Tây Ninh triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất hữu cơ
Nguồn tin : báo Nông nghiệp
Đế khuyến khích nông dân chuyển dần sang sản xuất hữu cơ, theo hướng hữu cơ, ngành nông nghiệp Tây Ninh đang thực hiện nhiều giải pháp thiết thực.
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Tuy nhiên, sản xuất hoàn toàn hữu cơ là rất khó. Vì vậy, sau mấy năm triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay, chỉ có hai cơ sở sản xuất ở Tây Ninh đã đăng ký sản xuất hoàn toàn hữu cơ. Cụ thể, một cơ sở sản xuất hoàn toàn hữu cơ cây bí đỏ và một cơ sở sản xuất hoàn toàn hữu cơ với cây khoai mì. Sản lượng sản phẩm hoàn toàn hữu cơ của 2 cơ sở này hiện vẫn chưa nhiều.
Trong khi đó, sản xuất theo hướng hữu cơ ở Tây Ninh đang có xu hướng tăng lên. Như ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Minh Trung (huyện Tân Châu) đã có 30ha mãng cầu được chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngoài ra, còn rất nhiều diện tích nông nghiệp ở Tây Ninh đang sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP mà trong đó tỷ lệ sử dụng các loại phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang tăng lên.
Để phát triển sản xuất hữu cơ trên địa bàn, ngành nông nghiệp Tây Ninh đang thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, trước hết là chú trọng tới truyền thông. Theo đó, thông qua truyền thông, ngành nông nghiệp Tây Ninh giải thích cho người sản xuất, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết được ý nghĩa của việc chuyển đổi sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Việc chuyển đổi ấy sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Khi đã hiểu được tầm quan trọng của sản xuất hữu cơ, nông dân sẽ dần chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ và người tiêu dùng sẽ sẵn sàng ủng hộ các loại nông sản hữu cơ hay được sản xuất theo hướng hữu cơ.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Tây Ninh cũng đang tích cực hướng dẫn, khuyến khích nông dân chuyển đổi dần sang sản xuất hữu cơ.
Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ những chuỗi liên kết sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn an toàn khác cũng góp phần thúc đẩy sản xuất hữu cơ. Vì để đạt được những tiêu chuẩn này, nông dẫn phải chú trọng các biện pháp sản xuất an toàn, trong đó có việc sử dụng nhiều hơn những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ trong quá trình sản xuất.
Trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp thời gian qua, Sở NN-PTNT Tây Ninh thường xuyên kiểm tra những cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc kiểm tra thường xuyên, trước hết là để ngăn chặn kịp thời những sản phẩm độc hại, những sản phẩm đã bị cấm sử dụng, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm hạn chế sử dụng trên một số đối tượng cây trồng…
Ông Xuân cho rằng, việc kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng sẽ khiến những cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Qua đó, tạo ra cơ hội cho những loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học được tiêu thụ nhiều hơn trên thị trường.
Để phát triển sản xuất hữu cơ, không thể không phát triển thị trường nông sản hữu cơ, nông sản được sản xuất theo hướng hữu cơ. Vì vậy thời gian qua, Sở NN-PTNT Tây Ninh đã khuyến khích quảng bá, giới thiệu những nông sản an toàn, nông sản ứng dụng sản xuất hữu cơ tới những hệ thống bán lẻ như Co.op Mart, Bách Hóa Xanh… với mong muốn những hệ thống bán lẻ sẽ hình thành những cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm hữu cơ hay VietGAP, qua đó tạo cơ hội cho những sản phẩm này được tiêu thụ ngày càng nhiều hơn trên thị trường.
Th1006
Giá phân bón tăng trở lại
Nguồn tin: Báo Long An
Sau khoảng thời gian giảm mạnh, hiện giá các loại phân bón (PB) đã tăng trở lại, trong đó, phân đạm tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với tuần trước; các loại khác như NPK, DAP,… tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg, tùy loại. Theo nhiều nông dân, nguyên nhân dẫn đến giá PB tăng là “ăn theo” giá lúa. Mặt khác, do thị trường PB trên thế giới đều tăng giá nên giá PB trong nước cũng tăng theo.
Giá nhiều loại phân bón tăng cao, nông dân gặp khó khăn vì chi phí sản xuất tăng
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh khá lo lắng khi giá PB tăng cao, trong khi đầu ra nông sản còn bấp bênh. Ông Nguyễn Văn Hòa (xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ) cho biết: “Tôi đang trồng 1,2ha dưa hấu nên sử dụng PB khá nhiều. Tôi lo khi giá nhiều loại PB đang “nhích” lên, trong khi năm nay, giá bán dưa hấu lại bấp bênh, có lúc chỉ ở mức 5.000-6.000 đồng/kg. Vừa qua, tôi mua PB DAP với giá trên 1,3 triệu đồng/bao, còn NPK gần 1,2 triệu đồng/bao”.
Theo ông Hòa, để giảm chi phí PB, ông giảm lượng sử dụng PB hóa học và tăng cường sử dụng các loại PB hữu cơ. Tuy nhiên, khi chuyển sang các loại PB mới cũng như giảm lượng sử dụng, nguy cơ cây trồng bị giảm năng suất khá cao.
Đối với nông dân trồng lúa, việc giá PB tăng đúng vào thời điểm đã thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu 2023 nên chưa ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, sau khi lũ rút, nông dân bắt đầu sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thì đây sẽ là gánh nặng không nhỏ đối với nông dân.
