
Giá cà phê hôm nay 4/6/2024, bị giam ở 120,000 đồng/kg. Dự báo giá cà phê nửa đầu tuần có xu hướng giảm.
Nguồn tin : báo Đăk Nông
Bảng giá cà phê hôm nay, ngày 4/6, giá cà phê hôm nay bị giam ở 120,000 đồng/kg, quanh quẩn ở khoảng 118,000 – 120,000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Giá mua cao nhất tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai là 120,000 đồng/kg. Dự báo giá cà phê nửa đầu tuần có xu hướng giảm.
Giá cà phê trong nước
Thị trường cà phê trong nước hôm nay quanh quẩn ở khoảng 118,000 – 120,000 đồng/kg. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 4h30 ngày 4/6/2024 như sau, mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 120,000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai là 120,000 đồng/kg.
Bảng giá cà phê hôm nay 4/6/2024
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 120,000 | 0 |
Lâm Đồng | 118,000 | -1,000 |
Gia Lai | 120,000 | 0 |
Kon Tum | 120,000 | 0 |
Đắk Nông | 120,000 | 0 |
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 118,000 – 120,000 đồng/kg.
Giá cà phê Đắk Lắk
Giá cà phê hôm nay (ngày 4/6) tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay tăng 4,500 đồng/kg so với tuần trước (25/5); huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 120,000 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 119,900 đồng/kg.
Giá cà phê ở Đắk Lắk được khảo sát từ các vùng: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Pắk, Krông Búk và Krông Ana.
Giá cà phê Đắk Nông
Giá cà phê Đắk Nông hôm nay 4/6/2024, thu mua ở mức 120,000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 119,900 đồng/kg ở Đắk R’lấp.
Giá cà phê mới nhất ở Đắk Nông được khảo sát từ các vùng: Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô
Giá cà phê Lâm Đồng
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê được thu mua với giá 118,000 đồng/kg.
Giá cà phê mới nhất ở Lâm Đồng được khảo sát hôm nay từ các vùng, thành phố: Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt và Đức Trọng.
Giá cà phê Gia Lai
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 120,000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 119,900 đồng/kg.
Giá cà phê Kon Tum
Còn giá cà phê hôm nay 4/6 tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 120,000 đồng/kg.
Một trong những động lực tăng chính của giá cà phê lại nằm ngoài yếu tố cung cầu của thị trường. Đó là những tín hiệu kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới như hướng đi của đồng USD, hoạt động đầu cơ của các tay to.
Cập nhật giá cà phê trực tuyến
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 5h30 phút ngày 4/6/2024 tăng mạnh, dao động từ 3.720 – 4.120 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.280 USD/tấn (tăng 160 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.110 USD/tấn (tăng 123 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.953 USD/tấn (tăng 99 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.803 USD/tấn (tăng 83 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 4/6 tăng mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 226.05 cent/lb (tăng 1,66%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 225,05 cent/lb (tăng 1,72%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 223,45 cent/lb (tăng 1,66%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 221,90 cent/lb (tăng 1,53%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 4/6/2024 tăng giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 278,65 USD/tấn (giảm 3,26%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 276,05 USD/tấn (tăng 1,86%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 270,00 USD/tấn (tăng 1,72%) và kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 264,95 USD/tấn (giảm 3,53%).
Ngày cuối tuần các quỹ và đầu cơ thanh lý mạnh các hợp đồng mua khống trước đó đẩy thị trường giảm mạnh.
Dự báo giá cà phê nửa đầu tuần có xu hướng giảm.
Dù giá cà phê ngày cuối tuần giảm, nhưng tựu chung thị trường vẫn có tuần tăng rực rỡ. Nguyên nhân đà tăng đến từ nội tại như nguồn cung khó khăn, lo ngại sản lượng giảm, vận tải biển tăng giá cước, nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng..
Tuy nhiên, một trong những động lực tăng chính của cà phê lại nằm ngoài yếu tố cung cầu của thị trường. Đó là những tín hiệu kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới.
Chuyên gia nhận định đang có hoạt động đầu cơ chi phối thị trường. Sau đợt nâng giá mạnh sau đó đến lượt xả hàng của các “tay to”. Do đó người dân nên cẩn trọng trong các giao dịch, tránh mua bán theo tin đồn.
Sau dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố, các nhà giao dịch dự đoán khả năng cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9/2024 là 53%, cao hơn 4% so với báo cáo trước.
