Th1107
Xử lý cơi ngọn sầu riêng
- Vai trò của bộ lá
Từ thời điểm “ xổ nhuỵ” đến trái thành thục, nông dân thường áp dụng biện pháp hãm ngọn (chặn ngọn) để hạn chế rụng trái non, lệch trái. Do đó, thời điểm sau thu hoạch cần chăm sóc bộ lá khoẻ mạnh tối đa để đảm bảo nuôi cây trong thời gian dài
Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý cây sầu riêng. Đây là cơ quan biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học (quang hợp). Tuỳ vào tuổi, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà sầu sẽ ra 2 – 3 cơi ngọn trước khi ra hoa
Chức năng quan trọng nhất của lá là thoát hơi nước và quang hợp, tạo lực hút dòng nước, ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Giúp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng và duy trì sự sống
Cần chăm sóc bộ lá sầu riêng phát triển khoẻ mạnh, tránh các dịch hại: nhện đỏ, rầy chảy, đốm lá, tảo đỏ,,,
Bộ lá là yếu tố quan trọng cần quan tâm sau thu hoạch, tiền đề để xử lý ra hoa, đậu trái, chống rụng trái non và tăng năng suất vụ tiếp theo
- Biện pháp xử lý cơi ngọn sầu riêng
a. tỉa cành tạo tán
Tiến hành tỉa cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng, cành mọc ngược trong thân tạo điều kiện để ra ngọn/hoa đồng loạt. việc tỉa cành giúp cho ánh sáng có thể xuyên qua tán cây thông thoáng, giúp cho sự thụ phấn được dễ dàng và trái phát triển tốt
b. Xử lý giải độc
Đối với những vườn trước đó dùng biện pháp hãm ngọn (chặn ngọn) cần tiến hành giải độc cho cây trước khi bắt đầu vụ tiếp theo
Tuỳ theo quy trình hãm ngọn từng vườn mà áp dụng các sản phẩm giải độc khác nhau
3. Chăm sóc sầu riêng ra cơi ngọn
Giai đoạn 1: rửa vườn, phục hồi bộ rễ
- Dưới gốc: hỗ trợ ra rễ bằng các sản phẩm có chứa humic kết hợp bón phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế, các dòng hữu cơ,…số lượng bón tuỳ vào tuổi của cây và năng suất vụ trước
- Trên lá: xịt rửa vườn tiêu diệt tồn dư dịch hại. Tuỳ tình trạng từng vườn mà xịt kết hợp thuốc để giảm chi phí nhân công nhân xịt. Lưu ý: không kết hợp phân bón lá và thuốc trừ bệnh trong giai đoạn này
Giai đoạn 2: sau 10 ngày hoặc sau khi ngọn sầu riêng nhú mũi giáo
- Dưới gốc: tưới nước đều, sau đó bổ sung NPK với hàm lượng đạm cao (có thể kết hợp thêm humic để tăng hiệu quả phân bón)
- Trên lá: hỗ ra cây ra ngọn nhanh mạnh bằng phân bón lá giàu đạm, amino để cây hấp thụ nhanh, mạnh. Kết hợp thuốc sâu để bảo vệ bộ lá non đang ra
Giai đoạn 3: sau 35 – 45 ngày (khi cơi ngọn đợt 1 già hoàn toàn), tiến hành làm cơi 2
- Dưới gốc: tưới đều nước, sau đó bổ sung NPK hàm lượng đạm cao hoặc phân bón Canxi Nitrat
- Trên lá: hỗ trợ cây ra ngọn bằng phân bón phân bón lá giàu đạm, amino để câp hấp thụ nhanh mạnh. Kết hợp thuốc sâu rầy để bảo vệ bộ lá (nên thay đổi thuốc so với lần 1 để hạn chế hiện tượng kháng thuốc)
Giai đoạn 4: khi cơi ngọn đợt 2 già hoàn toàn
Tiến hành ổn định tán để chuẩn bị xử lý làm bông. Phun các sản phẩm phân bón lá có hàm lượng 3 số bằng nhau như 20 – 20 – 20 kết hợp hữu cơ như phân trùn quế, phân bò, phân gà….
Lưu ý: tuỳ vào tình hình thực tế từng vườn, khu vực để điều chỉnh quy trình phù hợp hơn
Sưu tầm và chỉnh sửa bởi Trùn Quế Phước Hiệp
Kính chúc Quý bà con được mùa bội thu