Tin tức
Lợi Ích To Lớn Của Trùn Quế (Giun Quế) P1
1. Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Theo W.T.Mason ( Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi cá Tầm – Một loại cá quý để ăn và sản xuất món trứng cá muối đắt tiền. Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10% – 15% trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15%-40%, năng suất trứng tăng lên 10%. Nếu trộn 2-3% bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30%, giá thành thức ăn giảm 40%-60%, đồng thời tăng sức sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá. Điều này rất có ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay. Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn trộn 2-3% bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2%; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17-25%, tốc độ sinh trưởng tăng 56% -100%. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỷ lệ mắc bệnh cúm gà 16-40%. Giun Quế còn chứa trên 8% Axit Glutamic ( còn gọi là bột ngọt, hay mì chính), nên khỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Vì vậy ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột giun trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
2. Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến
Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục…; sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 2-3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5-2 lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển. Phân giun làm giảm lượn Axit Carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất Axit Humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (Indol Acetic Aicd) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt. Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ…
( Còn Tiếp )
Th820
Dịch Trùn Quế (Phun Lá)
Các đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm lên men – dịch trùn quế so với các dòng phân bón qua lá khác:
Có chứa các hợp chất sinh học là các thành phần hydrat carbon, acid amin, enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp tự nhiên cho cây trồng
Cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triền
Bổ sung các vi sinh vật có lợi giảm yếu tố gây bệnh trên thân, lá, hoa và trái (quả) do vi khuẩn, nấm và virus gây hại
Thiết lập hệ thống giảm stress giúp bảo vệ cây trồng trước các yếu tố như ngập mặn, hạn hán, nhiễm phèn…
Nguồn từ : Cty TNHH TM DV GIẢI PHÁP SINH HỌC BSA
Th820
Dịch Trùn Quế (Tưới Gốc)
Những đặc điểm nổi bật của Dinh dưỡng sinh học – Dịch trùn quế :
Là sản phẩm áp dụng công nghệ lên men tiên tiến
Chứa các vi sinh vật có lợi cho vùng rễ, giúp cây trồng chống chịu các loài vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và virus gây hại
Cung cấp các hợp chất hữu cơ là các chất hợp chất mùn duy trì độ màu mỡ cho đất, đồng thời là nguồn thức ăn duy trì mật độ vi sinh vật có lợi
Thích hợp cho tất cả các loại cây áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới gốc, thuỷ canh
Chi phí sử dụng thấp nhưng hiệu quả cao.
Nguồn từ : Cty TNHH TM DV GIẢI PHÁP SINH HỌC BSA
Th820
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHÂN HÓA HỌC VÀ PHÂN HỮU CƠ
1. Phân Hóa Học: làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau : Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng . Phân bón hóa học có thể gây nguy hiểm và độc hại cho bạn và môi trường sống của bạn.
Phân Hữu Cơ giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Phân hữu cơ bảo đảm cho bạn và cây trồng của bạn sống trong một môi trường an toàn và không bị nhiễm độc. Dùng phân hữu cơ sẽ tạo sự cân bằng về môi trường và một điều quan trọng là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón.
2. Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: Phân Hoá học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất mà các VSV này nhằm bảo vệ cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hóa học. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.
3. Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn sẽ có hấp lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác. Phân hóa học được bón vào đất năm này qua năm khác sẽ gây nên sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ và khi sử dụng liên tiếp, quá nhiều các phần tử phân hóa học đưa vào đất để mong đạt được sự phát triển mạnh và nhanh của cây trồng. Khi có quá nhiều phần tử bám quanh các hạt mùn làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.
4. Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.
5. Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.
6. Hạn chế sử dụng các thuốc BVTV hóa học: Hầu hết thuốc BVTV tác động theo cơ chế là làm cho côn trùng bị ngộ độc mà chết. Một số có độc tính rất cao có thể gây chết hoặc bị thương cho con người, súc vật nuôi và các sinh vật khác trong thiên nhiên. Rất khó để kiểm soát các nông sản xem có còn tồn dư các thứ thuốc độc hại này khi chuẩn bị thành các món ăn. Nông sản được sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ hạn chế tình trạng này và đem lại sự an toàn cho người tiêu thụ.
