Hiệu quả từ mô hình nuôi trùn quế khép kín
Hiệu quả mô hình nuôi trùn quế khép kín
(AGO) – Lấy trùn quế làm trung tâm của quy trình nuôi, trùn quế làm thức ăn cho gà, heo, bò; sau đó lại tận dụng phân của bò, gà, heo để ủ và sinh ra trùn quế. Cách làm khép kín này giúp anh Nguyễn Thanh Sang (ngụ ấp Phú Quới, xã Phú An, Phú Tân) tiết kiệm chi phí chăn nuôi, đặc biệt chất lượng của đàn gia súc, gia cầm còn được cải thiện rõ rệt.
Dẫn chúng tôi tham quan lần lượt 3 trại nuôi gà, heo, bò kết hợp điểm nuôi trùn quế, anh Sang giải thích: “Vì chưa có điều kiện nên phải thuê đất để nuôi mỗi con một chỗ, nhưng không lâu nữa tôi sẽ cất trang trại để nuôi tập trung, vì hiệu quả kinh tế nhờ kết hợp trùn quế trong chăn nuôi rất êm. Tôi còn có ý tưởng lấy đất mùn sau khi nuôi trùn quế để trồng thêm rau an toàn trong nhà lưới, cung cấp rau sạch tại địa phương”. Trại gà ta của anh Sang hiện có 600 con được nuôi xoay vòng liên tục: Gà đẻ trứng, ấp cho nở rồi bổ sung vào tổng đàn khi gà thịt đã bán đi, đem lại lợi nhuận cho anh từ 5-6 triệu đồng/đợt bán. Trong khi đó, trại nuôi heo thịt luôn được duy trì hàng chục con heo thịt và heo giống, thu nhập ổn định sau mỗi lượt xuất chuồng. Theo anh Sang, trùn quế là nguồn thức ăn giàu đạm, rất thích hợp để nuôi bò và gà thả vườn. Trước đây làm nghề thu mua nông sản, vì thị trường chững lại nên anh Sang tìm hiểu nghề làm ăn khác, mong tìm được mô hình hợp với kinh tế gia đình và điều kiện tự nhiên ở địa phương. Nhờ sự giới thiệu của một người bạn tại TP. Hồ Chí Minh, anh biết đến hiệu quả của trùn quế trong sản xuất nông nghiệp, hơn nữa còn giúp ích trong việc giải quyết lượng phân thải chăn nuôi nên liền thử nghiệm.
Sử dụng trùn quế làm thức ăn cho heo, bò, gà giúp mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Thanh Sang tiết kiệm chi phí
Với chục con bò vỗ béo có sẵn ở gia đình, anh lấy nguồn phân để nuôi trùn. Trong ô nuôi, giống trùn được trải phía dưới, bên trên lót phân của gà, bò, heo làm thức ăn cho trùn. Đến nay, anh Sang có 25 ô nuôi trùn quế, với diện tích 1.000m2. Sau 60 ngày nuôi, trùn giống bắt đầu sinh sản và cho 3-4kg trùn khối. Khi lượng trùn phát triển ổn định, anh tiến hành nuôi gà con, vỗ béo gà thịt, nấu hoặc phơi khô để trộn trùn và cám thành thức ăn viên cho heo. Lúc đầu, anh cho vật nuôi ăn nhiều trùn quế để sớm đạt hiệu quả nhưng kết quả lại không như ý muốn. Làm tới đâu anh rút kinh nghiệm tới đó, điều tiết chế độ ăn để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của đàn gà, heo. Nếu bán trùn quế ra thị trường, với giá hiện tại 40.000 đồng/kg sẽ có thêm khoản thu nhập khá lớn nhưng anh Sang quyết định giữ lại toàn bộ để chăn nuôi, vì so chi phí với cách nuôi thông thường, trùn quế giúp việc nuôi gà tiết kiệm được 50%, nuôi heo tiết kiệm được 40%. Lấy đơn cử việc nuôi gà, anh phân tích theo cách nuôi truyền thống thì thời gian thả nuôi đến xuất bán mất ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, nuôi với thức ăn trùn quế thì gà lớn nhanh hơn, giảm mắc bệnh, thời gian nuôi chỉ còn 4 tháng, gà bán cho khách hàng được khen thịt ngon, dai và đầu ra ổn định.