Ông Nguyễn Văn Tấn (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng) cho biết: “Giá PB tăng trở lại sau một thời gian giảm, nhất là các loại phân đạm có giá khoảng 900.000 đồng/bao, trong khi, các năm trước chỉ từ 650.000-800.000 đồng/bao”. Hiện ông Tấn ngâm lũ 2,8ha đất và sẽ gieo sạ ngay sau khi lũ rút. Giá PB cao như hiện nay, ông Tấn sẽ phải tính toán rất nhiều trong việc sử dụng cũng như đầu tư các chi phí sản xuất khác để bảo đảm hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2023-2024.
Theo một số chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giá PB đang ở mức cao do giá PB trên thế giới tăng cũng như các nguyên liệu nhập khẩu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất PB ở trong nước tăng. Giá PB DAP nhập khẩu từ Trung Quốc (50kg/bao) được bán lẻ tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ở mức trên 1,1 triệu đồng/bao, giá NPK 20-20-15 TE ở mức trên 1,2 triệu đồng/bao. Trong khi đó, giá các loại phân đạm (Urê) như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau và một số loại Urê nhập khẩu từ Trung Quốc đang bán lẻ ở mức 780.000-800.000 đồng/bao.
Trước những khó khăn trên, nhiều nông dân và cửa hàng bán lẻ PB mong muốn giá PB sớm được bình ổn và ngành chức năng cần tổ chức thêm các lớp tập huấn, giới thiệu cụ thể cho nông dân về những loại PB có giá phù hợp và chất lượng bảo đảm, nhất là các loại PB hữu cơ; đồng thời, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ giá và chất lượng các loại PB trên thị trường, tránh xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý hay hàng gian, hàng giả, kém chất lượng./.
Minh Tuệ
Th1027
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí đao
Bí đao là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong bữa ăn của các gia đình. Với công dụng tiêu nước dư thừa trong cơ thể, giảm cân, giữ dáng, giàu dinh dưỡng,… thì bí đao càng được nhiều người chọn mua hơn nữa. Đặc biệt, việc trồng bí đao là khá đơn giản với năng suất cao càng giúp giống cây trồng này được nhiều bà con nông dân lựa chọn.
Chuẩn bị trước khi trồng bí đao
Thông thường, bí đao được trồng vào vụ đông từ đầu tháng 9 tới giữa tháng 10 hàng năm ngay trên chân mạ mùa. Tuy nhiên, việc trồng sớm từ 1 – 20/9 được đánh giá cao với khả năng cho năng suất cao, độ ổn định lý tưởng.
Làm đất
Đất trồng bí đao ưu tiên sử dụng loại cát pha, thịt nhẹ với khả năng chủ động trong tưới tiêu. Đặc biệt, khu vực đất trồng bí đao yêu cầu cần cách khu vực có chất thảo công nghiệp, hay bệnh viện tối thiểu 1 – 2km.
Bí có thể được trồng đan xen hoặc trồng riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Với từng cách thức trồng thì làm đất cần tiến hành với kỹ thuật khác biệt. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản là xới xáo kỹ lưỡng, làm cỏ và bón lót đầy đủ.
Đối với việc canh tác riêng biệt thì làm luống, lên giàn cần thực hiện. Luống trồng bí đao yêu cầu cần đạt chiều rộng từ 1.2 – 1.4m. Tuy nhiên, nếu trồng bò trên mặt đất thì luống cần có chiều rộng từ 2.7 – 3m.
Chọn hạt giống
Hiện nay, giống bi đao có 2 loại chính là giống bí đanh có quả nhỏ hơn, đặc, ít lõi và ăn ngon. Ngoài ra, bị bộp có quả to với trọng lượng từ 4 – 6kg/ trái song khá nhiều lõi.
Bà con nên ưu tiên tìm hiểu, chọn mua hạt giống tại cơ sở cung cấp uy tín. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy với độ nảy mầm cao là yêu cầu cơ bản.
Kỹ thuật trồng bí đao đơn giản
Ngâm ủ hạt giống
- Hạt giống sau khi mua về cần ngâm trong nước sạch từ 4 – 6 giờ. Sau đó, đem hạt giống đi đãi sạch, loại bỏ phần nước chua.
- Hạt giống trộn lẫn với cát theo tỷ lệ 1 hạt giống: 3 – 4 cát, sau đó gói vào vải xô ủ kín.
- Trong quá trình ủ cần tiến hành dấp nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sau khoảng 1 – 2 ngày hạt giống sẽ nứt nanh và quá trình đem gieo có thể tiến hành.
Gieo hạt
Hạt giống bí đao có thể gieo trong khay nhựa, trong vỉ xốp, hoặc trong bầu bằng nilon. Đất để gieo hạt cần trộn đất phù sa cùng phân chuồng ủ hoai mục. Đảm bảo đất gieo hạt tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho vào trong khay trồng, hoặc trong bầu nilon,…Cần chú ý cắt hai đầu phái dưới giúp quá trình thoát nước dễ dàng trong quá trình gieo hạt.
Bầu đất sau khi hoàn thiện bà con gieo hạt bí đao đã nứt nanh vào bên trong, phủ lên bằng một lớp đất mỏng. Sau đó, duy trì việc tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 5 – 7 ngày cho tới khi hạt nảy mầm, mọc câu con.
Trồng cây con
Khi hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây con và có lá thật thì việc đưa ra ruộng trồng cần thực hiện. Tạo các lỗ nhỏ kích thước lớn hơn bầu đất, sau đó đặt cây con vào lỗ trồng, phủ đất nén chặt phần gốc.