Nguồn từ : Cty trách nhiệm hữu hạn ACC BIO
Th820
TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID & PEPTIDE ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG! P.2
4-Làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật
Sự kết hợp Amino Acid & Peptide với thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm so với dùng riêng rẽ. Amino Acid & Peptide làm tăng hiệu quả của thuốc trị nấm Viclozonlin (Ronilan) trị bệnh Botrytis(thối trái) trên cây nho và dây tây. Amino acids & Peptides làm tăng hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Khả năng bám dính đặc biệt của Amino acids & Peptides giúp giữ được thuốc trên bề mặt lá tốt hơn ngay cả trong điều kiện gặp mưa. Hoàn thiện tính chất thấm và cân bằng pH của dịch phun là những bổ sung giúp gia tăng hiệu quả của thuốc so với không có Amino acids & Peptides.
C/ Hiệu lực của Amino acids & Peptides phụ thuộc công nghệ sản xuất
Hiệu lực của phân Amino acids & Peptides phụ thuộc vào sự điều khiển quá trình thủy phân để tách phân tử protein. Quá trình thủy phân protein sẽ tạo thành các Amino acid & Peptide theo sơ đồ:
H3NCH-R-CONHCR-R + H2O = H3NCH-R-COO- + H3NCHR-COO
Polypeptides Hydrolysis Amino Acids
Quá trình thủy phân sẽ tạo ra một phần là các dạng Amino Acid tự do và một phần là các chuỗi Amino Acid phân tử thấp được biết đến như là các Peptide. Trong cây trồng có chứa đến 200 Amino Acid khác nhau, song chỉ có khoảng 20 trong số đó có khả năng được sử dụng để tổng hợp thành protein trong cây. (protein-genic amino acid). “Collagen protein được tìm thấy trong sương, răng, móng, da và lông của động vật có vú. Chúng ta đã biết collagen protein có thành phần chính là Glycin (khoảng 30%), Proline và Hydroxyproline (khoảng 30%). Các Amino Acid này rất quan trọng đối với cây trồng. Chính thành phần và nguồn gốc của các Amino Acid ở dạng tự do và liên kết (Peptide) trong các chế phẩm phân bón sẽ quyết định hiệu lực của nó với cây trồng. Hàm lượng Amino Acid tự do và Amino Acid tổng số trongchế phẩm Protifert
Bảng chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất
Amino Acid |
Hoạt Động Sinh Hóa |
Glycine | Là tiền chất của cholorophyll |
Proline & Hydroxyproline | Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước
Cấu tạo nên thành tế bào (nematostaticcaction) Thiết yếu để tạo phấn hoa ( tốt cho đạu trái ) |
Glutamic & Glutamine | Đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác và protein thông qua phản ứng trao đổi |
Serine | Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước, rất quan trọng cho quá trình tổng hợp cholorophyll |
Arginine | Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để phân chia tế bào |
Phenylalanine | Là tiền chất cấu tạo nên lignine , tạo các chồi gỗ khỏe hơn |
Alanine | Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hoocmon trao đổi chất và kháng virut |
Tryptophan | Tiền tố của indol-acetic acid , các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên |
Nguồn từ : Cty trách nhiệm hữu hạn ACC BIO
Th820
5 Yếu Tố Gíup Phân Trùn Quế Đặc Biệt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất phân trùn quế phục vụ cho nhu cầu trồng rau tại nhà, nhưng không phải phân trùn quế nào cũng có chất lượng tốt, vậy làm sao phân biệt thế nào là phân trùn quế cao cấp.
Tùy vào quy trình nuôi trùn quế mà cho sản phẩm phân trùn quế có chất lượng khác nhau, nếu nuôi trùn quế với quy mô gia đình nhằm tận dụng lượng phân gia súc tại nhà thì cho khối lượng phân trùn quế thu được không đáng kể, còn đối với quy mô trang trại thì cần làm rõ các yếu tố sau:
1. Thức ăn cho trùn quế từ nguồn phân loài gia súc nào?
Trùn quế có thể sử dụng nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ gia súc gia cầm khác nhau, nhưng trùn quế thích nhất là phân từ bò sữa, từ đó sẽ tạo nên phân trùn quế chất lượng tốt nhất.
