây sầu riêng hạt. Không ngờ, cây sầu riêngsinh trưởng và phát triển tốt. Đến năm 1999, sau khi nghiên cứu các yếu tố khí hậu, chất đất địa phương và đặc tính của cây sầu riêng, huyện Khánh Sơn đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa các giống sầu riêng như Ri6, Chín Hóa, Monthong về sản xuất thử nghiệm trên diện tích khoảng 10ha.
Đến nay, diện tích sầu riêng Khánh Sơn đạt khoảng 2.500ha, chủ yếu giống Monthong và một ít giống như Chín Hóa, Ri6. Trong đó, hiện khoảng 1.200ha đang trong thời kỳ kinh doanh, với sản lượng 15.000 tấn.
Sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh thị trường tiêu thụ. Ảnh: Kim Sơ
Đến năm 2008, huyện Khánh Sơn đã hỗ trợ cấp giống, vật tư, phân bón cho bà con nông dân với diện tích gần 500ha, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón, hệ thống tưới cho những hộ dân chuyển đổi những giống cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng.
Dự kiến thu 1.000 tỷ đồng từ sầu riêng
Những ngày cuối tháng 8, người dân huyện Khánh Sơn đang tất bật thu hoạch sầu riêng đợt cuối. Năm nay nhuận tháng 2 âm lịch, cùng với thời tiết có sự bất thường nên sầu riêng Khánh Sơn ra hoa 2 đợt và muộn hơn mọi năm.
Trước đó, vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7, một số ít diện tích sầu riêng chín sớm ở các xã phía tây của huyện này gồm Sơn Lâm, Thành Sơn, Sơn Bình đã được bà con cơ bản thu hoạch xong, bán với giá trung bình từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 8, lứa sầu riêng chính vụ mới bắt đầu bước vào thu hoạch rộ.
Vườn sầu riêng của ông Lương Thanh Sơn có diện tích 0,8ha, năm nay lãi gần 600 triệu đồng. Ảnh: Kim Sơ
Tuy nhiên theo bà con nông dân, trước thời gian thu hoạch khoảng 2 tuần, vùng sầu riêng Khánh Sơn đã nhộn nhịp, thương lái khắp nơi, có cả thương lái Trung Quốc đổ về dạo các vườn sầu riêng trên địa bàn đặt cọc thu mua rất nhiều, đẩy giá sầu riêng tăng cao.
Ông Lương Thanh Sơn, một người trồng sầu riêng ở tổ dân phố Hạp Thịnh, thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) cho biết, chưa năm nào người trồng sầu riêng Khánh Sơn vui mừng như năm nay, khi sản lượng, giá bán lập đỉnh lịch sử.
Theo đó, tùy theo vườn sầu riêng cho trái đẹp hay xấu, thương lái đặt cọc thu mua xô với giá khác nhau, trung bình khoảng 55.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri6 và từ 70.000 – 80.000 đồng/kg đối với sầu riêng Monthong. Trong khi mọi năm sầu riêng Ri6 chỉ dao động từ 35.0000 – 42.000 đồng/kg, còn Monthong năm ngoái có giá cao nhất cũng chỉ dao động từ 52.000 – 53.000 đồng/kg.
Với giá này, theo ông Sơn, hầu hết bà con thu hoạch sẽ có mức lãi cao bởi năng suất sầu riêng năm nay bằng như mọi năm, trung bình từ 15 – 20 tấn/ha đối với cây từ 6 – 7 năm tuổi trở lên. “Với chi phí đầu tư 1ha khoảng 300 triệu đồng, nông dân thu hoạch sầu riêng sẽ lãi tiền tỷ”, ông Sơn khẳng định.
Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Nhã ở thôn Cô Lắc, xã Sơn Bình có gần 2ha sầu riêng chủ yếu là giống Monthong, vụ này cho thu hoạch với sản lượng hơn 35 tấn. Chi Nhã phấn khởi cho biết, lứa sầu riêng đầu vụ, chị thu hoạch 15 tấn bán với giá 60 nghìn đồng/kg, còn đợt 2 thu hoạch 20 tấn bán với giá 72 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 1,5 tỷ đồng.
Sầu riêng Khánh Sơn đang thu hoạch cuối vụ, nhưng giá sầu riêng mua xô vẫn giữ mức ổn định từ 70 – 80 nghìn đồng/kg. Ảnh: Kim Sơ
Việc giá sầu riêng năm nay được thu mua cao nhất từ trước đến nay, theo bà con nông dân, đó là nhờ hiện nay nhiều vùng trồng sầu riêng ở Khánh Sơn đã có mã số vùng trồng nên các thương lái, có cả thương lái Trung Quốc đổ về lùng mua, chốt giá và đợi ngày thu hoạch để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay sầu riêng Khánh Sơn đang thu hoạch cuối vụ, song theo ghi nhận, giá sầu riêng mua xô vẫn giữ mức ổn định từ 70.000 – 80.000 đồng/kg đối với giống Mongthong (tùy vườn). Ông Nguyễn Quốc Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, đây là vụ sầu riêng bội thu của bà con Khánh Sơn. Ngành nông nghiệp huyện ước doanh thu từ sầu riêng năm nay sẽ khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ông Bo Bo Khá, Tổ trưởng tổ dân phố Hạp Thịnh, thị trấn Tô Hạp cho biết, trước đây bà con ở huyện Khánh Sơn không mặn mà lắm với cây sầu riêng. Bởi vì sầu riêng khi chín có mùi khó ngửi, không ai muốn ăn. Dần dần sau này bà con ai cũng biết ăn và bây giờ thấy sầu riêng là thèm. Từ khi chuyển sang trồng cây sầu riêng, cuộc sống của bà con ở đây có sự đổi thay rõ rệt. Đặc biệt, năm nay bà con được mùa sầu riêng, cộng thêm được giá nên có tiền để xây nhà, sắm sửa cho gia đình.
