Chất hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo độ phì của đất d
o thành phần chủ yếu của chất hữu cơ là C, H, O. Dưới tác dụng phân huỷ của vi sinh vật đất, các nguyên tố này dần dần chuyển thành chất mùn để cây trồng có thể sử dụng được. Chất hữu cơ liên kết với các hạt khoáng hình thành nên cấu trúc viên của đất, tạo tính tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng trong đất. Ưu điểm của chất hữu cơ là ngoài cung cấp Đạm, còn cung cấp Lân, Kali và các nguyên tố vi lượng cho cây trồng. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng
Nguồn nguyên vật liệu hữu cơ có rất nhiều trong tự nhiên như các loại thực vật thân thảo, thực vật thủy sinh, tàn dư trong sản xuất nông nghiệp, …. tất cả đều có thể được sử dụng để bổ sung chất hữu cơ cho đất. Chất hữu cơ đóng một vai trò quan trọng, là dạng dưỡng chất nền rất quý cho các loại cây trồng, có vai trò duy trì các hoạt động trong đất và cây trồng một cách bền vững và lâu dài, cải thiện hiệu quả của phân bón sử dụng, kéo dài tác dụng của phân đạm như phân urea có thể tồn tại 60-80 ngày hoặc lâu hơn, cải thiện sự hút dinh dưỡng đặc biệt là lân và canxi, kích thích thành phần sống của đất, cung cấp tổng lượng dinh dưỡng cho việc giảm bệnh, côn trùng và tác động của sương giá, chất mùn hữu cơ là chất xúc tác làm tăng mức độ carbon trong đất. (Fred Magdoff and Ray R.Weil, 2004).
Theo Kueppe (2000), canh tác theo phương pháp hữu cơ cho hiệu quả cao là do các thành phần vi khuẩn, vi sinh vật. Hoạt động của chúng là có thể chuyển carbon thành dạng dễ hấp thu. Trong đó có nấm Mycorrhizae có khả năng giúp rễ cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, loại nấm này phát triển mạnh ở những vùng đất hữu cơ, giúp cho đất ổn định hơn. Ngoài ra, canh tác theo phương pháp hữu cơ còn tạo môi trường sống tốt cho các thiên địch của sâu bệnh, các loại giun ….
Theo Fred và Ray (2004), khi canh tác liên tục cây trồng trên một chân đất, hàm lượng chất hữu cơ bị mất đi nhanh chóng. Tốc độ mất chất hữu cơ trong đất xảy ra rất nhanh khi đất mới được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, cần phải có biện pháp duy trì lượng hữu cơ trong đất.
Với các mục tiêu phát triển mở rộng diện tích gieo trồng rau an toàn, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững, … bà con nông dân thành phố đã được trang bị các kiến thức về thực hành sản xuất nông nghiệp tốttrên cây rau (VietGAP), kiến thức pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, … Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, một số nông dân vì muốn có hiệu quả nhanh nhất nên sử dụng phân bón vô cơ dạng đơn, hỗn hợp, chưa sử dụng phân hữu cơ hoặc sử dụng một lượng ít cho một số cây. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, và cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Để khai thác tối ưu các chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên, … Sử dụng phân hữu cơ thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp góp phần cân đối dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng sâu bệnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian bảo quản sản phẩm thu hoạch được kéo dài hơn, hạ giá thành sản xuất, … đặc biệt là duy trì và nâng cao độ phì trong đất. Đây là một trong những biện pháp kéo dài chu kỳ sinh trưởng của cây, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo bền vững cho hệ thống môi trường, xã hội và kinh tế.
Nguồn trích dẫn: khuyến nông tphcm