2. Thức ăn cho trùn quế có được pha loãng trước khi cung cấp ?
Phân bò sữa phải được pha loãng rồi mới cung cấp cho trùn quế, mục đích việc pha loãng sẽ giúp trùn quế tiêu hóa tốt mà không để tồn dư phân bò trong phân trùn quế sau khi thu hoạch.Vì trong phân bò có nhiều vi khuẩn như E.Coli, mầm bệnh…nếu còn tồn dư thì nguồn phân trùn quế không đạt yêu cầu về độ sạch, an toàn cho trồng rau tại nhà.
3. Phân trùn quế sau khi thu hoạch phải được để nơi thoáng mát ít ánh sáng mặt trời
Phân trùn quế khi vừa thu hoạch có ẩm độ rất cao nên cần tập kết phân trùn quế nơi thoáng mát ít ánh sáng mặt trời để giúp phân trùn quế không bị thất thoát nguồn dinh dưỡng tự nhiên cần thiết cho rau.
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng phân trùn quế cao cấp sau khi bón cho rau trồng tại nhà
Thông thường sau khi dùng phân trùn quế cao cấp bón cho cây thì 3-4 ngày sau sẽ thấy rau xanh lá và cây rau tươi lên rõ rệt, đó là do trong phân trùn quế có hàm lượng chất dinh dưỡng như acid humic, NAA, khoáng vi lượng …giúp cây rau mau tốt.
Ngược lại phân trùn quế chất lượng chưa đạt yêu cầu sẽ không nhận thấy được hiệu quả trên.
5. Phân trùn quế cao cấp giúp cây rau trồng tại nhà có hương vị đặc trưng thơm ngon
Nếu trồng rau tại nhà theo kỹ thuật trồng rau sạch, rau hữu cơ thì chỉ cần sử dụng định kỳ phân trùn quế cao cấp bón bổ sung cho bề mặt chậu sau mỗi đợt khi thu hoạch rau, cả nhà sẽ được thưởng thức rau xanh vừa an toàn lại có hương vị thơm ngon.
Th820
Trùn quế – thức ăn lý tưởng cho gia cầm, thủy sản
Giun Quế – Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản | ||
Giun là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản; Đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi | ||
Với hàm lượng Protein thô chiếm 70 % trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên, mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Theo W.T.Mason (Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi cá Tầm – Một loại cá quý để ăn và sản xuất món trứng cá muối rất đắt tiền. Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng10 % – 15 % trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng 15 % đến 40 %, năng suất trứng tăng trên 10 %. Nếu trộn 2 – 3 % bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30 %, giá thành thức ăn giảm 40 % – 60 %, đồng thời tăng sức sinh sản và sức kháng bệnh của tôm cá. Điều này rất có ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay. Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn được trộn 2 – 3 % bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2 %; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17 % – 25 %, tốc độ sinh trưởng tăng 56 % -100 %. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỉ lệ mắc bệnh cúm gà 16 % – 40 %. Giun Quế còn chứa trên 8 % Axit Glutamic (còn gọi là bột ngọt hay mì chính), nên khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Vì vậy ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột giun trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. |
Th820
Cách sử dụng phân trùn quế
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ:
Cho sự nẩy mầm :Dùng 20-30% phân trùn trộn với đất ,xem như một hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất đảm bảo cho cây phát triển không ngừng trong 3 tháng mà không cần bất cứ thức ăn nào khác .Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt ,giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.
Như là chất điều hòa chất:Nếu bạn bỏ phân trùn và tưới nước thường xuyên vào một vùng đất cằn cõi đã được cuốc lên ,thì lớp đất này sẽ cải tạo đáng kể (3 000 – 3500kg/ha).
Như là phân bón:Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu dùng nhiều)bón lót cho cây ,rau,quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm hảo hạng và đạt năng suất cao.
Như chất phân bón lỏng :Có thể pha trộn nước theo tỷ lệ 1/5,hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng như một loại phân bón hảo hạng và có khả năng kiểm soát sâu bọ khi phun trực tiếp vào thân,lá .
Như là nhà cải tạo đất :Vì phân trùn chứa đựng hàng ngàn kén trùn/kg nên khi ta bón phân trùn vào đất ,gặp điều kiện thuận lợi ,kén trùn sẽ nở ra và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta – mà chúng ta ai cũng biết nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp.LIỀU SỬ DỤNG:
Cây kiểng: tùy theo dinh dưỡng của cây
Rau:Bónlót:500-800kg/1000m2
Cây ăn trái:Bón 2000kg – 4000kg / ha. Bón 1 lần/năm ,tùy vào từng loại cây và tuổi của cây.