Yêu cầu sau khi trồng cần phủ lên một lớp rơm rạ mỏng, tưới đẫm nước giúp cây nhanh chóng hồi xanh.
Hướng dẫn chăm sóc bí đao
Chăm sóc bí đao trong quá trình canh tác yêu cầu bà con cần quan tâm tới các kỹ thuật chính là:
Tưới nước
Ngay sau khi trồng cần duy trì tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn thúc đẩy bí đao sinh tưởng tốt hơn. Đặc biệt, giai đoạn cây ra hoa và cho trái việc tưới nước càng cần chú ý nhằm cung cấp đủ nước, hỗ trợ cho trái phát triển và đạt tiêu chuẩn chất lượng khi thu hoạch.
Làm cỏ
Làm cỏ đều đặn và thường xuyên trong mỗi lần tiến hành bón thúc cho vườn trồng bí đao. Kết hợp làm cỏ thủ công với xới xáo, vun gốc đầy đủ.
Cố định dây leo
Khi thân cây phát triển được 50cm lúc này bà con dùng đất để chặn ngang phần đốt, cách khoảng 1 – 2 đốt tiếp tục chặn để cây bí ra thêm rễ bất định, hút thêm được dinh dưỡng để nuôi trái. Sau khoảng 3 – 4 ngày tiến hành chặn một lần, đồng thời định hướng quá trình phát triển của ngọn bí. Khi ngọn bí từ hốc này bò sang tới hốc bên kia mới bắt đầu nương dây để cho bí leo giàn. Đảm bảo quá trình leo giàn một cách tự nhiên, không để dây bí bị vặn.
Chúng ta sử dụng rơm, hoặc dây chuối để buộc cố định ngọn bí vào giàn. Cần đặc biệt chú ý buộc vào phầng nách lá để tránh tác động tiêu cực làm tổn thương thân cây. Yêu cầu cần bắt chéo dây đều trên giàn, tránh để che rợp khi bí ra hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí đao khi canh tác thường gặp một vài loại sâu bệnh hại như rệp, sâu xênh, sâu vẽ bùa, hay thối đốt cây, sương mai, phấn trắng, héo xanh,… Bởi thế, trong quá trình canh tác cần kiểm tra vườn trồng thường xuyên để kiểm soát tình hình.
Ngay khi phát hiện sâu bệnh hại xuất hiện cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, liều lượng theo yêu cầu để giải quyết nhanh chóng.
Kỹ thuật bón phân cho cây bí đao sai trái
Bón lót
Với giống cây trồng lấy trái như bí đao việc bón lót yêu cầu sử dụng phân bón hữu cơ thông dụng là phân bò, trùn quế, phân gà…. . Sau khi làm đất tiến hành bón lót, sau đó ủ hoai mục khoảng 10 – 15 ngày trước khi đưa cây con ra trồng. Riêng trùn quế bón xong trồng trực tiếp không cần ủ
Bón thúc
Bón thúc trong quá trình cây bí đao sinh trưởng sẽ thực hiện khoảng 3 đợt chính. Cụ thể là:
- Bón thúc lần 1: Khi cây bí đao có từ 2 – 3 lá thật lúc này tiến hành xới phá váng, bón thúc và vun nhẹ gốc. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng tiêu chuẩn là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm thực hiện khi cây bắt đầu ngả ngọn leo giàn hoặc bò trên mặt ruộng bằng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng sẽ là 20 – 30kg/ 1000m2.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 17-7-17 tiến hành bón thúc lần cuối cùng sau khi bí đao đã ra trái rộ.
Kỹ thuật trồng bí đao là hết sức đơn giản, dễ dàng áp dụng. Dễ dàng cho năng suất cao, thích hợp với nhiều loại đất thì bí đao trở thành giống cây trồng canh tác được nhiều bà con lựa chọn. Hy vọng với chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chi tiết kể trên sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn bí đao cho diện tích canh tác của mình.
Nguồn Phân bón Hà Lan
Trùn quế Phước Hiệp kính chúc bà con bội thu
Th1027
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng, hay còn được biết tới với tên gọi là khổ qua là giống cây trồng thuộc họ bầu bí. Con người thường trồng mướp đắng để lấy trái phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, hữu ích cho người dùng. Cùng tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng tiêu chuẩn thông qua bài viết để áp dụng thuận lợi trên vườn trồng của gia đình mình.
Chuẩn bị trước khi trồng mướp đắng
Thời vụ trồng thích hợp
Đặc trưng của mướp đắng là có thể đưa vào trồng quanh năm đều sinh trưởng và cho trái theo nhu cầu của con người. Tuy nhiên, thời vụ lý tưởng cho cây phát triển nhất chính là Đông Xuân từ tháng 10 tới tháng 1 năm sau.
Ngoài ra, vụ Hè Thu được đánh giá cao ở năng suất tùy nhiên thường đối mặt với tình trạng bị ruồi đục trái. Vì vậy, khi cân nhắc trồng vào giai đoạn này bà con cần đặc biệt lưu tâm trong quá trình chăm sóc.
Chọn giống mướp đắng
Bạn có thể cân nhắc mua hạt giống tại các đại lý uy tín, hoặc sử dụng trái mướp đắng chất lượng của vụ trước để lấy hạt. Nếu tự chuẩn bị hạt giống cần ưu tiên chọn trái lớn, cầm chắc tay. Sau đó bổ trái khi đã già, lấy hạt rửa sạch và phơi thật khô. Việc ngâm ủ sẽ được tiến hành khi mùa vụ tới.