Th905

Quản lý chặt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu
Nguồn tin: Báo Cần Thơ
Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra yêu cầu về việc nông sản từ các nước khi muốn xuất khẩu vào nước họ phải có mã số vùng trồng (MSVT) và mã số cơ sở đóng gói (MSCSÐG). Ðể duy trì và mở rộng được thị trường xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, bên cạnh phát triển thêm các MSVT và MSCSÐG, đòi hỏi nước ta phải quản lý chặt các mã số đã cấp. Qua đó, đảm bảo đáp ứng về sản lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh và các yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV), truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Sầu riêng được trồng tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.
Đã có nhiều MSVT và MSCSĐG
Thời gian qua, nông dân và các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu nông sản đã xây dựng vùng trồng, quản lý việc sản xuất, sơ chế đóng gói sản phẩm và duy trì các điều kiện sản xuất theo quy định để có MSVT và MSCSÐG đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề tích cực phối hợp, liên kết với nông dân và các bên có liên quan để xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu. Ðồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan quản lý để hỗ trợ, tập huấn cho nông dân về vấn đề mã số.
Ðến nay, cả nước đã có 6.883 MSVT và 1.588 MSCSÐG phục vụ xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc. Xoài, thanh long, nhãn, sầu riêng và lúa là những loại cây trồng có nhiều MSVT nhất. ÐBSCL là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Hiện toàn vùng được cấp 3.975 MSVT, chiếm 57,7% và có 626 MSCSÐG, chiếm 39,4% trên tổng số MSCSÐG của cả nước…
Tuy nhiên, hiện công tác cấp, quản lý MSVT và MSCSÐG vẫn còn gặp các khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Ðáng chú ý, việc xây dựng mã số tại nhiều địa phương còn chậm và gặp khó về nguồn nhân lực và vật lực trong thực hiện hỗ trợ xây dựng và quản lý mã số. Nhiều người sản xuất còn thiếu thông tin và chưa có ý thức cao về việc quản lý, bảo vệ mã số mà mới chú trọng khâu xây dựng mới mã số… Theo Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), gần đây Cục liên tục nhận được thông báo của nước nhập khẩu liên quan đến việc không tuân thủ các yêu cầu về KDTV đối với các sản phẩm (chuối, xoài, sầu riêng, mít, thanh long, nhãn… xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc) và có dư lượng hóa chất vượt quá quy định (sầu riêng, chôm chôm, ớt xuất khẩu sang Ðức, Pháp, Tây Ban Nha hay ớt đông lạnh xuất sang Hàn Quốc). Các thông báo này cũng yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các đối tượng KDTV và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu.
Siết chặt quản lý
Nhằm đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp để quản lý tốt MSVT và MSCSÐG, Bộ NN&PTNT vừa tổ chức hội nghị tăng cường quản lý nhà nước về MSVT và cơ sở đóng gói được tổ chức trực tiếp tại tỉnh Lạng Sơn và kết nối với nhiều điểm cầu trực tuyến trong cả nước. Tại hội nghị này, nhiều đại biểu đã nhìn nhận, công tác xây dựng và phát triển MSVT và MSCSÐG đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp phát triển xuất khẩu chính ngạch nhiều loại nông sản sang các nước. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm soát các mã số chưa được người dân, doanh nghiệp và ngành chức năng tại nhiều địa phương quan tâm chưa đúng mức, đặc biệt khâu kiểm soát tại gốc từ vùng trồng, cơ sở đóng gói. Từ đó, đã xảy ra tình trạng các vi phạm về KDTV và an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là đối với các lô hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – một thị trường rất quan trọng.
Nhiều đại biểu kiến nghị, tới đây các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong công tác cấp phát mã số và kiểm tra, giám sát sau cấp. Ðảm bảo duy trì điều kiện của các vùng trồng và cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu các thị trường xuất khẩu. Theo ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ðồng Nai, để thực hiện tốt công tác quản lý trong điều kiện thiếu nhân lực, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin. Kịp thời có các chế tài và biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm và tổ chức tốt việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Qua đó, nâng cao nhận thức và hành vi của người dân, tránh tình trạng gian lận trong sử dụng mã số, cũng như việc tuân thủ đúng quy định về ghi chép nhật ký sản xuất, về đảm bảo các thông tin KDTV… tại những nơi đã được cấp mã số. Theo bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, qua công tác tham gia phối hợp nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương trong xây dựng MSVT, doanh nghiệp nhận thấy ngoài việc hạn chế về nguồn nhân lực, thì việc tuyên truyền vận động nông dân trong tuân thủ tốt các quy định vẫn còn gặp khó. Trong khi việc xây dựng MSVT là vấn đề căn cơ đầu tiên để doanh nghiệp làm tốt MSCSÐG và có sản phẩm chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính rất mong ngành chức năng sớm đưa việc xây dựng, quản lý MSVT vào các quy định chung của quốc gia và có chế tài để nông dân, doanh nghiệp tuân thủ nghiêm, chứ không phải chỉ khuyến khích. Quan tâm hướng tới ngành nông nghiệp minh bạch, kịp thời cập nhật các MSVT, MSCSÐG vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, Bộ ghi nhận các giải pháp, kiến nghị của đại biểu và sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là Cục Bảo vệ thực vật tiếp thu các ý kiến nhằm có những định hướng, giải pháp để triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý MSVT và MSCSÐG, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và phát triển nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Thứ trưởng Hoàng Trung đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan chuyên môn tại địa phương cần tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng mã số và tăng cường giám sát, quản lý. Có kế hoạch giám sát chặt chẽ và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp duy trì các điều kiện của mã số đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Trong đó, Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và để được các nước nhập khẩu cấp thêm các mã số mới cho hàng nông sản Việt Nam. Cần chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng. Phát hiện, xử lý và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận KDTV cho các lô hàng không tuân thủ…
Th603

Vườn sầu riêng OCOP trên đất Lộc Phú
Nguồn tin: báo Lâm Đồng
Làm nông nghiệp quy mô lớn, với giống chuẩn, quy trình canh tác chuẩn, cho ra những sản phẩm có chất lượng đồng đều đang là hướng đi của nhiều nông dân vùng sâu. Và, một nông hộ đang canh tác sầu riêng – giống cây ăn trái khó tính với quy mô lớn, hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP.