Mô hình nuôi trùn quế khép kín của anh Nguyễn Thanh Sang là một trong 5 mô hình tiêu biểu được chọn tuyên dương tại Đại hội điểm nông dân thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi xã Phú An. Mô hình được Hội Nông dân huyện Phú Tân và chính quyền xã đánh giá cao không chỉ bởi mang lại lợi ích kinh tế, mà còn có ích cho môi trường vì góp phần xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi hiệu quả. Nếu áp dụng rộng rãi thì nông dân sẽ có cơ hội tăng thu nhập cho gia đình và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
Bài, ảnh: MỸ HẠNH, báo An Giang
Th220
phân trùn quế- loại phân hữu cơ vi sinh tốt nhất
Thức ăn chủ yếu của trùn quế là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải rau, củ quả, cây thân thảo và các loại rác thải hữu cơ hoai mục…; sau khi được trùn tiêu hoá sẽ trở thành phân trùn, có chứa một số Axit Amin hàm lượng tương đối cao. Nếu được bổ xung thêm khoáng chất P và một số loại Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân trùn quế có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Phân trùn chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50 % chất mùn. Do đó nó không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân trùn quế còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân trùn, cao gấp 2 – 3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5 – 2 lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân trùn quế không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển.
Phân trùn quế làm giảm hàm lượng Acid Carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thu được. Chất Acid Humic ở trong phân trùn quế có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Phân trùn có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón trùn quế sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lạ có hại, gây hoại tử rễ…Chất mùn trong trùn quế loại trừ được những độc tố, nấm và vi khuẩn có hại trong đất, có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng.
Phân trùn quế còn có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi trùn Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con trùn Quế (công nghệ VERMICOMPOST ), một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.
Hiện tại phân trùn Quế thường được sử dụng cho mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng và cải tạo đất, làm cho đất luôn màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây và rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá hảo hạng và có khả năng kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân trùn là loại phân sạch thiên nhiên quí giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng.
Nguồn: sưu tầm
Th207
Vì sao nên trồng rau sạch bằng phân trùn quế
Trồng rau sạch với các yếu tố đầu vào cơ bản như hạt giống, phân hữu cơ, nước tưới, kỹ thuật trồng rau… thì nguồn phân hữu cơ có vai trò quyết định đến chất lượng rau sạch thật sự hay không.
Thật ra phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như phân gia súc gia cầm ủ hoai, xác bã thực vật qua xử lý vi sinh, phân trùn quế…trong đó phân trùn quế là tin cậy nhất do dây là loại phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho rau vừa cải tạo đất trồng rau từ hệ vi sinh vật có sẵn trong đó. Bên cạnh đó các nguồn phân hữu cơ khác có thật sự hoai mục hay không thì phải hỏi các nhà trồng rau thì sẽ rõ.
Thời gian ủ cho hoai các xác bã hữu cơ nói chung phải có thời gian khá dài, từ 40-60 ngày cùng với một lượng vi sinh vật cần bổ sung như men nấm Trichoderma, Basilus sp, nấm phân giải xenlulo…và một quy trình ủ chặt chẻ, với tất cả yêu cầu đó có được quan tâm thực hiện triệt để.
Nếu phân hữu cơ chưa được ủ hoai thì đây sẽ là nguồn cung cấp nấm bệnh gây hại cho rau trồng. Nên chăng cần trồng rau sạch bằng phân trùn quế ?
Việc dùng phân trùn quế trồng rau sạch mang lại các lợi ích sau:
1. Rau vừa sạch lại vừa ngon
Do trong phân trùn quế có chứa sẳn hàm lượng axít humít tự nhiên từ 2-3% nên rau dễ hấp thu ngay, rất dễ nhận thấy khi trồng rau trên nền hữu cơ phân trùn quế thì cây rau phát triển tốt mà không cần bổ sung phân vô cơ. Rau có hương vị đặc trưng và có thể bảo quản lâu hơn rau trồng theo kỹ thuật trồng rau an toàn.
Trong phân trùn quế còn chứa một số phân vi lượng và N,P,K nên giúp cho rau trồng ít bị bệnh khi gặp thời tiết bất thường, vì thế cũng ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Phân trùn quế giúp cải tạo lớp đất nền trồng rau
trong phân trùn quế có hệ vi sinh vật sống nên khi sử dụng là chúng ta đã cung cấp hệ vi sinh vật đó vào trong đất trồng rau. Từ đó sẽ làm phân hủy hết các chất hữu cơ tồn dư như xơ dừa, trấu sống, thân rễ rau vừa thu hoạch…đất trồng rau được bổ sung thêm nhiều nhiều chất mùn làm nền cho những đợt trồng rau tiếp theo, tiết kiệm được chi phí bón phân vô cơ.