Ngoài ra, đối với việc mua giống bán sẵn bà con có thể cân nhắc một số giống phổ biến, được đưa vào trồng nhiều như:
- Giống mướp đắng địa phương: khổ qua xiêm, TH-12,…
- Giống mướp đắng lai F1 tiêu biểu như Chiatai, 054 và 185, hay East-west 241,…..
Làm đất và lên liếp
Đặc điểm nổi bật của mướp đắng là có thể trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu của đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, được làm sạch cỏ, độ thoáng khí cao. Trong đó, ưu tiên dùng đất thịt pha cát mang tới điều kiện sinh tưởng hoàn hảo nhất.
Yêu cầu với diện tích canh tác khổ qua cần được tiến hành cày xới kỹ càng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư của vụ trồng trường đó. Sau đó bón lót, rắc thêm vôi bột để khử khuẩn. Hoàn thành việc bón lót thì lên liếp, phơi ải khoảng 20 ngày trước khi trồng.
Tiêu chuẩn của luống trồng khổ qua cần hoàn thành với chiều rộng từ 0.6 – 0.8m, độ cao từ 20 – 30cm là hợp lý. Sau khi lên luống cần căng màng phủ theo chiều dài của luống. Đảm bảo mảng phủ cần kéo sát mép rãnh để tránh tình trang cỏ mọc ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.
Kỹ thuật trồng khổ qua
Mướp đắng khi trồng cần được thực hiện qua đầy đủ các bước chính là xử lý hạt giống, gieo hạt và trồng dự trù. Trong đó cụ thể yêu cầu của từng bước trong quy trình này sẽ là:
Xử lý hạt giống
Hạt giống đã chuẩn bị trước đó chúng ta đem ngâm cùng nước nóng trong thời gian khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Nước ấm sử dụng pha theo tỷ lệ tiêu chuẩn là 2 sôi 3 lạnh. Sau khi ngâm xong bà con đem ủ trong khăn ẩm thời gian khoảng 24 giờ.
Lúc này, đem hạt giống rửa sạch bằng nước để loại bỏ hết lớp nhờn bên ngoài. Tiếp tục đem ủ trong khăn ẩm sạch cho tới khi hạt nứt nanh mới tiến hành đem gieo. Cần chú ý để hạt nứt nanh, mọc rễ với độ dài vừa phải.
Gieo hạt
Canh tác mướp đắng thông thường hạt giống sẽ được gieo trực tiếp xuống luống trồng đã chuẩn bị trước đó. Tra hạt trực tiếp xuống lỗ trồng sau đó phủ lên một lớp đất mỏng lên trên cùng. Cần chú ý khi tra hạt bạn cần đảm bảo đặt đầu nứt nanh xuống phía dưới. Cuối cùng phủ lên một lớp rơm rạ, hoặc lớp tro ủ hoai mục.
Với mỗi hốc trồng bà con nên gieo khoảng 5 – 7 hạt phòng trừ tình trạng sâu đất, hay dế phá hoại. Sau khi hoàn thành việc gieo hạt giống thì tưới đẫm nước nhằm duy trì độ ẩm cho đất lý tưởng, thúc đẩy hạt nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành câu con.
Trồng dự trù
Bên cạnh việc gieo trực tiếp trên luống trồng thì trồng dự trù cần được cân nhắc thực hiện. Chúng ta nên trồng dự trù thêm một số cây trong bầu đất để sử dụng dặm vào những hốc không lên, hoặc cây quá yếu, bị sâu bệnh phá hoại,… sau một khoảng thời gian canh tác.
Chăm sóc cây mướp đắng
Chăm sóc cây khổ qua khá đơn giản với một vài yêu cầu cơ bản nhất định. Trong đó, cách thực hiện yêu cầu cần tuân thủ chính là:
Tưới nước
Trồng mướp đắng, hay những loại cây trồng khác việc cung cấp đủ nước ảnh hưởng tới quá trình cây sinh trưởng. Việc tưới đủ nước, đều đặn hàng ngày cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Trong đó, giai đoạn cây đang ra hoa, nuôi trái thì việc tưới nước cần được chú trọng.
Không để vườn trồng đất quá khô, tuy nhiên cũng cần chú ý để tình trạng ngập úng không xảy ra. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều việc tránh ngập úng cần thực hiện tránh ảnh hưởng tới quá trình cây phát triển, thậm chí là chết cây.
Làm cỏ
Duy trì việc làm cỏ thường xuyên nhằm kiểm soát độ thông thoáng cho luống trồng. Không tranh dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh xuất hiện đều được đảm bảo tốt. Việc làm cỏ cho diện tích trồng mướp đắng cần kết hợp với xới xáo, vun gốc.
Thông thường, việc làm cỏ khi canh tác giống cây trồng này sẽ được tiến hành thủ công bằng tay. Thực hiện đều giúp không gian sinh trưởng của mướp đẳng được đảm bảo tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
Mướp đắng khi trồng có nhiều loại côn trùng phá hoại sẽ phải đối mặt. Trong đó thì sâu đất, rệp, sâu xanh, bọ rẫy, hay bọ trĩ, rầy mềm,… là khá thường gặp. Việc kiểm tra vườn trồng thường xuyên cần được hết sức lưu tâm. Nhờ đó, việc canh tác sẽ có được kết quả cao như yêu cầu.