Anh Nguyễn Ngọc Chương bên cây sầu riêng đang nở hoa
Anh Nguyễn Ngọc Chương, Thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm đang dạo thăm vườn sầu riêng đang ra hoa và bắt đầu kết trái non. Đất Lộc Phú vốn là đất chè, đất cà phê, bà con quen với hai loại cây phổ biến này từ nhiều năm. Thời gian gần đây, nông dân Lộc Phú bắt đầu trồng một số loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng. Với gia đình anh Chương, vườn sầu riêng của gia đình có thể coi là một khởi đầu thành công.
Anh Nguyễn Ngọc Chương kể lại, năm 2017, anh quyết tâm cải tạo lại mảnh đất 6 ha trồng cà phê già cỗi của gia đình. Suy tính kỹ càng, đi tham quan, học hỏi nhiều mô hình trồng cây quanh khu vực cũng như các địa phương khác, anh Chương quyết định trục hết gốc cà phê, xuống giống trồng sầu riêng. Anh Chương xác định, đã trồng sầu riêng với quy mô lớn thì cần phải có kế hoạch canh tác khoa học ngay từ ban đầu. Bởi vậy, anh đào hố, xuống giống đồng loạt 1.200 cây sầu riêng giống Monthon từ đơn vị cung cấp giống uy tín. Đồng thời, anh áp dụng một quy trình trồng chuẩn trên toàn vườn. Anh Chương chia sẻ: “Yêu cầu của thị trường khi nông dân cung ứng số lượng lớn là chất lượng phải đồng đều, không chênh lệch. Vì vậy, tôi áp dụng quy trình canh tác đồng loạt trong vườn, đảm bảo cây lớn đều, độ cao đều và cho trái đều, đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng”. Kết quả cho thấy, trên 1.000 gốc sầu riêng phát triển rất đều, chiều cao, cành, gốc đều đạt.
Để đạt kết quả tốt, vườn sầu riêng của gia đình anh Nguyễn Ngọc Chương được đảm bảo một chế độ chăm sóc đúng quy trình. Cây trồng đảm bảo khoảng cách 6 x 10 m, khi cây cao 4 m là “cấm” ngọn, giúp cây phát triển các cành ngang. Anh Chương làm chồi thường xuyên, tránh để cây mọc cao, vọt ngọn, năng suất vừa thấp, vừa khó thu hoạch. Toàn vườn để cỏ mọc, chỉ làm cỏ bằng cách dùng máy phát cỏ sát đất, vun vào gốc sầu riêng để giữ ẩm. Anh Chương chia sẻ: “Trồng sầu riêng phải chú ý tới bộ rễ, chăm rễ tốt thì bộ lá xanh, cây khỏe, ít bệnh. Như cây sầu riêng rất ưa phân hữu cơ, cần cung cấp một lượng phân hữu cơ lớn. Đồng thời, chú ý tới con nhện đỏ hút chích gây rụng lá. Ngoài ra, vào mùa cần dưỡng hoa, xử lý nấm thật kỹ là đảm bảo có thu hoạch tốt”.
Năm 2022, lúc vườn sầu riêng ở năm thứ 5, anh Nguyễn Ngọc Chương mới để cây ra trái bói với sản lượng 1 – 2 trái/cây. Những năm trước, khi sầu riêng ra hoa, anh đều ngắt sạch, đảm bảo cây duy trì dinh dưỡng để sinh trưởng. Vụ đầu tiên, anh thu được 30 tấn trái, giá 35 ngàn đồng/kg và thương lái vào tận vườn để thu hoạch. Vụ sầu riêng năm 2023, anh cho biết cây ra hoa rất đều, đẹp, anh dự tính thu khoảng 9 – 10 kg/gốc, tổng sản lượng khoảng 100 tấn. Mỗi cây, anh sẽ để trung bình 3 – 4 trái, đây là lượng trái rất ít, đảm bảo cây sung, khỏe. Theo anh Chương, cây sầu riêng càng nhiều tuổi, năng suất càng cao và vỏ trái càng mỏng, thịt thơm, ngọt. Những năm về sau, anh sẽ tăng dần năng suất lên theo mức độ trưởng thành của cây.
Định hướng trồng sầu riêng theo mô hình quy mô lớn, trồng cây bền vững, anh Nguyễn Ngọc Chương xác định sản phẩm sầu riêng của vườn là sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Theo anh Chương, cây sầu riêng trồng tại Lộc Phú có ưu điểm là ra hoa chậm, kết quả trễ và chín muộn. Hiện tại, khi nhiều vùng đã cho trái rộ thì Lộc Phú cây mới ra hoa, kết trái non. Trái sầu riêng sẽ chín vào khoảng giữa tháng 8 âm lịch, vào dịp Trung thu. Khi ấy, hầu hết các địa phương khác đã thu hoạch xong, đang chăm để chuẩn bị ra hoa vụ mới. Tuy nhiên, anh Chương cũng khuyến cáo bà con: “Một cây sầu riêng từ khi xuống giống tới khi ra trái bói, chi phí phải xấp xỉ 2 triệu đồng, một số tiền không nhỏ. Vì vậy, khi trồng sầu riêng, bà con cần chú ý chọn giống chuẩn, chăm sóc đúng kỹ thuật mới không gặp rủi ro”.