3. Trồng rau sạch trên nền phân trùn quế tạo nên lòng tin cho người tiêu dùng
Hiện nay mọi người hàng ngày đi chơ mua rau vì nhu cầu sống chứ cảm giác không an toàn, vì đâu đâu cũng thấy toàn là rau Trung Quốc, rau bẩn, rau giả mạo sạch an toàn…làm cho người tiêu dùng rau không biết phải tin vào đâu.
Nếu các nhà sản xuất rau sạch theo quy trình dùng phân trùn quế thì chắc chắn sẽ cung cấp cho thị trường nguồn rau sạch thật sự, dần dần sẽ lấy lại niềm tin của mọi người.
Chỉ còn một vấn đề lớn cần xem xét đó là giá thành sản xuất và giá bán rau sạch có cạnh tranh được với rau khác hay không, đây là bài toán cho những người làm công tác quản lý, liệu các nhà trồng rau sạch thật sự có được sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước.
Nguồn : Trongraulamvuon.com
Th117
15 ý tưởng làm giàu từ nông nghiệp
Nếu đang băn khoăn con đường khởi nghiệp như thế nào ở nông thôn thì dưới đây là 15 cách làm giàu từ nông nghiệp cho những ai muốn bắt đầu sự nghiệp.
1. Cho thuê xe chở hàng
Đầu tư một chiếc xe chở hàng không mất nhiều vốn, điều quan trọng là bạn gây dựng được thương hiệu cá nhân của mình sao cho nhiều người biết đến dịch vụ cho thuê xe chở hàng của bạn.
Với cách kinh doanh này bạn có thể cho khách thuê xe theo số lượng km đi (tính theo công-tơ-mét) hoặc theo ngày và thu tiền theo ngày hoặc tháng. Đây cũng là một cách khởi nghiệp khá mới mẻ nhưng có khả năng thành công cao tại nông thôn.
2. Mở xưởng sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Không cần phải đặt xưởng tại khu vực đông dân cư, điều quan trọng là bạn tìm được đầu ra, có hợp đồng tiêu thụ với khách hàng tại các thành phố lớn, thế giới. Điều này cần bạn phải năng động và vận dụng những kỹ năng, kiến thức đã học được khi làm ông chủ.
Điểm nhấn trong cách khởi nghiệp này là sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi mà toàn xã hội và thế giới đang có xu hướng cắt giảm điện năng, dầu khí… Bởi thế xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm tốt thì sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể chinh phục thị trường trong nước cũng như thế giới.
Điều kiện thực hiện kinh doanh sản phẩm này tương đối cao về nhân công, dây truyền, giấy phép, vì vậy nếu quyết định phát triển bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
3. Xưởng chế xuất các sản phẩm từ đậu tương
Mọi người vẫn thường nghĩ sản phẩm chính của đậu tương là đậu phụ, nhưng đậu tương còn có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác: Phô mai, bánh từ bã đậu, tinh dầu đậu nành, sữa đậu nành…
Với ý tưởng khởi nghiệp này bạn cần đầu tư mặt bằng khoảng 30-40m2, dự tính số vốn dùng mua máy móc chế xuất và nguyên liệu ban đầu khoảng hơn 100 triệu đồng.
Về tương lai của loại hình đầu tư này là rất lớn. Đậu nành không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước phát triển phương tây hơn chúng ta 100 năm vẫn coi thực phẩm được làm từ đậu tương là những đồ ăn không thể thiếu, do vậy bạn có thể yên tâm để đầu tư.
4. Dịch vụ du lịch, ngắm cảnh, ăn uống tại vườn rau, cây trái
Nếu bạn đã từng biết đến vườn đào Nhật Tân tại khu bãi đá Sông Hồng (Hà Nội) hoặc các nhà vườn trong miền Tây sông nước, Nam Bộ; vườn dâu tây Đà Lạt… với dịch vụ cho không gian để thư giãn, nghỉ ngơi, ăn trái cây tại vườn, mua rau sạch, quả sạch tại vườn thì cách đầu tư này chính là sự phát triển theo mô hình đó.
Để làm tốt ý tưởng này bạn cần chọn được địa điểm gần giao lộ, nơi có nhiều người thường ghé qua hoặc gần các khu du lịch lớn để họ tiện đường rẽ qua, đặc biệt là môi trường xung quanh phải xanh sạch và tự nhiên.
5. Trồng các loại hoa sống trong nước
Cần xác định người mua hoa của mình là những người tại khu vực thị trấn, thành phố, khi chọn loại hoa để trồng bạn chỉ nên lấy giống loài thích hợp với không khí, thời tiết tại mùa đó trong năm.