Song song với đó, bệnh hại cây mướp đắng thường thấy là lở cổ đất, đốm nâu trên lá, hoặc bệnh virus, héo rũ,… Loại bỏ lá úa, cắt tỉa lá bệnh khi xuất hiện, đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp cần được chú ý thực hiện. Qua đó, việc xử lý các vấn đề sâu bệnh hại vườn trồng mướp đắng được giải quyết tốt.
Làm dàn leo
Việc làm hệ thống giàn leo đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho khổ qua có thể sinh trưởng thuận lợi. trong đó, yêu cầu cơ bản trong quy trình làm giàn sẽ là:
- Trà leo: Khi cây con phát triển có khoảng 3 – 4 lá thật thì lúc này cắm trà cần được thực hiện. Sử dụng cọc trà chiều dài khoảng 2.2 -2.5m với mật độ sử dụng là 2.500 cây/ 1000m2. Sử dụng cắm theo hình chữ A, có cả trà ngang đảm bảo độ chắc chắn.
- Giăng dây: Hoàn thiện hệ thống dây gân phủ toàn bộ hệ thống giàn trên và giàn ngang. Từ đó việc sinh trưởng, nuôi trái dễ dàng với hệ thống dàn leo chắc chắn.
Tiêu chuẩn bón phân cho cây mướp đắng
Phân bón khuyến khích sử dụng là các dòng phân hữu cơ: heo, bò, gà, trùn quế . Bà con sử dụng liều lượng phù hợp tương đương với diện tích trồng cụ thể. Trong đó, liều lượng trùn quế100 – 120 kg/ 1000m2.
Tiến hành bón lót ngay sau khi làm đất xong xuôi. Bón lót kết hợp với rắc vôi bột để cải thiện độ giàu dưỡng chất, cũng giúp khử khuẩn cho đất trồng tốt hơn. Sau đó, phơi ải thời gian tiêu chuẩn trước khi bắt đầu vào canh tác vụ mới.
Việc bón thúc cho cây mướp đắng yêu cầu cần được thực hiện thường xuyên. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mới giúp mỗi cây trồng có khả năng sinh trưởng nhanh chóng, sai trái. Bà con cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tần suất thực hiện: Khi cây con được từ 20 – 25 ngày tuổi việc bón thúc lần đầu tiên cần được thực hiện đầy đủ. Sau đó, cách khoảng 10 – 15 ngày sẽ thực hiện bón thúc một lần cho tới gần ngày thu hoạch.
- Loại phân bón sử dụng: Ưu tiên dùng một số loại như NPK Hà Lan 20-20-15, hay NPK Hà Lan 17-7-17, NPK Hà Lan 16-9-21, NPK Hà Lan 12-12-18,… cho cây mướp đắng.
- Kỹ thuật bón thúc: Tạo các lỗ nằm cách xa gốc cây một chút sau đó bón trực tiếp phân NPK xuống, phủ đất lên trên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể pha loãng phân bón để tưới vào gốc liều lượng vừa phải.
Như vậy, việc trồng mướp đắng có thể tiến hành một cách đơn giản và hiệu quả cho từng hộ gia đình. Dù là trồng với mục đích gì, diện tích cụ thể bao nhiêu thì áp dụng theo đúng kỹ thuật kể trên cũng tạo ra những cây trồng chất lượng, xanh tốt và cho thu hoạch năng suất cao.
Nguồn : phân bón Hà Lan
Th1019
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu
Ớt nhưng không có vị cay, thậm chí đa số còn mang vị thanh ngọt nhẹ chính là đặc điểm gợi nhớ đến ớt sừng trâu. Giống ớt này cho năng suất kinh tế cao, giá bán ổn định, hình thức đẹp và giàu chất dinh dưỡng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu được chia sẻ bởi chủ nông trại trồng loại ớt này lâu năm và chuyên gia khuyến nông.
Giá trị kinh tế của ớt sừng trâu
Ớt sừng trâu còn được gọi với tên khoa học là Capsicum annuum L. Đây là giống ớt mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã được gieo trồng trên nhiều tỉnh thành. Người dân Việt vô cùng chào đón thực phẩm này. Biểu hiện là ớt sừng trâu được chế biến thành nhiều món ngon trên mâm cơm Việt.
Ớt sừng trâu được nghiên cứu là mang lại lợi ích dinh dưỡng tốt. Trong ớt chứa nhiều vitamin C, A, B6. Những vi chất có lợi như magie, natri, sắt, canxi, kali. Đặc biệt, khi ớt sừng có màu xanh sẽ chứa nhiều hợp chất capsaicin tự nhiên. Hợp chất này có tác dụng giảm cơn đau do chấn thương khớp, đau lưng ha bong gân.
Ớt sừng trâu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng. Giá của quả ổn định trong khoảng 15,000 – 30,000 VND/kg. Năng suất của cây trung bình khoảng 3kg cây. Với những chi phí bỏ ra so với giá bán hiện tại, anh Vĩnh Phúc – chủ của nông trại ớt sừng trồng khoảng 30,000 cây đánh giá là mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Chuẩn bị trước khi trồng ớt sừng trâu
Chuẩn bị đất
Chọn đất và khu vực trồng ớt sừng trâu cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp. Một vài loại đất phù hợp để trồng là đất cát pha, đất phù sa ven sông, đất màu canh tác lúa, đất thịt pha sét.
- Đất trung tính hoặc ít nhiễm phèn mặn, pH trong khoảng 5.5 – 7. Đất có hàm lượng dinh dưỡng sẵn có.
- Ớt sừng trâu là loài thực vật háo nước. Do vậy, nguồn nước tưới cho cây cần dồi dào và ổn định.