Ông Bùi Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Phú đánh giá, vườn sầu riêng của gia đình anh Nguyễn Ngọc Chương là vườn có quy mô lớn đầu tiên trong xã. Vườn được trồng bài bản, đầu tư đầy đủ và quy trình canh tác chuẩn, với sự tư vấn của các cán bộ nông nghiệp. Anh Nguyễn Ngọc Chương cũng đang phối hợp với xã Lộc Phú để xây dựng sản phẩm sầu riêng trở thành sản phẩm OCOP, góp phần xây dựng thương hiệu trái cây cho xã vùng xa của mảnh đất Bảo Lâm.
Th523

Sầu riêng trúng mùa, trúng giá, nông dân lãi tiền tỷ dễ như chơi
Nguồn tin: báo nông nghiệp
CẦN THƠ Vụ sầu riêng 2023, nông dân Cần Thơ phấn khởi khi giá bán tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, năng suất cao, chất lượng trái được đánh giá tròn và đẹp.
Nông dân huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) tất bật thu hoạch vụ sầu riêng. Ảnh: Kim Anh
Những ngày này, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đang tất bật vào vụ thu hoạch sầu riêng. Đi dọc các tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Tân Thới, huyện Phong Điền, xe tải của các thương lái từ các nơi đổ về đây tấp nập để thu mua và vận chuyển sầu riêng đi tiêu thụ.
Một thương lái ở tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu vụ sầu riêng 2023 đến nay, anh đã thu mua khoảng 5 chuyến hàng sầu riêng từ Phong Điền, trung bình mỗi chuyến xe trên 10 tấn sầu riêng.
Vị thương lái này đánh giá, hiện nay nhu cầu thu mua sầu riêng xuất khẩu tăng cao. Hơn nữa, các vườn sầu riêng ở Phong Điền năm nay được đánh giá cho trái đẹp, tròn, cơm vàng hơn và ít sâu bệnh, vì thế rất hút hàng.
Ông Trương Văn Hoa, nông dân có thâm niên trên 20 năm trong nghề trồng sầu riêng ở xã Tân Thới (huyện Phong Điền) phấn khởi cho hay, vụ sầu riêng 2023 nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân chịu tập trung đầu tư, đặc biệt là sức mua của thị trường tốt, nhờ đó sầu riêng phát triển tốt, giá cả ổn định và có chiều hướng tăng cao so với năm trước. Hiện giá sầu riêng đang cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10 nghìn đồng/kg, dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg, tùy chất lượng trái.
Vụ sầu riêng 2023, nông dân TP Cần Thơ rất phấn khởi khi sầu riêng cho trái to, đẹp, năng suất cao. Ảnh: Kim Anh.
Đã qua 4 mùa vụ thu hoạch trái, ông Hoa đánh giá, vụ sầu riêng 2023 được xem là trúng mùa, bán được giá tốt, sầu riêng cho trái to, đẹp.
Ông Hoa đầu tư trồng 100 gốc sầu riêng trên quy mô 5 công đất (công 1.000m2), ước thu hoạch được khoảng 8 – 10 tấn, tăng cao so với mọi năm.
Anh Huỳnh Nhật Khánh ở xã Tân Thới rất phấn khởi khi 50% diện tích vườn sầu riêng của ông đã được thu hoạch và cho năng suất khá cao. Anh Khánh cho biết đầu vụ, giá sầu riêng có lúc rất cao, lên tới gần 100 nghìn đồng/kg. Tính toán chung cả vụ sầu riêng 2023, trên quy mô khoảng 2ha, anh Khánh trồng khoảng 480 cây sầu riêng, trung bình mỗi cây anh thu lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng, tổng lợi nhuận gia đình thu về trên 1,9 tỷ đồng.
“Vụ sầu riêng năm nay trúng mùa, bán được giá tốt, thương lái ở tỉnh Tiền Giang tìm về mua rất nhiều. Hơn nữa, năng suất trúng gấp đôi năm rồi, nông dân ở đây quá phấn khởi”, anh Khánh vui mừng chia sẻ.
Hiện giá sầu riêng tại TP Cần Thơ dao động từ 55.000 – 60.000 đồng/kg, tùy chất lượng trái, cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.
Một mùa vụ sầu riêng thuận lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho bà con nông dân trồng sầu riêng ở TP Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, theo nông dân Huỳnh Nhật Khánh, hiện nay việc thực hiện liên kết giữa nhà vườn với các hợp tác xã và doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Một phần do tâm lý sợ khó khăn trong việc thỏa thuận giá cả nên bà con vẫn muốn giữ cách mua bán truyền thống thông qua thương lái có nhu cầu. Một phần nông dân trong vùng chưa nắm được cách thức tham gia liên kết cũng như định hướng phát triển xa hơn đối với mặt hàng sầu riêng.
Thương lái ở khắp nơi đổ về huyện Phong Điền, TP Cần Thơ thu mua, vận chuyển sầu riêng đi tiêu thụ. Ảnh: Kim Anh.
“Thời gian tới, tôi mong việc liên kết giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp trong việc xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc sẽ trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo cho cây sầu riêng có điều kiện phát triển bền vững và ggắn bó lâu dài với bà con”, nông dân Trương Văn Hoa, người có thâm niên trên 20 năm trong nghề trồng sầu riêng ở xã Tân Thới (huyện Phong Điền) mong muốn.
Th515

Người trồng sầu riêng thiệt hại nặng vì giông lốc
Nguồn tin: báo Nông Nghiệp
BÌNH THUẬN Mưa lớn kèm giông, sét và gió lốc xoáy giật mạnh đã khiến hàng trăm cây sầu riêng bị đổ ngã, gãy hoàn toàn và hơn 120ha sầu riêng bị rụng trái non.
