Th1112
Kinh nghiệm trồng tiêu
Quá trình đi thực tế nhiều vườn tiêu và lắng nghe nhiều chia sẻ của các anh chị em, tôi nhận thấy vấn đề sử dụng phân bón và thuốc bvtv hiện nay của người trồng tiêu có rất nhiều điều cần chia sẻ thêm.
Không bàn thêm về vấn đề phân bón và thuốc bvtv giả, nhái, kém chất lượng nữa, vì vấn đề này báo đài đã bàn nhiều và chúng ta cũng chia sẻ rất nhiều rồi. Tôi xin tổng hợp lại các vấn đề ở chính người làm vườn, người chịu trách nhiệm chính cho mảnh vườn của mình.
Vấn đề thứ nhất: tôi muốn đề cập là liều lượng và nồng độ khi sử dụng phân và thuốc.
Có trường hợp một người trồng tiêu chia sẻ thế này. “Chắc tôi mua phải thuốc giả, vì khi sử dụng xong thì tiêu bị cháy lá và rụng trái rất nhiều”. Sản phẩm nông dân ấy sử dụng có thành phần Phosphonate của một cty có thương hiệu, tôi đã kiểm tra bao bì và khẳng định là sản phẩm thật. Nhưng liều lượng họ sử dụng thì tôi không tin nổi, tiêu đang ra trái mà họ phun 1lit phân +80lit nước đem phun kỹ qua lá. Trong khi nhà sản xuất khuyến cáo dùn cho 400litnước.Hậu quả cháy lá, rụng trái là tất yếu.
Lại có trường hợp khi mua phân bón lá (pbl) về sử dụng, nông dân lại nghĩ 1lit mà pha cho 2-3phuy thế kia thì nhằm nhò gì, thế là đem pha cho 1phuy, kết quả tiêu bị rụng đọt, mo lá hết, lại đổ thừa phân dỏm.
Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra vì theo cách nghĩ của nông dân, đậm đặc cho nó tốt, kết quả tốt đâu không thấy, khi tiêu bị cháy, bị rụng lóng rụng đọt lại đi đổ thừa cho phân thuốc kém chất lượng.
Ngoài ra phải nói thêm đến người bán hàng. Tôi đi mua thuốc rất nhiều cửa hàng họ khuyên dùng nồng độ gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất, chắc họ nghĩ dùng vậy sẽ hiệu quả và giữ uy tín, cũng như bán được nhiều sản phẩm hơn chăng? Tôi đã thử một sản phẩm thuốc trừ sâu mà họ khuyên pha gấp đôi nồng độ, tôi pha loãng hơn phân nữa xem sao, rệp sáp vẫn chết đấy thôi.
Vấn đề thứ hai là cách sử dụng:
Nhiều bạn chia sẻ với tôi là tại sao mua thuốc của cty S, công ty B, cty A…về sử dụng nhưng không thấy hiệu quả gì, hay tại…thuốc giả?
Các bạn biết họ dùng thuốc thế nào không? Đem thuốc nguyên chất đổ vô gốc tiêu rồi sau đó mới kéo ống đi tưới nước để ” pha loãng” nó ra! Tôi thực sự không hiểu nổi.
Có trường hợp lại hỏi là mới xài thuốc nấm xong, giờ đổ trichoderma được không vì cửa hàng họ nói là không sao. Hay trichoderma phun qua lá tốt hơn vì lá nhanh hấp thụ hơn rễ (!).
Đó là chưa kể đến các trường hợp trời đang nắng gắt hoặc chuẩn bị mưa lại đem thuốc đi phun vì “lỡ pha rồi”.
Nguyên tắc dùng thuốc là không nên kết hợp 3 loại trở lên với nhau, nhưng nhiều người vẫn cứ pha thuốc nấm, phân bón lá, thuốc trừ sâu với nhau để phun cho tiện, vì phun nhiều lần “mất công”.
Hoặc bón phân vi sinh rồi đi đổ thuốc diệt nấm. Mới đổ thuốc nấm lại pha bordeaux đi phun và đổ gốc khắp vườn…
Còn có trường hợp nữa là các nhân viên tư vấn bán hàng, cửa hàng hay kết hợp các loại thuốc cùng cty, hoặc các sản phẩm (sp) rẻ tiền kèm theo các sp chính hòng kiếmthêm lợi nhuận. Tôi hay gặp các chia sẻ là thuốc trị bệnh kết hợp pbl hoặc thuốc bvtv kết hợp pbl và thuốc trị bệnh. Có nên tìm hiểu trước hay khi cần sử dụng hay không? Xin nhường câu trả lời cho người sử dụng.