- Đất trồng nên được luân canh giữa các loài thực vật khác nhau như lúa, bắp, khoai tây, khoai lang… Nếu ruộng trồng các giống cây thuộc họ cà như cà tím, cà chua, ớt… thì cần xử lý đất như cày ải, rắc vôi sống khô để tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất.
Kỹ thuật làm đất trồng cây:
Đất trồng ớt sừng trâu cầu được cày sâu và phơi khô ải thật kỹ. Bạn nên rắc vôi để khử nấm bệnh. Ớt dễ dàng bị nhiễm bệnh khiến mất năng suất thu hoạch. Do đó, xử lý đất càng kỹ thì khả năng cây sinh trưởng, phát triển tốt càng cao.
Để trồng được cây chuẩn, bạn cần chuẩn bị mặt luống. Luống ớt đầu trâu có đặt điểm là cao và rộng. Mặt luống được thiết kế rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm, trồng ở thành hai hàng theo chiều dọc. Rãnh thoát nước và để di chuyển rộng 40cm.
Ươm hạt
Ngâm ủ hạt giống ớt sừng trâu, thông thường thùi lượng hạt giống cho 1ha đất trồng ớt sừng trâu sẽ rơi vào khoảng 150 – 200g/ha. Với khối lượng này, cây giống sẽ rơi vào khoảng 33,000 – 35,000 cây con.
Ngâm hạt giống trong nước sạch, ấm, trung tính trong 6 – 8 giờ. Sau đó vớt hạt rồi ngâm trong dung dịch nước trừ nấm Funomyl. Pha dung dịch theo liều lượng 1g Funomyl với 1 lít nước sạch trong 30 phút. Sau đó vớt sạch và ủ trong khăn ẩm. Chọn vị trí ủ hạt râm mát, nhiệt độ 25 – 18 độ C. Thường xuyên tưới nước hoặc bọc trong bọc nilon để tránh thoát hơi nước.
Sau khoảng 48 giờ, hạt giống sẽ nảy mầm gần như hoàn toàn. Tỷ lệ nảy mầm của ớt sừng trâu cao >95%. Đem hạt đã nứt vỏ, thoát một chút rễ đi gieo.
Gieo cây giống ớt sừng trâu: Đất để gieo hạt cần có đặc điểm là mặt tơi xốp và đã được trộn đều với phân chuồng hoai mục. Sau khi trải hạt giống đều lên mặt đất, người gieo tiến hành lấp mặt luống lớp phân chuồng mỏng, đã hoai và sàng kỹ.
Tiếp tục trải lên mặt lớp đất tơi mỏng. Bỏ những cục đất to vì có thể làm cây giống bị cong hoặc lấp không cho mầm đâm lệch. Kiến thích ăn hạt cây giống nên người gieo cần rắc một chút thuốc diệt kiến như Basudin để xua đuổi.
Kỹ thuật trồng ớt sừng trâu
Trồng cây con
Sau 25 – 35 ngày gieo, cây mọc được 4 – 5 lá thật thì có thể xúc mang đi trồng. Nên lựa chọn những cây tươi tốt, đứng thẳng, lá xanh, chồi khỏe, không có dấu hiệu bị bệnh.
Ớt sừng trâu được trồng theo 2 hàng/luống. Trên 1 luống, ở mùa khô, theo chiều dọc cây cách cây 0.6m, hàng cách hàng 0.6m. Trong mùa mưa, cây cách cây và hàng cách hàng trên cùng 1 luống là 0.7m.
Chăm sóc ớt sừng trâu
Bón phân
Việc bón lót cần tiến hành vào thời điểm làm đất để làm giàu dưỡng chất, giúp đất trồng trở nên màu mỡ hơn. Bà con sử dụng phân bò, phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, hoặc các dòng phân hữu cơ như: Organic 1, Organic Gold bón khoảng 100 – 120 kg/ 1000m2/ lần.
Sau khi trồng ớt được 10 ngày, rễ đã quen đất và cây phát triển thêm được khoảng 3 – 5 lá tiến hành bón thúc lần 1 và xới đất. Trong lần bón thúc đầu tiên sử dụng phân NPK Hà Lan 20 – 20 -15. Khi bón, bạn nên cho lên bề mặt đất, xa gốc cây sau đó xới đất phủ lên phân bón.
Bón thúc giai đoạn 2, 3, 4 thì lượng bón phân của từng giai đoạn sẽ chia đều phần phân bón NPK còn lại sau khi bón thúc lần 1. Trong 3 giai đoạn nuôi quả phát triển, nếu quả bị thối đuôi thì chủ trang trạng cần bổ sung thêm canxi bằng muối CaCl2 cho cây. Pha muối CaCl2 với nước và phun định kỳ 8 – 10 ngày/lần.
Tưới nước
Khi trồng mùa mưa, bạn cần đảm bảo ruộng có khả năng thoát nước tốt. Mùa nắng cây cần được tưới nước đầy đủ. Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa, kết quả, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng để tránh rụng bông, rụng trái.
Tỉa nhánh
Nếu ớt sừng phát triển cành con quá nhiều, bạn cần tỉa bớt lá và nhánh con để cây bớt phân tán rộng, tạo khoảng trống cho cây. Nếu lá quá xum xuê sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho sâu bệnh.
Làm giàn
Ớt sừng có thể đạt được độ cao từ 70 – 100cm. Do đó, bạn cần làm giàn để cố định cây. Giúp cây đứng thẳng và vững chắc khi gặp gió bão. Giàn được làm bằng cây tre, gỗ, nứa kết hợp với dây nilon. Mỗi hàng cắm hai trụ cây lớn ở mỗi đầu. Chăng dây từng đầu này đến đầu kia của luống. Mỗi cây sẽ cắm 1 cây trụ nhỏ xuyên qua tâm của tán lá để làm cột chống đỡ.