Nhận định về giá cà phê tuần này, đợt bán ròng trên 2 sàn cuối tuần trước sẽ còn dư chấn đến đầu tuần này. Do vậy thị trường dự báo tiếp tục giảm trong nửa đầu tuần, và phụ thuộc vào hướng đi của đồng USD.
Th1230

Nâng cao chất lượng HTX sẽ giúp nông sản tiêu thụ tốt
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
TP.HCM Để nông sản được biết đến nhiều hơn và tiêu thụ tốt, các HTX cần minh bạch trong sản xuất và có các sản phẩm khác biệt để tăng sức cạnh tranh.
Đây là nội dung chính được các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và HTX trao đổi tại Diễn đàn kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua HTX được tổ chức sáng 29/12 tại Văn phòng Bộ NN-PTNT.
Chương trình được Báo Nông nghiệp Việt Nam, Văn phòng Bộ NN-PTNT, Trường Chính sách công và PTNT đồng thực hiện, hơn 150 điểm cầu trực tuyến.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu, Diễn đàn là dịp để các nhà quản lý, doanh nghiệp, HTX cùng ngồi lại với nhau, đóng góp ý kiến phát triển nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế nông nghiệp và đa sinh thái.
Ông Lê Thanh Tùng (đứng), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: Lê Bình.
Trong những năm qua, bức tranh sản xuất nông sản, đặc biệt là ngành hàng lúa gạo Việt Nam có sự khởi sắc và đạt nhiều thành tựu. Sản lượng lúa gạo mà Việt Nam sản xuất đạt 40 triệu tấn, trong đó ĐBSCL là 25 triệu tấn, có nhiều dư địa để xuất khẩu.
“Tuy nhiên, ngành trồng trọt nói riêng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Nguồn nước sông Mekong đang bị hạn chế, điều này gây nhiều khó khăn hơn. Chúng ta phải thay đổi mùa vụ, giống và biện pháp canh tác.
Việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, trong khi đó các nước khác cũng đang chủ trương tự lực nguồn lương thực và tiến tới xuất khẩu. Do đó, việc chúng ta cần phải thay đổi lối canh tác truyền thống, giảm lượng phân bón giúp giảm thuốc BVTV, giảm giá thành và giảm lượng phát thải”, ông Tùng cho hay.
Điểm cầu tại Hà Nội do nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam chủ trì. Ảnh: Quỳnh Chi.
Để làm được điều này, sự chung tay của các HTX có vai trò rất lớn trong liên kết sản xuất và thay đổi tập quán, tư duy kinh tế nông nghiệp cho bà con nông dân.
TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và PTNT đánh giá cao công tác hoạt động của các HTX trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Hiện, Việt Nam có khoảng 20.500 HTX nông nghiệp, gồm 3,8 triệu thành viên, trong đó có trên 51% HTX tốt và khá.
TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và PTNT. Ảnh: Lê Bình.
“Tiềm năng sản xuất nông lâm thủy sản của chúng ta rất lớn. Do đó, để các sản phẩm được biết đến nhiều hơn và tiêu thụ tốt hơn thì cần có sự đầu tư bài bản, quản lý số và đầu tư sâu vào cơ giới hóa”, TS Trần Minh Hải bày tỏ.
Đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Hồng Vân, Phó trưởng phòng Kinh tế hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng, phần lớn HTX vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX và người nông dân. Đồng thời, công cụ hỗ trợ cho HTX cũng còn hạn chế.
Diễn đàn có sự tham dự với hơn 150 điểm cầu là các doanh nghiệp, HTX trên cả nước
“Đã đến lúc chú trọng chất lượng HTX chứ không chỉ là về số lượng. Do đó, cần sự phối hợp, thay đổi phương thức để phát triển HTX gắn với các chương trình xúc tiến. Đây là con đường mà trên thế giới nước nào cũng phải đi để tiêu thụ sản phẩm, nông sản”, bà Hồng Vân mong mỏi.
Cũng tại đây, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cũng giới thiệu 66 mô hình HTX nông nghiệp điển hình trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là các gương HTX nông nghiệp trong cả nước đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy, cách làm, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ để phát triển, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp nông thôn.
Nhiều doanh nghiệp, HTX có cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ảnh: Lê Bình.
Diễn đàn còn là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX có cơ hội gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Lê Bình
Th1129

Sản xuất an toàn, hữu cơ và kết nối tiêu thụ cho 300 hợp tác xã
Nguồn tin: báo Nông Nghiệp
SƠN LA 300 HTX với khoảng 800 sản phẩm nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc sản xuất theo quy trình an toàn, hữu cơ và được liên kết, kết nối tiêu thụ bền vững.