Ngày 9/5, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, mưa lớn, kèm giông, sét và gió lốc giật mạnh xảy ra vào ngày 7/5 trên địa bàn các xã Đa Kai, Sùng Nhơn và thị trấn Đức Tài (huyện Đức Linh) đã khiến nhiều diện tích sầu riêng bị thiệt hại.
Sầu riêng bị rụng đầy gốc do mưa lớn, gió lốc gây ra. Ảnh: KH.
Cụ thể, hơn 300 cây sầu riêng từ 5 – 15 năm tuổi bị đổ ngã, gãy hoàn toàn. Bên cạnh đó, hơn 500 cây khác bị gãy ngọn, cành và hơn 120ha cây bị rụng trái non ở thôn 10, xã Đa Kai. Riêng thiệt hại về sản lượng sầu riêng ước khoảng 1.000 tấn với thiệt hại ước trên 60 tỷ đồng.
Ngoài sầu riêng, khoảng 25ha khoai lang đang chuẩn bị thu hoạch tại thôn 2, xã Sùng Nhơn bị ngập nước, uớc thiệt hại trên 1,7 tỷ đồng. Về nhà ở, có 2 nhà bị hư hỏng nặng tại thị trấn Đức Tài.
Theo thống kế ban đầu, hơn 120ha cây sầu riêng bị rụng trái non. Ảnh: KH.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đức Linh đã phối hợp với các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, ban điều hành thôn, khu phố thành lập đoàn tiến hành kiểm tra, đánh giá sơ bộ mức độ thiệt hại và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Cùng với đó, tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại…
Th321

Cần Thơ xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc
Nguồn tin: Báo Sài Gòn Giải Phóng
Ngày 17-3, tại TP Cần Thơ, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư sang Trung Quốc
Lô sầu riêng xuất khẩu 18 tấn, được trồng tại Cần Thơ. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xuất khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Ngọc Minh Lạng Sơn. Đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Logistic Pan Asia Thẩm Quyến (Trung Quốc).
Ông Trần Thiện Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sầu riêng Trường Phát (thuộc phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ), cho biết: HTX có diện tích 20ha, với 20 hộ tham gia, tuổi cây trung bình từ 5 đến 15 năm, giống sầu riêng Ri 6, ngoài ra còn trồng mới thêm khoảng 10ha. Hiện HTX đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được cấp 2 mã vùng trồng xuất sang thị trường Trung Quốc. HTX Trường Phát cũng đã thỏa thuận và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài với giá từ bằng đến cao hơn giá thị trường.
Ngành NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, thành phố hiện có gần 26.000ha đất trồng cây ăn quả. Trong đó, sầu riêng là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lợi nhuận hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng/ha. Thời gian qua, diện tích trồng sầu riêng tăng mạnh từ 537ha năm 2015 lên gần 3.000ha hiện nay, tập trung chủ yếu tại huyện Phong Điền, Thới Lai và quận Ô Môn.
Th317

Tiền Giang ra đề án tạo cú hích mới cho ‘tam nông’
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
Để tạo cú hích phát triển tam nông’ trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt ‘Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030’.
Những đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua giúp Tiền Giang có nhiều kinh nghiệm thay đổi mô hình phát triển. Nông nghiệp giờ đây là liên kết, là thu hút doanh nghiệp đầu tư nâng cao chuỗi giá trị, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển bền vững, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình…
Xây dựng chuỗi giá trị nhiều ngành hàng, mặt hàng
Tiền Giang đã có Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo chuỗi giá trị ngành hàng, ngành nông nghiệp tỉnh đã chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu, sản xuất hàng hóa có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đối với ngành hàng lúa gạo, diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía tây của tỉnh có diện tích khoảng 21.000ha, chiếm 39,7% diện tích trồng lúa của tỉnh, sản lượng trên 500 ngàn tấn/năm, chiếm 59,8% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh (tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy). Cơ cấu giống chủ yếu là những giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, OM 380, IR 4625…
Cây ăn trái toàn tỉnh Tiền Giang có gần 83 ngàn ha, trong đó cây sầu riêng được địa phương chú trọng và thực hiện cụ thể qua Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng vùng Đề án đạt 17.390ha, chiếm 89,6% diện tích sầu riêng toàn tỉnh, cho sản lượng trên 355,9 ngàn tấn/năm. Tiền Giang đã xây dựng, cấp mã số cho 4 vùng trồng sầu riêng.
Bên cạnh trái sầu riêng, tỉnh tập trung phát triển xoài cát Hòa Lộc nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Diện tích xoài cát Hòa Lộc hiện có trên 484ha, năng suất 21,6 tấn/ha, sản lượng trên 9,95 ngàn tấn, tập trung nhiều nhất tại huyện Cái Bè. Tỉnh đang thực hiện Dự án chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tiền Giang luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ngoài ra, Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1”. Đến cuối năm 2022, toàn vùng Đề án đã thực hiện chuyển đổi 2.926ha, đạt 129,96% so với mục tiêu đến năm 2025; trong đó, chuyển sang cây màu 368ha, chuyển sang cây ăn trái 2.297ha và nuôi trồng thủy sản 261ha.
Động lực từ Nghị quyết 26 về “tam nông”
Nhìn một cách tổng thể, những dấu mốc vừa qua của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang không chỉ phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng, mà còn cho thấy kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Tiền Giang đã tập trung thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng chính là một trong những nội dung cốt lõi để Tiền Giang triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26).
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, tỉnh luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Tiền Giang đã gặt hái rất nhiều thành công, tạo động lực rất lớn để vươn lên cùng cả nước.