Phòng trừ các tác động của môi trường
Khi trồng ớt, bạn có thể sử dụng màng phủ luống nông nghiệp để ngăn chặn cỏ đồng thời giúp ẩm đất tốt. Màng nên có chiều ngang 1.2m để bao phủ rộng toàn luống. Để tránh được các tác động của môi trường như mưa, gió, ánh nắng, sương giá, bạn nên sử dụng lưới chống nắng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho ớt sừng trâu
Giống ớt sừng trâu thường thường bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nếu đất trồng không được xử lý tốt. Đó là lý do công tác chuẩn bị đất như cày ải, phơi khô, rắc vôi cần được thực hiện tốt từ đầu.
Ớt sừng trâu hay có muội trắng tập trung dưới tán lá. Để phòng trừ, bạn có thể dùng lưới chống côn trùng hoặc phun thuốc muội.
Nội dung bài viết đã hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt sừng trâu trong thực tế. Giai đoạn chuẩn bị đất và chăm sóc cây khi ra hoa, đậu quả vô cùng quan trọng để chất lượng quả đồng đều, to, đẹp. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi trồng các loại cây trái.
Nguồn: phân bón Hà Lan
Th1011
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ
Xà lách mỡ là một trong những loại rung dùng trong nhiều món ăn, mang giá trị dinh dưỡng cao. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ đúng cách giúp mỗi gia đình dễ dàng trong canh tác giống rau này. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất.
Thời vụ thích hợp gieo trồng rau xà lách mỡ
Xà lách mỡ là giống rau thích hợp canh tác quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất trong năm nên lựa chọn là:
- Vụ sớm: Tiến hành gieo hạt khoảng tháng 8 và trồng cây con vào tháng 9.
- Vụ chính: Gieo hạt xà lách mỡ vào tháng 10 và trồng cây con vào tháng 11.
- Vụ muộn: Tiến hành gieo hạt vào tháng 1 và trồng cây con vào khoảng tháng 2.
Cách chọn giống xà lách mỡ
Khi chọn giống bà con cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo hạt giống đều, mẩy để cho mật độ nảy mầm cao. Ưu tiên chọn mua tại các đại lý, các cơ sở cung cấp uy tín.
Sử dụng lượng giống hạt xà lách mỡ trồng với mật độ khoảng 600 – 800gram/ha.
Chuẩn bị và làm đất trồng xà lách mỡ
Chuẩn bị đất trồng
Xà lách mỡ ưa đất trồng có chứa nhiều nito, đồng thời giàu chất hữu cơ, giàu dinh dưỡng và chủ động được tưới tiêu tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn. Thông thường, đất trồng giống rau này được sử dụng là đất thịt nhẹ, cát pha, hoặc đất phù sa sở hữu thành phần cơ giới nhẹ.
Làm đất và lên luống
Trên diện tích đất trồng được quy hoạch bà con tiến hành cày bừa, xới xáo và làm sạch cỏ cùng tàn dư của vụ trước đó. Sau đó tiến hành bón lót tăng dinh dưỡng, ủ hoai mục trong khoảng 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng xà lách mỡ.
Tiến hành lên luống sau khi quá trình làm đất đã hoàn thành là bước tiếp theo cần thực hiện. Yêu cầu cụ thể là:
- Lên luống khi gieo hạt: luống rộng 0.9 – 1.0m, chiều cao trong khoảng 20 – 25cm và rãnh giữa các luống rộng 30cm.
- Lên luống khi trồng cây: yêu cầu luống trồng xà lách mỡ đảm bảo chiều cao 20 – 30cm, khoảng cách giữa các luống là 30cm, đồng thời luống trồng rộng từ 0.8 – 1.0m là hợp lý,
Kỹ thuật gieo trồng rau xà lách mỡ
Kỹ thuật gieo trồng cây xà lách mỡ cần thực hiện từ xử lý hạt, gieo hạt, trồng cây con chuẩn xác:
Xử lý hạt trước khi gieo trồng
Thường thì hạt giống rau xà lách mỡ sẽ được gieo trực tiếp trên vườn ươm. Song nếu điều kiện thời tiết quá lạnh thì ngâm hạt trước khi gieo sẽ tăng độ nảy mầm hiệu quả. Bà con sử dụng nước pha theo tỷ lệ 2 nóng : 3 lạnh để ngâm hạt giống trong 2 – 3 giờ đồng hồ.
Sau khi ngâm rửa hạt giống rau xà lách mỡ bằng nước sạch, tiến hành ủ ấm trong 10 – 12 giờ. Thường xuyên kiểm tra tới khi thấy hạt giống nứt kẽ là có thể đem gieo.
GIEO HẠT
- Trên luống vườn ươm bà con tiến hành gieo hạt sau khi đã ngâm ủ với khoảng cách giữa hạt với hạt là 1 – 2 inch, hàng cách hàng khoảng 14 – 20inch.
- Sau khi gieo tiến hành phun nước nhẹ nhàng, đều khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm phù hợp.
Trồng cây con
Khi cây con phát triển có từ 2 – 3 lá thật lúc này tách khỏi vườn ươm và trồng trên diện tích canh tác đã chuẩn bị. Kỹ thuật trồng cây con cơ bản sẽ là:
- Mật độ trồng cây cách caah 15 – 20cm, hàng cach hàng khoảng 15 – 20cm tương ứng 16.000 – 17.000 cây/500m2.