Vấn đề thứ ba là “nhắc lại”: sau khi sử dụng lần đầu tiên, các sp đều chỉ dẫn rõ ràng cần nhắc lại quy trình sau khoảng thời gian nào đó. Nhưng ít nông dân tuân thủ theo chỉ dẫn sử dụng này.
Nhiều người thắc mắc, sao tôi sử dụng rồi mà vẫn bị bệnh, vẫn bị thiếu dinh dưỡng…, vừa rồi mua cả mấy triệu tiền phân thuốc chứ đâu ít.
Hóa ra đem “mấy triệu” ấy đổ ra vườn xong là họ yên tâm luôn, coi như “mấy triệu” ấy sẽ bảo vệ vườn của họ suốt thời gian còn lại mà không còn phải bận tâm nữa.
Vấn đề thứ tư là thời điểm sử dụng: Với phân bón, vào đầu mùa mưa cứ thấy mưa là nhiều bà con đem phân npk ra bón vô gốc, gặp mưa thì tốt, không mưa thì hôm sau đi tưới cho nó tan ra. Theo tôi, cách làm này gây lãng phí và thêm cả nguy hại không nhỏ. cách bón phân này gáy thất thoát do phân bốc hơi, dẫn đến nguy cơ cháy lá hoặc thân nếu lượng mưa ít, nếu lượng mưa nhiều lại gây thất thoát do trôi đi hoặc thấm sâu xuống quá tầng rễ có chức năng kiếm thức ăn của cây.
Việc bón phân vào đầu mùa mưa nếu cây chưa ra rễ thì cây hấp thụ được ít, gây lãng phí, cây đã ra rễ thì npk có thể làm cháy đầu rễ, gây thối dẫn đến nấm bệnh xâm nhập qua vết thương này.
Hay việc sử dụng thuốc cũng vạy. Có bà chị xóm trên chia sẻ thế này. Chị mới đổ thuốc “chết nhanh chét chậm” xong, thấy nó vàng chị lại bón npk rồi, đã tưới nước, cả tuần rồi không thấy nó xanh, mai chị lại rắc vôi xong lại đổ thuốc tiếp nhé. Mấy hôm rồi không thấy chị ấy ghé nữa, nên k biết nó ra làm sao rồi.
Nguy hại là tiêu đang bệnh, đổ thuốc nấm xong lại phun đạm amino lên lá, thậm chí đổ gốc luôn cho cây mau ra rễ (?).
Vấn đề cuối tôi muốn chia sẻ là dụng cụ sử dụng: Lâu lâu tôi lại nghe chia sẻ việc phun xịt cho tiêu xong bị cháy lá hoặc bị rụng lóng, thậm chí tiêu chét luôn. Loại trừ các nguyên nhân khác, vấn đề ở chổ bình phun ấy vừa sử dụng thuốc diệt cỏ xong. Họ “cam đoan” đã súc rửa bình rất kỹ rồi cơ mà, sao mà bị được.( ! ).
Hoặc là xây bể chứa pha bordeaux xong giờ đem bỏ trichoderma vô để kích hoạt sao không thấy trichoderma phát triển như ngừơi khác…
Trên đây là tôi điều tôi muốn chia sẻ vời người trồng tiêu về sai lầm mà nhiều người khác mắc phải để các anh chị em chưa biết mà rút kinh nghiệm. Ngoài gánh nặng đầu tư ban đầu thì chi phí thường niên cho phân bón và thuốc bvtv rất lớn, việc sử dụng không đúng cách, lãng phí vừa gây thiệt hại kinh tế, lại gây nhiễm độc cho chính người sử dụng, cây trồng và cả nguồn đất.
Ngoài ra các anh chị em trong quá trình chăm sóc vườn nhà mình, có kinh nghiệm gì mong hãy chia sẻ thêm để mọi người cùng rút kinh nghiệm. Thân!
Nguồn: facebook Anh Hung Vo