Các loại hoa được trồng trong nước hiện nay rất được nhiều người ưa chuộng, thời tiết không khí ô nhiễm từng ngày là lý nhiều người muốn có không gian xanh tự nhiên, nhu cầu có một bình hoa sống trong nước treo tại phòng khách hoặc để trang trí phòng làm việc của mọi người tăng cao.
6. Nuôi cá trong bể
Tại các vùng Nam bộ hay vùng ven biển đây là loại hình khá phát triển, tuy nhiên ngày nay các vùng nông thôn thường bị thu hồi đất để xây dựng các công trình xây dựng, khu công nghiệp, do vậy diện tích đất chăn nuôi cũng giảm đi, do vậy hoạt động chăn nuôi cá trong bể cũng không nhiều so với trước đây. Do vậy việc bạn quy hoạch một thửa ruộng và xây các bể cá nhỏ cũng là một xu hướng kinh doanh không tồi.
7. Mở khu mổ xẻ thịt và kho đông lạnh
Gợi ý đơn giản nhất trong ý tưởng này là mở xưởng giết mổ lợn, giá thành thịt lợn hơi không đắt, song khi được mổ và bán ra thị trường bạn có thể thu lãi tới 1/3 hay 50% giá trị con lợn hơi.
Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống, thịt lợn chiếm tới 60-70% lượng thực phẩm tiêu thụ của người dùng. Tương lai của dự định đầu tư này rất khả quan.
Kho đông lạnh được sử dụng khi giá thương phẩm của thịt lợn trên thị trường đầu ra giảm đột ngột, một lượng lớn thịt lợn đã mổ tồn kho, bạn phải tích trữ và bảo quản. Kho đông lạnh phát huy tác dụng cho đến khi thương phẩm có thể bán lại mà không bị lỗ.
8. Mở một quán ăn nhỏ
Ý tưởng mở một quán ăn không còn mới mẻ nhưng mở một quán ăn tại vùng quê lại là cách kinh doanh khá thú vị và hấp dẫn.
Trong ý tưởng này, quán ăn không chỉ kinh doanh những đồ ăn sáng hoặc trưa nhất định, bạn hãy làm thật nhiều món theo các buổi thời gian khác nhau trong ngày, ví dụ: Vào buổi sáng có thể bán cháo, bún hoặc bánh bao, xôi… tuy nhiên khi đến trưa hãy bán thịt gà chặt miếng, thịt chó, thịt nướng và tối bán lòng lợn, giò chả… Làm như vậy quán ăn luôn nhộn nhịp khách đồng thời tăng doanh thu nhiều hơn, khách hàng ở quê đông và nhu cầu hàng ngày luôn lớn.
9. Mở một xưởng làm bún
Bún được làm từ gạo, bạn hãy mua một vài dụng cụ và máy móc. Bún được làm ra có thể bán vào sáng sớm hoặc giao cho những cửa hàng kinh doanh đồ ăn cần bún. Nếu xung quanh khu nhà bạn chưa có ai kinh doanh mặt hàng này thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư mở xưởng làm bún.
10. Mở một nhà trông trẻ tư
Con cái tại nông thôn hiện nay cũng được các bậc cha mẹ quan tâm hơn, nếu bạn có một không gian rộng, khu công viên sạch sẽ hoặc những đồ chơi thông minh, mới mẻ… các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể gửi con tại nhà bạn thay vì cho chúng tới cơ sở đào tạo công lập.
Tuy nhiên để làm tốt ý tưởng kinh doanh nhà trẻ tư bạn cần đầu tư và thay mới các bài học, chương trình luyện tập thường xuyên, mở các hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút và lôi cuốn con trẻ hơn.
11. Nuôi bò thịt
Giống các nước phát triển phương Tây, thịt bò đang dần thay thế thịt lợn do nguồn dinh dưỡng và chất đạm nhiều hơn. Do vậy nuôi bò thịt trở thành một cách khởi nghiệp rất bền vững.
Lý do chọn bò thịt cũng là do giá thành loại thực phẩm này khá cao trên thị trường, nhờ vậy lợi nhuận thu về cũng lớn hơn. Bạn có thể đầu tư tiền mua bò về nuôi và mở rộng dần, tìm thị trường đầu ra cho mình.
12. Kinh doanh ở nông thôn bằng cách nuôi con lừa hoặc dê
Lừa và Dê là những loại thực phẩm mới trên thị trường hiện nay, đặc biệt chúng có giá bán rất cao, hơn nữa thịt lừa còn có khả năng chữa một số bệnh, do vậy việc nuôi lừa hoặc dê thịt rất có tiềm năm phát triển. Hãy quảng cáo tác dụng của các loại thịt mới mẻ này để thu hút người dân đến mua.