- Tiến hành tách và cấy cây con lên luống nên thực hiện vào thời điểm chiều mát.
- Sau khi trồng cần tưới nước trên khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm giúp cây con sớm bén rễ.
- Sau khoảng 2 – 3 ngày trồng bà con kiểm tra và thực hiện việc trồng dặm ở vị trí những cây yếu, chết hoặc bị bệnh. Việc trồng dặm cần thực hiện vào chiều mát không có nắng, sau khi trồng tưới nước ngay lập tức.
CHĂM SÓC CÂY XÀ LÁCH MỠ
Tưới nước
Thời gian từ 2 – 7 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt duy trì tưới đều đặn 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, trước khi nhổ tách cây con bà coin cần chú ý tưới nước kỹ để giảm thiểu những tổn thương lên rễ.
Sau khi cây con hồi xanh, phát triển tốt duy trì tưới nước 2 – 3 ngày/ lần. Lượng nước sử dụng cần cân đối với điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất để cân đối hợp lý. Ưu tiên sử dụng nước giếng khoan không ô nhiễm, hoặc nước máy để đảm bảo an toàn.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Xà lách là giống rau sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian ngắn. Bởi vậy, sâu bệnh hại không xuất hiện quá nhiều, chủ yếu là các loại như:
- Sâu tơ: Phòng trừ bằng cách vệ sinh sạch sẽ diện tích canh tác, tưới nước trong điều kiện trời mát mẻ. Tuy nhiên, khi sâu tơ xuất hiện bà con nên tìm hiểu và sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đặc trị để xử lý.
- Sâu ăn tạp: Loại bỏ nguy cơ bằng cách làm đất trước khi canh tác kỹ lưỡng, thăm vườn trồng thường xuyên, sử dụng biện pháp sinh học nếu sâu xuất hiện và sinh sôi nhanh chóng.
- Bệnh hại: Rau xà lách mỡ thường gặp phải một số bệnh như chết cây con, thối bẹ, thối nhũn vi khuẩn,…
Làm cỏ
Yêu cầu làm cỏ cần thực hiện thường xuyên tránh để xà lách mỡ bị tranh dinh dưỡng, đảm bảo được độ thông thoáng để cây trồng sinh trưởng. Nên làm cỏ mỗi lần bón phân kết hợp với xới xáo kỹ luống trồng.
BÓN PHÂN CHO CÂY XÀ LÁCH MỠ
Bón phân cho cây rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua hai giai đoạn là bón lót và bón thúc. Kỹ thuật cơ bản là:
Bón lót
Bón lót là công đoạn thực hiện sau khi quá trình làm đất hoàn thành. Sử dụng phân bò, tro trấu, trùn quế hoặc phân bón hữu cơ 3 Con Gà, hoặc dùng phân bón hữu cơ Organic 1 bằng liều lượng là 50 – 60kg/1000m2. Bón trực tiếp lên đất sau đó ủ hoai mục khoảng 10 ngày trước khi gieo trồng.
Bón thúc
Bón thúc cho diện tích canh tác rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua 3 lần cơ bản là:
- Bón thúc lần 1: Thời điểm thực hiện khi cây xà lách có từ 2 – 3 lá thật. Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 15 – 20kg/1000m2.
- Bón thúc lần 2: Sau khoảng 15 ngày gieo hạt bà con tiến hành bón thúc lần tiếp theo liều lượng là 15 – 20kg/1000m2 bằng phân bón NPK.
- Bón thúc lần 3: Sau khi gieo hạt giống từ 20 – 25 ngày thực hiện bón thúc lần cuối cùng. Bà con dùng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng tiêu chuẩn là 15 – 20kg/1000m2 tưới đều lên luống trồng.
Thu hoạch rau xà lách mỡ
Thông thường, rau xà lách mỡ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 25 – 40 ngày trồng. Xà lách mỡ thành phẩm khi đã cuộn chặt chúng ta có thể tiến hành tỉa dần từ cây lớn tới cây nhỏ. Cần chú ý sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp, hợp vệ sinh đẻ đảm bảo an toàn cho các cây còn lại.
Ngoài ra, trong quá trình thu hoạch tỉa nên loại bỏ các lá già, những lá nhiễm bệnh, lá úa,… ở những cây còn lại. Đối với xà lách mỡ đã chặt về cần được bảo quản ở nơi thoáng mát. Cần chú ý trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày không sử dụng các loại thuốc trừ sâu, hay phân bón.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ một cách chi tiết thông tin về kỹ thuật trồng, cũng như chăm sóc cây rau xà lách mỡ. Đây chắc chắn sẽ là kiến thức hữu ích và đầy đủ để bà con nông dân tự tin bắt đầu vụ gieo trồng với cơ hội thắng lớn.
Nguồn: Phân bón Hà Lan
Th1010
KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY MAI
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và có màu sắc đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:
1. Chọn đất trồng mai:
* Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.
* Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.
2. Kỹ thuật bón phân
2.1 Mai trồng trên vườn, líp:
* Bón lót khi trồng:
Phân chuồng (phân trâu bò, trùn quế,tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.
* Bón thúc:
Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.
Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.
2.2 Mai trồng trong chậu
Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu hoặc trùn quế với lượng bón 1 kg/chậu
* Sử dụng phân bón lá : Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.
Kính chúc người yêu mai có được một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về.
Nguồn: phân bón Bình Điền
Th1028