Tiền Giang xác định giai đoạn 2022 – 2025 phát triển diện tích cây ăn trái khoảng 88.600ha, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có những chuyển dịch đáng kể, có bước phát triển khá và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cây ăn trái, gia cầm, bước đầu hình thành nhiều mô hình sản xuất chuyên canh, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Các ngành hàng chủ lực từng vùng bước đầu đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, dần đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước…
Để tạo cú hích phát triển “tam nông” trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt “Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”. Theo đó, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3 – 3,5%/năm, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29,7% GRDP của tỉnh vào năm 2025 và GRDP của tỉnh vào năm 2030 đạt từ 12,5 – 14,5%.
Tiền Giang đặt mục tiêu thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2025 tăng 1,6 – 1,8 lần so với cuối năm 2020 và năm 2030 tăng khoảng 1,6 lần so với năm 2025. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn dưới 1% vào năm 2025, đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8/8 huyện đạt nông thôn mới và 3/3 đô thị (thành phố, thị xã) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…
Th1118

Tiền Giang: Nâng sức cạnh tranh cho trái sầu riêng xuất khẩu
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng xuất khẩu lên 16.890 ha, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: Huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước và thị xã Cai Lậy. Trong đó, có trên 11.000 ha cho thu hoạch với năng suất bình quân trên 28 tấn/ha và sản lượng trên 312.000 tấn trái cung ứng thị trường trong và ngoài nước.
*Vùng chuyên canh sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn
Sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là nguồn nông sản hàng hóa giá trị xuất khẩu lớn, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Qua khảo sát, 70% – 80% sản lượng sầu riêng được xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Trong đó, có khoảng 20% sản phẩm được chế biến trước khi xuất khẩu. Với giá bán từ 60.000 đồng/kg trở lên, mỗi ha sầu riêng hiện cho lợi nhuận hàng tỷ đồng, cao nhất trong các loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh.
Toàn vùng hình thành được 15 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiểu mới, thu hút gần 16.000 thành viên đang tích cực phát huy vai trò tập hợp nông dân, liên kết sản xuất, giải quyết đầu vào và đầu ra cho nông sản hàng hóa. Qua đó, tạo việc làm cho khoảng 02 vạn lao động nông nghiệp địa bàn vùng kiểm soát lũ.
Hợp tác xã chuyên canh sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) đi đầu trong liên kết chuỗi giá trị. Theo ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã, trong nước, Hợp tác xã xây dựng chuỗi cung ứng sầu riêng cho các siêu thị Co.opmart, các chợ đầu mối, cửa hàng thực phẩm sạch. Ngoài nước thì liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có uy tín như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phạm Gia (Tiền Giang), Công ty Cổ phần AMEII Việt Nam – Hà Nội chuyên xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Nhờ vậy, hợp tác xã luôn tiêu thụ sầu riêng cho nông dân với giá cao hơn thị trường bên ngoài từ 10% – 15%.
Xã Tam Bình (huyện Cai Lậy) nhờ tiên phong xây dựng vùng chuyên canh sầu riêng hiệu quả cao được công nhận xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới vào năm 2015. Thị xã Cai Lậy có gần 6.500 ha vườn cây ăn trái, chủ yếu chuyên canh sầu riêng được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2020. Huyện Cai Lậy với hàng chục ngàn ha sầu riêng chuyên canh đang phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt chuẩn và ra mắt huyện nông thôn mới… là minh chứng hiệu quả kinh tế – xã hội mà vùng chuyên canh sầu riêng mang lại cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân những địa bàn khó khăn trước đây phía đầu nguồn sông Tiền của tỉnh Tiền Giang.
*Nhiều giải pháp nâng sức cạnh tranh cho cây trồng đặc sản
Giai đoạn 2022 – 2025, địa phương giữ ổn định diện tích hiện có cùng với tập trung ứng dụng khoa học – công nghệ, khuyến khích nông dân thâm canh theo hướng VietGAP, GlobalGAP; tổ chức lại sản xuất… gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của trái sầu riêng đặc sản trên thị trường cũng như an toàn, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái. Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và phát triển bền vững cho vùng chuyên canh sầu riêng.
Đến năm 2025, sản lượng khoảng 360.000 tấn trái, có 25% diện tích được công nhận an toàn (VietGAP, GlobalGAP), 50% diện tích được cấp mã số vùng trồng và tỷ lệ sầu riêng xuất khẩu chiếm 70% – 80% sản lượng.
Tỉnh đưa ra các nhóm giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất; chú trọng chuyển giao khoa học – kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sầu riêng gắn với xúc tiến thương mại và phát triển thị trường…
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng sầu riêng an toàn VietGAP hoặc GlobalGAP, kỹ thuật ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa rải vụ, tưới phun sương tự động tiết kiệm nước,…
Hiện nay, ước tính có 96,3% diện tích sầu riêng được cơ giới hóa khâu tưới nước, tăng gần 26% so thời điểm cách đây 05 năm (2017); diện tích sử dụng phân hữu cơ đạt trên 91%, sử dụng nấm Trichoderma.sp trong quá trình chăm sóc đạt gần 66%, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học chiếm 67,5% diện tích… Hàng năm, có gần 6.800 ha sầu riêng áp dụng kỹ thuật xử lý rải vụ theo ý muốn (sản xuất vụ nghịch) cho năng suất cao hơn và bán được giá, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn vườn cây chính vụ từ 1,7 – 2,3 lần.
Toàn vùng cũng có gần 200 ha và sản lượng mỗi năm gần 6.000 tấn trái đạt tiêu chí VietGAP. Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cai Lậy” cho Hội Làm vườn huyện Cai Lậy – địa phương có vùng chuyên canh sầu riêng lớn nhất tỉnh, mở ra một tương lai mới cho sự phát triển bền vững của cây ăn trái đặc sản đang giúp nông thôn vùng lũ Tiền Giang giàu đẹp hẳn lên.
Xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu được đẩy mạnh, tháo gỡ điểm nghẽn về đầu ra cho vùng chuyên canh sầu riêng. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang… tích cực kết nối cung cầu, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho trái sầu riêng thông qua các kênh phân phối lớn như: Các siêu thị, trung tâm thương mại (BigC, Co.opmart, Bách Hóa Xanh…), Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Tỉnh quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên canh sầu riêng dự, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại các Hội chợ kết nối cung – cầu hàng hóa; phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Rau quả Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trái sầu riêng.
Đồng thời, nắm bắt thời cơ khi trái sầu riêng được chấp nhận xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khó tính khác trên thế giới. Để được xuất chính ngạch, toàn vùng đã được cấp 02 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích gần 100 ha. Tỉnh đang tiếp tục nộp hồ sơ, chờ thẩm định trong những ngày tới 21 hồ sơ với khoảng 1.100 ha, ước sản khoảng 30.000 tấn trái.
Đáng mừng là tín hiệu vui từ việc xuất khẩu chính ngạch giúp giá sầu riêng niên vụ 2022 – 2023 tăng mạnh. Hiện thương lái thu mua tận vườn sầu riêng đầu vụ từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, với giá này mỗi ha nông dân thu lãi ròng trên 01 tỷ đồng.
Tỉnh triển khai dự án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030”, nhằm nâng cao giá trị trái sầu riêng thông qua hình thành chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, áp dụng khoa học – công nghệ, gắn kết sản xuất và kinh doanh, ứng dụng công nghệ xử lý sau thu hoạch, chế biến sâu và giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Mặt khác, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kỹ năng thương mại cho các hợp tác xã; hình thành phương thức sản xuất – tiêu thụ mới thông qua hợp đồng, nhân rộng mô hình Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp… Từ đó, nâng cao thu nhập cho nông dân vùng chuyên canh và các đối tượng tham gia chuỗi liên kết; thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp địa bàn kiểm soát lũ phía Tây theo hướng định hình nền nông nghiệp phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và nông dân làm giàu.
Mộng Tuyết
Th1107

Xử lý cơi ngọn sầu riêng
- Vai trò của bộ lá
Từ thời điểm “ xổ nhuỵ” đến trái thành thục, nông dân thường áp dụng biện pháp hãm ngọn (chặn ngọn) để hạn chế rụng trái non, lệch trái. Do đó, thời điểm sau thu hoạch cần chăm sóc bộ lá khoẻ mạnh tối đa để đảm bảo nuôi cây trong thời gian dài
Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý cây sầu riêng. Đây là cơ quan biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học (quang hợp). Tuỳ vào tuổi, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà sầu sẽ ra 2 – 3 cơi ngọn trước khi ra hoa
Chức năng quan trọng nhất của lá là thoát hơi nước và quang hợp, tạo lực hút dòng nước, ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Giúp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng và duy trì sự sống
Cần chăm sóc bộ lá sầu riêng phát triển khoẻ mạnh, tránh các dịch hại: nhện đỏ, rầy chảy, đốm lá, tảo đỏ,,,
Bộ lá là yếu tố quan trọng cần quan tâm sau thu hoạch, tiền đề để xử lý ra hoa, đậu trái, chống rụng trái non và tăng năng suất vụ tiếp theo
- Biện pháp xử lý cơi ngọn sầu riêng
a. tỉa cành tạo tán
Tiến hành tỉa cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng, cành mọc ngược trong thân tạo điều kiện để ra ngọn/hoa đồng loạt. việc tỉa cành giúp cho ánh sáng có thể xuyên qua tán cây thông thoáng, giúp cho sự thụ phấn được dễ dàng và trái phát triển tốt
b. Xử lý giải độc
Đối với những vườn trước đó dùng biện pháp hãm ngọn (chặn ngọn) cần tiến hành giải độc cho cây trước khi bắt đầu vụ tiếp theo
Tuỳ theo quy trình hãm ngọn từng vườn mà áp dụng các sản phẩm giải độc khác nhau
3. Chăm sóc sầu riêng ra cơi ngọn
Giai đoạn 1: rửa vườn, phục hồi bộ rễ
- Dưới gốc: hỗ trợ ra rễ bằng các sản phẩm có chứa humic kết hợp bón phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế, các dòng hữu cơ,…số lượng bón tuỳ vào tuổi của cây và năng suất vụ trước
- Trên lá: xịt rửa vườn tiêu diệt tồn dư dịch hại. Tuỳ tình trạng từng vườn mà xịt kết hợp thuốc để giảm chi phí nhân công nhân xịt. Lưu ý: không kết hợp phân bón lá và thuốc trừ bệnh trong giai đoạn này
Giai đoạn 2: sau 10 ngày hoặc sau khi ngọn sầu riêng nhú mũi giáo
- Dưới gốc: tưới nước đều, sau đó bổ sung NPK với hàm lượng đạm cao (có thể kết hợp thêm humic để tăng hiệu quả phân bón)
- Trên lá: hỗ ra cây ra ngọn nhanh mạnh bằng phân bón lá giàu đạm, amino để cây hấp thụ nhanh, mạnh. Kết hợp thuốc sâu để bảo vệ bộ lá non đang ra
Giai đoạn 3: sau 35 – 45 ngày (khi cơi ngọn đợt 1 già hoàn toàn), tiến hành làm cơi 2
- Dưới gốc: tưới đều nước, sau đó bổ sung NPK hàm lượng đạm cao hoặc phân bón Canxi Nitrat
- Trên lá: hỗ trợ cây ra ngọn bằng phân bón phân bón lá giàu đạm, amino để câp hấp thụ nhanh mạnh. Kết hợp thuốc sâu rầy để bảo vệ bộ lá (nên thay đổi thuốc so với lần 1 để hạn chế hiện tượng kháng thuốc)
Giai đoạn 4: khi cơi ngọn đợt 2 già hoàn toàn
Tiến hành ổn định tán để chuẩn bị xử lý làm bông. Phun các sản phẩm phân bón lá có hàm lượng 3 số bằng nhau như 20 – 20 – 20 kết hợp hữu cơ như phân trùn quế, phân bò, phân gà….