13. Đầu tư ở nông thôn bằng cách nuôi lợn
Thịt lợn không có giá trị cao so với thịt bò hay cừu và dê tuy nhiên nuôi lợn thịt bán lại là ý tưởng rất tốt, đây không chỉ là cách đầu tư kinh doanh tại quê được mà ở thành phố cũng phát triển rất mạnh. Thịt lợn chiếm tới 70% lượng thực phẩm tiêu dùng do vậy chăn nuôi lợn thịt bạn có thể thu lợi theo số lượng. Số lượng càng nhiều lợi nhuận càng được nhân lên bấy nhiêu.
Rất nhiều trang trại nuôi lợn đã thu bạc tỷ sau mỗi một lứa xuất chuồng, do đó nếu có diện tích rộng, có kinh nghiệm nuôi lợn, đầu tư trang trại, bạn có thể nuôi lợn để bán đi lấy lãi.
14. Làm giàu từ mô hình trồng nấm
Nấm là mặt hàng được yêu thích nhưng khá đắt đỏ trên thị trường. Bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ trên dưới 20 triệu đồng. Trồng nấm thu thành phẩm khá nhanh, chỉ tầm 3 – 5 tháng. Bạn có thể mở rộng kinh doanh với nhiều loại nấm khác nhau, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch trong khu vực, trong nước và có tiềm năng xuất khẩu.
15. Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày 1 cao, đây chính là cơ hội bạn có thể nắm bắt.
Để có thể kinh doanh bạn có thể tìm hiểu những nơi họ đã làm để tham khảo xem nguyên liệu thành phần gì cho từng loại gia súc gia cầm. Cần phải có công thức chính xác, phù hợp với độ tuổi con vật để sản xuất.
Bên cạnh đó bạn cũng phải chuẩn bị máy móc sản xuất như dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi, máy nghiền siêu mịn, máy nghiền búa, gầu tải, máy trộn đứng, máy ép viên, máy trộn….
nguồn sưu tầm
Th112
Phân trùn quế không dùng để bón
Trước đây tôi cũng như mọi người, vẫn lầm tưởng phân trùn quế cũng chỉ là phân bón để bón cho cây trồng giống như bao nhiêu loại phân bón hữu cơ vi sinh khác, mỗi cây phải bón từ 5-10 kg cho mỗi lần bón, và sau 3 tháng sẽ bón mới lại để cung cấp cho cây trồng. Chúng ta cũng có thể làm được điều này, cây vẫn rất tươi tốt, nhưng khi tính toán lại hiệu quả kinh tế thì bà con lại thấy rằng: có tốn tiền quá không khi sử dụng phân trùn quế thay thế những loại phân bón khác?
Thật sự đúng như vậy. Vì để sản xuất ra một kg phân trùn quế không hề đơn giản, qua biết bao nhiêu công đoạn và thời gian dài mới cho ra những kg phân trùn quế chất lượng để sử dụng. Nên chỉ có thể nói rằng phân trùn quế là không thể rẻ như những loại phân hữu cơ khác khi chỉ thu gom từ trong chuồng rồi đem đi ủ hay phơi khô rồi bán. Phân trùn quế không như thế, phân trùn quế phải được trùn quế tiêu thụ từ phân động vật khác và tiêu thụ một cách thường xuyên và đều đặn trong vòng 4-6 tháng mới có thể thu hoạch, mặt khác để tạo ra phân trùn quế thì phải mất ít nhất là số lượng phân động vật khác gấp đôi như thế.
Nên phân trùn quế với giá rẻ là phân kém chất lượng, hoặc phân trùn quế chưa được sử dụng đúng với giá trị thật sự vốn có của nó. Chúng ta không thể sử dụng và đánh đồng phân trùn quế như những loại phân bón khác, vì như thế là lãng phí thật sự nguồn tài nguyên hạn hẹp và có giá trị cao này. Vậy câu hỏi là chúng ta phải sử dụng như thế nào?
Phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau trong nó, nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Nên khi bón phân trùn quế để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả không cao khi giá của chúng cao hơn những loại phân bón khác. Nhưng mà khi biết được rằng phân trùn quế là một môi trường sinh khối để vi sinh vật phát triển tốt thì lại khác, chúng ta sẻ sử dụng phân trùn quế như một môi trường sống cho vi sinh vật, và liều lượng sử dụng khi đó không còn nhiều như lúc bón nữa, mà mỗi cây chỉ cần 1-2 kg phân trùn quế để rãi xung quanh vùng rễ để tạo môi trường tốt cho vi sinh vật.