Ngày 22/11 tại Vân Hồ (tỉnh Sơn La), Trung tâm Kiểm nghiệm – Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản (RETAQ, thuộc Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã ký kết chương trình phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Cục Quản lý doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ KH-CN) và Làng Nông nghiệp khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest.
Mô hình Trạm xanh xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Anh Cường.
Mục tiêu của chương trình phối hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất nông sản trong mạng lưới Techfest nâng cao chất lượng sản phẩm, tập huấn và tư vấn cho các chủ thể thực hiện quy trình trồng trọt và chế biến tiên tiến (VietGAP, hữu cơ, sản phẩm thiên nhiên, OCOP…) nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, hướng đến sản xuất nông nghiệp “thuận thiên”, bền vững.
Tại mô hình Trạm xanh xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại Vân Hồ, Sơn La, nông dân mang phụ phẩm đến Trạm để đổi lấy phân hữu cơ, bón lại chính vườn cam của họ. Đây là giải pháp hợp tác hiệu quả để xử lý gần 160 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Sau gần 2 năm triển khai, đến nay, Hệ sinh thái Làng nông nghiệp Techfest quốc gia đã kết nối 300 HTX sản xuất nông sản với nhiều nguồn lực khác nhau. Qua đó, khoảng 800 sản phẩm nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã được sản xuất theo quy trình an toàn, hữu cơ và được kết nối, liên kết tiêu thụ bền vững.
Đối với riêng tỉnh Sơn La, hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp và 700 HTX với 84 nghìn ha cây ăn quả, đứng thứ 2 toàn quốc về diện tích; tổng sản lượng trái cây hàng năm của tỉnh hơn 400 nghìn tấn. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển, liên kết chuỗi và mở rộng thị trường, tỉnh rất cần sự hợp tác, hỗ trợ để phát triển, chế biến sâu và tiêu thụ nông sản địa phương, hướng đến xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Làng Nông nghiệp Techfest quốc gia cho hay: “Kết nối đầu ra thành chuỗi phân phối nông sản an toàn bền vững là một nhiệm vụ trọng tâm của chúng tôi. Đến nay, 300 HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh… đã được kết nối với 30 cửa hàng và 400 đại lý tiêu thụ nông sản tại các thành phố lớn. Qua đó, hơn 800 sản phẩm nông sản ở nhiều tỉnh, thành phố đã tạo được đầu ra”.
Trang trại trồng cam Pa Cốp (Vân Hồ, Sơn La) sử dụng toàn bộ phân hữu cơ, thuốc diệt sâu bệnh sinh học, cho năng suất tăng gần 18%, giá bán cao hơn 25%. Ảnh: Anh Cường.
Tuy nhiên, vấn đề được cả cơ quan quản lý và các chủ thể quan tâm là tính thực chất của các chứng nhận chất lượng nông sản để hướng tới nông nghiệp “thuận thiên”, an toàn.
TS Đặng Văn Cường, Trung tâm RETAG cho rằng: Chúng ta đang đẩy mạnh nhiều giải pháp giúp các chủ thể thực hiện sản xuất, trồng trọt, chế biến theo quy trình chất lượng tiên tiến như VietGAP, HACCP, hữu cơ, thiên nhiên, OCOP… Tuy nhiên, việc cấp được chứng nhận này mới chỉ đi được phân nửa chuỗi. Sau đó là phải kiểm tra, giám sát các chủ thể có tiếp tục làm đúng quy trình hay không, có tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực cho họ để họ tự biết cách quản trị tốt, biết mở rộng thị trường, biết bảo vệ nhau để giữ uy tín sản phẩm hay không thì hầu như chưa làm được nhiều.
Bản thân việc cấp chứng nhận cho các chủ thể cũng cần đánh giá lại toàn diện và quản lý chặt. Ví dụ huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vừa rồi, gần 6.800ha cam, bưởi, trong đó đặc biệt là dòng cam sành đặc sản đang có nguy cơ chết hàng loạt do việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng quy trình. Do đó, bản thân các đơn vị đánh giá, cấp chứng nhận sản xuất tiên tiến cần làm chặt chẽ, giám sát định kỳ.
Với sản phẩm OCOP, Bộ NN-PTNT quản lý 16/26 nhóm ngành hàng, do đó cần có hoạt động cụ thể về công tác kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng các sản phẩm đã được gắn sao OCOP, đặc biệt là các sản phẩm 4 – 5 sao để giữ uy tín các chứng nhận, giúp các chủ thể yên tâm, tiếp tục đầu tư vào sản xuất an toàn, “thuận thiên”.
Th604