Lưu ý: tuỳ vào tình hình thực tế từng vườn, khu vực để điều chỉnh quy trình phù hợp hơn
Sưu tầm và chỉnh sửa bởi Trùn Quế Phước Hiệp
Kính chúc Quý bà con được mùa bội thu
Th1102

Vùng trồng sầu riêng của Đồng Nai đạt chuẩn xuất khẩu
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
Sau hơn 4 năm đàm phán và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ngày 19-9, Việt Nam vừa chính thức xuất khẩu chính ngạch lô sầu riêng đầu tiên vào thị trường Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức phê duyệt 51 mã số vùng trồng, 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong đợt đánh giá này, 100% vùng trồng và cơ sở đóng gói của Đồng Nai đăng ký tham gia đều đạt chuẩn và được cấp mã số xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, toàn tỉnh đã có 7 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô 533 ha được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân
Năm 2022, Trung Quốc ban hành nhiều quy định mới về nhập khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây tươi. Trong đó, các yêu cầu phải đáp ứng truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định nghiêm ngặt về phòng, chống Covid-19.
Xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nên mọi thay đổi về chính sách liên quan đến nhập khẩu ở thị trường này đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường rau, quả của Việt Nam.
Bà Trần Thị Tú Oanh, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi (Sở NN-PTNT) cho biết, để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, ngày từ đầu năm 2021 Sở NN-PTNT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Kết quả, tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh đều đạt trong đợt đầu đánh giá, cấp mã số của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo tập huấn, kiểm tra, giám sát để nâng cao năng lực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ, chuẩn hóa vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Kết quả, trong đợt đánh đầu tiên của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về vùng trồng và cơ sở đóng gói, Đồng Nai có 7 vùng trồng được cấp mã số gồm: HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (H, Xuân Lộc); HTX sầu riêng Lò Than, Vùng trồng Nhân Nghĩa (H.Cẩm Mỹ); HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú An; Tổ Hợp Tác Sầu riêng Phú Sơn (H.Tân Phú); HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Xuân Lập; HTX Nông nghiệp – Dịch vụ – Thương mại Bình Lộc (TP.Long Khánh). 3 cơ sở đóng gói được cấp mã số gồm: Công ty TNHH sản xuất thương mại Thuận Hương (H.Định Quán); Cơ sở đóng gói Thanh Trung; Công ty TNHH xuất nhập khẩu An Lộc Phát (TP.Long Khánh).
Ông Liu Tác Sáng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thuận Hương cho biết, sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao nên doanh nghiệp chủ động đăng ký được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vì xuất khẩu chính ngạch sẽ không còn lo tình trạng ùn ứ xe hàng khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, giảm rủi ro trong vận chuyển, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho trái sầu riêng.
HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (H, Xuân Lộc) được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc. Ảnh: Phan Anh
Tính chuyện đường dài
Tại Hội nghị “Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc” diễn ra vào ngày 12-9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, cần chuẩn bị cho hành trình đi xa, đem lại giá trị cao cho ngành hàng sầu riêng. Ở đây không phải chỉ bán trái sầu riêng mà còn xây dựng hình ảnh sầu riêng Việt Nam đến thị trường đông dân, khó tính là Trung Quốc. Đồng thời, thông qua câu chuyện trái sầu riêng nhìn lại chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, nhìn lại lợi thế, tiềm năng, rủi ro, thách thức từ bên ngoài. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Chúng ta phải biết dựa vào nhau, nương tựa nhau, thay vì cạnh tranh, chen chúc nhau. Đây là cách để đưa trái sầu riêng phát triển ở thị trường Trung Quốc”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh, một lần bất tín là vạn lần bất tin. Do đó, cần xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, bắt đầu từ câu chuyện của trái sầu riêng qua việc chuẩn hóa giống, quy trình, thị trường, kiến thức, tri thức người nông dân… Ngành nông nghiệp cần phải tập huấn, chuẩn hóa cho người nông dân, tránh tình trạng giả mạo truy xuất nguồn gốc; xây dựng niềm tin và trách nhiệm giữa doanh nghiệp với nông dân dưới sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước…
Nhân rộng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây ăn trái chủ lực cũng là định hướng tỉnh Đồng Nai đang tập trung triển khai trong thời gian tới. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh, thời gian qua, Ngành nông nghiệp đã tập trung hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp xây dựng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói xuất khẩu cho những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 7 mã số vùng trồng sầu riêng và đang tập trung giám sát và hoàn thiện hồ sơ trình công nhận mới 12 mã vùng trồng chuối, sầu riêng xuất khẩu. Toàn tỉnh cũng đã có 5 cơ sở đóng gói chuối và sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu và 19 cơ sở đóng gói đang chờ được phê duyệt để cấp mã số xuất khẩu.
Để đủ điều kiện được cấp mã số, các cơ sở đóng gói phải xây dựng quy trình đóng gói theo yêu cầu của nước nhập khẩu từ khâu nhập hàng, xử lý trái cây, khu chứa nguyên liệu đến kho thành phẩm đều phải đảm bảo vệ sinh…Đặc biệt, trái cây xuất khẩu đều phải có tem truy xuất nguồn gốc; thùng đựng phải dán nhãn với đầy đủ thông tin về sản phẩm, nơi sản xuất hoặc mã số vùng trồng, tên hoặc mã số cơ sở đóng gói…
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Trần Lâm Sinh, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 120 mã số vùng trồng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand…với tổng diện tích hơn 24 ngàn ha. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 53 mã số cơ sở đóng gói đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand…
Phan Anh
Th914