Khi vi sinh vật có môi trường phát triển, chúng mới sinh sôi nảy nở và hoạt động tốt, khi đó những loại vi khuẩn cố định đạm sẻ làm cho đất tăng thêm hàm lượng đạm rất nhiều, những con vi sinh phân giải lân sẽ làm nhiệm vụ phân giải lân khó tiêu mà trước đó chúng ta đã bón nhưng cây chưa kịp sử dụng, những con vi sinh phân giải kali khó tan sẽ giúp cây có thêm kali mới để sử dụng và đặc biệt nhất là những vi khuẩn đối kháng sẽ phát triển mạnh và cạnh tranh dinh dưỡng mạnh mẽ với những con gây hại. Kết quả cuối cùng là vùng rễ xung quanh cây được tơi xốp với đầy dinh dưỡng dễ tiêu, không còn những tuyến trùng và vi khuẩn gây hại. Cây khỏe mạnh, lớn nhanh chắc hẳn sẽ cho năng suất cao.
Tuy nhiên để phát huy tốt nhất phân trùn quế ta cần phải thực hiện thêm 2 việc nữa là bổ sung thêm nấm đối kháng tricodecma để tăng khả năng đối kháng mầm bệnh cho cây trồng lên gấp bội, Phân trùn quế không có được chủng này nên chúng ta cần phải bổ sung thêm vào ngay khi bón. Và thứ 2 là sau mỗi 10-15 ngày cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học hoặc dịch trùn quế, vì bản thân dịch trùn quế sẽ có những vi sinh vật có lợi mà phân trùn quế sở hữu. Vì sao phải bổ sung thêm như vậy? Bên ngoài môi trường vi sinh vật và vi khuẩn có lợi chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu, và những vi sinh vật cũng có vòng đời ngắn, nếu chúng không thể phát triển tốt trong môi trường xung quanh rễ trong thời gian dài chúng ta phải bổ sung thêm vào một cách thường xuyên và thời gian 10-15 ngày/lần là hợp lý.
Khi môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cây dễ hấp thụ phân bón chúng ta cung cấp vào, thế nên chúng ta không cần phải bón nhiều như trước. Và việc giảm lượng phân bón xuống phải có thời gian, có thể giảm dần mỗi lần bón cho cây 10% và quan sát xem cây phát triển như thế nào, chúng ta không sợ cây thiếu phân, chỉ sợ cây thừa phân và chuyển hóa thành dạng khó tiêu tạo chất độc trong đất.
Với thông tin trên, phân trùn quế sẽ là môi trường tốt xung quanh vùng rễ để vi sinh vật phát triển để tạo môi trường tốt cho cây dễ hấp thụ, nên chúng ta phải kết hợp sử dụng phân trùn quế cùng các loại phân bón hiện đang sử dụng cho cây trồng, phân trùn quế chỉ giúp bà con giảm sử dụng những loại phân bón khác bằng cách giúp cây hấp thụ tốt hơn, phân trùn quế không thay thế phân bón khác bằng cách cung cấp dinh dưỡng cho cây, bà con cần hiểu rõ vấn đề để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên quý giá mà chúng ta đang sở hữu.
Hãy nhớ phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, vi sinh vật phát triển tạo môi trường xung quanh vùng rễ tốt, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh, kết quả cuối cùng là năng suất mà bà con luôn mong đợi con số ưng ý nhất. Thông tin này có thể rất ít người có thể biết được, nếu ai đọc được thông tin này và ứng dụng thành công, tôi mong bà con hãy chia sẻ đến những bà con khác để ứng dụng tốt trong mô hình cánh tác của mình hiệu quả hơn nữa. Chúc bà con sử dụng tốt hơn sản phẩm phân trùn quế
Nguồn: trùn quế củ chi
Th110
Phân bón lá sinh học thế hệ mới từ trùn quế
Phân bón lá sinh học thế hệ mới là phân bón có chứa các acid amin cung cấp cho cây trồng. Phân bón lá từ trùn quế có chứa Amino Acids & Peptids (A xít amin tự do & chuỗi A xít amin) là phân bón sinh học cao cấp nhất được biết tới vì hiệu lực cao đối với cây trồng và những ưu việt của nó đối với nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
Trong bối cảnh các nước trên thế giới yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản thì phân bón lá từ trùn quế có thành phần Amino Acids & Peptids là sự lựa chọn khôn ngoan của các nhà vườn để vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, nông sản dễ xuất khẩu, an toàn cho môi trường, là sản phẩm tất yếu để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP và đạt lợi nhuận cao. Hiệu quả cao của phân bón lá từ trùn quế có thành phần Amino Acids & Peptids thể hiện ở các tác dụng sau:
1/ Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất
Các Amino Acid là hợp phần cấu tạo nên protein và enzim (men sinh học). Chúng là yếu tố cơ bản của tất cả các cơ thể sống và có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của tế bào. Cây trồng có khả năng tổng hợp Amino Acid từ sự đồng hóa đạm, nhưng quá trình này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường và sức khỏe của cây. Đạm hữu cơ từ glutamate và glutamin thường được dùng để sinh tổng hợp nên các Amino Acid.