Cây tiêu: Bón 3 – 8kg/nọc tiêu ,bón 2-3 lần/năm, cách bón đào rãnh xung quanh trộn đều 1 phần phân 2 phầng đất bón xong lấp 1 lớp đất mỏng 3 – 5cm lại. (chữa bệnh cho cây nên sục khí 24 đến 36 tiếng sau đó đem tưới gốc hoặc phun lên lá khi cây có dấu hiệu bị bệnh hoặc cần dưỡng quả và lá) khuyến khích bón bằng cách rắc xung quanh gốc sau đó nên phủ 1 lớp dơm, dạ, hoặc đất lên gốc cây để giữ ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp
Cây cafe: Bón 2,5 – 5kg/ cây cafe, bón 2 lần /năm cách bón giống như cây tiêu
Th820
Phân Sinh Học Từ Trun Quế
Dinh dưỡng rất cao
Trùn quế được nuôi nhiều tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh… có thành phần vi lượng cao (B: 200 ppm, Ca: 120 ppm, Fe: 100 ppm, Mg: 120 ppm, Zn: 200 ppm…) và chứa nhiều acid amine nên được ứng dụng làm thức ăn cho tôm, cá, gia súc, gia cầm, thậm chí còn được tách đạm để sản xuất nước mắm.
Từ thực tế trên, trung tâm quyết định chọn trùn quế tươi nguyên con đưa vào nồi thủy phân với dung dịch enzym, thủy phân để tạo ra thành phần dinh dưỡng dễ tiêu.
Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, với nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành rẻ (khoảng 30.000 đồng/kg trùn quế tươi), phương pháp sản xuất đơn giản nên việc sử dụng phân bón này trên đồng ruộng sẽ mang lại hiệu quả cao, bảo vệ được môi trường và sức khỏe người tiêu dùng không bị ảnh hưởng như khi sử dụng phân bón hóa học. Nếu sử dụng để thay thế phân hóa học thì sẽ cho ra sản phẩm an toàn, không bị nhiễm các chất độc hại.
Đó chính là ưu thế thấy rõ, chưa kể công dụng cũng vượt trội khi cần kích thích cây đâm lộc, nảy chồi mới, phát triển bộ lá; thích hợp cả cho các loại rau củ, cây kiểng, cây ăn trái. Đối với hoa kiểng, loại phân này sẽ giúp nuôi dưỡng hoa đẹp, lâu tàn.
Kiểm chứng tại đồng ruộng
Hơn một năm qua, phân bón sinh học từ trùn quế đã được Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM thử nghiệm thực tế tại nhiều vùng trồng rau của TPHCM. Tại các hộ trồng rau ở tổ 50, khu phố 5, phường Hiệp Thành-quận 12, khi ứng dụng loại phân bón này đối với rau cải xanh đã cho năng suất hơn 58 tấn/ha, trước đó năng suất chỉ khoảng 20 tấn/ha nông dân lãi từ 25 triệu-51 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Đối với đậu côve thì cho lãi gần 120 triệu đồng/ha (chi phí phân bón lá là 80 triệu đồng).
Ngoài ra, loại chế phẩm này còn giúp cải xanh và đậu côve sinh trưởng khỏe, ra lá nhanh, tăng trưởng về kích thước lá và quả, màu sắc xanh tươi, quả căng bóng và chắc.
Th820
Tác dụng của phân trùn quế
-Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất,là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
-Phân trùn quếchứa một sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.
-Phân trùn quếgiàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt. Không như phân động vật, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay.
-Phân trùn quếcung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic. Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt.. Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay.không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây trồng hấp thụ.Sẽ không có bất cứ rủi ro ,cháy cây nào xẩy ra khi bón phân trùn quế.
-Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn cóhại trong đất,nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Do vậy, phân trùn quếhạn chế khả năng gây hại cho cây trồng.
-Phân trùn quếcó khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.
-Phân trùn quếcó nồng độ PH=7 nên nó hoặt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp.
-Acid Humid trongphân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp. Trong phân trùn, Acid Humid ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thu dễ dàng nhất. Acid Humid cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất.
-Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối ,nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giứ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.
-Phân trùn quếlàm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nito trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được.
– IAA(Indol Acetic Acid)có trongphân trùn quếlà một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt.
Th820