Các Amino Acid đơn kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành các liên kết Peptide nhờ các phản ứng ngưng tụ. Protein là các chuỗi polypeptide được tạo thành từ trên 100 Amino Acid đơn và trọng lượng phân tử của chúng thường lớn hơn 10.000 Dalton. Quá trình tổng hợp Amino Acid và Peptide rồi hình thành nên Protein và enzim trong cây thể hiện qua sơ đồ sau:
NO3– Amino acids Proteins, Enzymes Photo-
NH4+ —–> Peptides —–> —–> synthesis
Bón trực tiếp Amino Acid và Peptide cho cây sẽ giúp giảm được công đoạn tổng hợp Amino Acid từ đạm cây hút và giúp cây trồng tăng trưởng một cách mạnh mẽ, tạo năng suất cao và chất lượng tốt. Hiệu quả và lợi ích của Amino Acids & Peptids là khắc phục sự khủng hoảng sinh lý của cây trồng hoặc ảnh hưởng bất lợi của môi trường (hạn, nhiệt độ cao, quá nắng, sốc khi cây chuyển giai đoạn sinh trưởng…) đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu.
Từ các kết quả nghiên cứu này, Amino Acid & Peptids đã trở thành các sản phẩm dùng phổ biến như là phân bón sinh học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Cùng với vai trò là hợp phần của protein và quá trình sinh tổng hợp trong cây, các Amino Acid & Peptide còn thực thi nhiều vai trò khác và đem lại rất nhiều ích lợi cho cây trồng.
2/ Đối với sức khỏe của cây trồng
Nhiều năm nay các Amino Acid & Peptide đã được biết đến có thể làm giảm rõ ràng tác hại của sâu bệnh hại trên cây trồng. Bao quanh các mạch tạo thành của một số Amino Acid có chứa lưu huỳnh. Đây là yếu tố góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng. Nhiều báo cáo chỉ rõ hiệu quả của các Amino Acid & Peptide đối với bệnh sưng vàng rễ khoai tây do tuyến trùng gây ra (Kovacs). Bón phân Amino Acid & Peptide qua lá có tác dụng giảm có ý nghĩa ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng. Jacob cũng đã ghi nhận sự giảm có nghĩa tình trạng sần hư trái do vi rút (plum pox virus) gây ra sau khi phun vài lần Amino Acid & Peptide. Các Amino Acid & Peptide cũng làm giảm rụng trái ở các cây ăn trái dạng quả hạch nhờ ảnh hưởng của chúng như là các hormon dinh dưỡng trong cây.
3/ Đối với sự ra hoa và đậu trái
Các kết quả nghiên cứu ở Ý trên cây oliu cho thấy Amino Acid & Peptide nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn. Các công thức sử dụng chế phẩm kết hợp Amino Acid & Peptide với vi lượng Bo đã tăng cao hiệu quả của sự thụ phấn. Sự thụ phấn là cơ sở quan trọng của tiến trình đậu trái, vì thế sử dụng phân bón lá từ trùn quế giúp làm tăng tỷ lệ đậu trái, đặc biệt đối với các cây tự thụ phấn như cà phê, tiêu ……
4/ Tăng tính hữu hiệu sinh học của nguyên tố vi lượng
Các Amino Acid & Peptide có khả năng liên kết với các kim loại như mangan, sắt và kẽm tốt giống như với canxi và magiê. Các nguyên tố trung vi lượng này hiện diện tự nhiên trong nước dùng để phun hoặc được bổ sung ngay trong phân bón. Các dạng phức Amino Acid – Kim loại được hấp thụ bởi cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Nó cũng gia tăng hiệu quả trong việc vận chuyển qua một “Chặng đường” dài từ rễ, lá đến các bộ phận khác trong cây.
5/ Làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật
Sự kết hợp Amino Acid & Peptide với thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm so với dùng riêng rẽ. Theo Leandri và đồng sự 1986, Amino Acid & Peptide làm tăng hiệu quả của thuốc trị nấm Viclozonlin (Ronilan) trị bệnh Botrytis(thối trái) trên cây nho và dây tây. Amino acids & Peptides làm tăng hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Khả năng bám dính đặc biệt của Amino acids & Peptides giúp giữ được thuốc trên bề mặt lá tốt hơn ngay cả trong điều kiện gặp mưa. Hoàn thiện tính chất thấm và cân bằng pH của dịch phun là những bổ sung giúp gia tăng hiệu quả của thuốc so với không có Amino acids & Peptides.
Với việc sở hữu các acid amin, phân bón lá sinh học từ trùn quế là một trong những phân bón sinh học thế hệ mới giúp cho nền nông nghiệp nước ta theo kịp các nền nông nghiệp hiện đại của thế giới để bắt đầu canh tác sạch, canh tác bền vững.
nguồn: trùn quế củ chi
Th1205
Nuôi giun quế làm thức ăn cho cá
Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun.
Chúng tôi vào thăm mô hình nuôi cá lăng của anh Nguyễn Minh Tuấn ở Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ta ngạc nhiên với hiệu quả của việc nuôi cá lăng bao nhiêu thì cũng ngỡ ngàng với việc nuôi giun quế của anh bấy nhiêu. Anh nuôi giun để làm thức ăn cho cá. Anh nuôi tới cả nghìn mét vuông. Giun dày đặc trong luống nuôi. Ta chỉ xới đất lên là đã thấy nhung nhúc giun…
nuôi giun quế
Con giun quế (mà bà con phía Nam gọi là trùn quế) đã được chúng tôi giới thiệu cách nuôi từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó là loài giun ăn phân và có những đặc tính rất hấp dẫn. Hàm lượng đạm của nó có thể đạt từ 69-71%. Cầm một nắm giun khác gì cầm một miếng thịt. Vứt nắm giun đó cho vật nuôi thì khác gì cho nó ăn lươn!
Có thể nói, việc nuôi giun là một cách hỗ trợ đắc lực cho việc nuôi gà, nuôi Vịt, nuôi cá và nuôi nhiều loài khác. Một số gia đình nuôi ếch đã lấy giun làm thức ăn vỗ béo hiệu quả nhất cho nó trước khi bán 1 tháng. Anh Tuấn thì nuôi giun để làm thức ăn cho cá lăng đuôi đỏ của anh. Cá được ăn giun lớn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của giun quế là phân. Tốt nhất là phân của động vật ăn cỏ (như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, hươu, nai… và cả voi nữa).
Phân lợn cũng nuôi được giun. Ta xây hoặc dùng gạch quây thành những luống (rộng 1,2-1,5m, cao 20-30cm và dài tùy ý). Chỗ nuôi phải có mái che, ta cho phân vào trong đó rồi thả giun giống lên trên. Khu nuôi nên che tối. Nếu không che được thì ta phải phủ lên luống các tấm bao tải hoặc chiếu rách. Giun ưa hoạt động vào tối. Hàng ngày nhớ tưới ẩm cho luống nuôi.
Giun sinh sản rất khỏe. Nó lại là loài lưỡng tính, con nào cũng đẻ được. Mỗi tuần nó đẻ 1 lần. Mỗi lần ra một cái nang có từ 2-20 trứng. Một tháng sau, trứng nở ra giun con. Ba tháng sau, giun con trưởng thành và lại tiếp tục đẻ như mẹ. Trong lúc, con mẹ sống tới hơn 10 năm mà vẫn đẻ. Vì vậy, cụ, kỵ, ông, cha, cháu, chắt, chút, chít… của nó đều đẻ! Do đó, lượng giun trong luống nuôi tăng lên rất nhanh.
Việc của ta là thường xuyên cung cấp đủ thức ăn cho nó, chỉ cần hòa phân loãng ra rồi tưới đều lên luống. Đừng pha loãng quá mà ở dạng sền sệt là tốt. Phải theo dõi hàng ngày không để giun bị đói. Ta cho ăn lần lượt và cũng thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu. Khi khai thác giun thì việc lọc ra toàn giun không khó. Ta xúc cả phân và giun ra 1 tấm nylon ở ngoài sáng, vun lên thành đống. Giun sẽ chui đầu xuống dưới, ta gạt dần phân phía trên ra. Cuối cùng, ở dưới tụ lại toàn giun.
Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun.
Nguồn kĩ thuật nuôi trồng
Th222