
Đặc sắc sầu riêng Khánh Sơn ” Cơm vàng, hạt lép, lại chín ‘lệch pha’ vùng miền “
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
KHÁNH HÒA Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng khá đặc biệt, đã tạo nên sầu riêng Khánh Sơn có múi to, cơm vàng, hạt lép, vị ngọt thanh, đặc biệt chín ‘lệch pha’ so với vùng miền khác.
Chất lượng đặc biệt, chín “lệch pha” vùng khác
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 100km về phía tây nam. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung nên khí hậu ở Khánh Sơn đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, ôn hòa.
Thêm vào đó, thổ nhưỡng ở đây với đặc thù đất đỏ bazan chiếm trên 71%, đất phù sa chiếm gần 5%, độ pH từ 5 – 6, độ phì khá, cùng với đó các khoáng chất trung vi lượng sẵn có trong đất nên rất thích hợp trồng nhiều loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh.
Sầu riêng Khánh Sơn có múi to, thơm béo, vị ngọt thanh, cơm vàng, hạt lép. Ảnh: Kim Sơ
Đặc biệt, cây sầu riêng giống Monthong được trồng ở Khánh Sơn cho năng suất, chất lượng cao, với trọng lượng trung bình 4 – 5kg/trái, cá biệt có nhiều trái đạt từ 7 – 8kg. Theo người tiêu dùng cũng như thương lái đánh giá, sầu riêng Khánh Sơn ngon hơn hẳn sầu riêng ở nhiều vùng khác, không chỉ múi to, thơm béo, có vị ngọt thanh mà còn có cơm vàng, hạt lép, tỷ lệ trọng lượng cơm lên đến 30 – 40%/quả.
Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn cho biết, sầu riêng Khánh Sơn có chất lượng đặc sắc, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu cơm vàng hạt lép từ tháng 3/2011. Sở dĩ sầu riêng nơi đây có chất lượng vượt trội bởi nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (8 – 9 độ C). Đây là điều kiện giúp quá trình tích lũy chất khô trong quả sầu riêng được tăng cường.
Mặt khác, sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế là ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh, xung đột về thị trường tiêu thụ. Theo bà con nông dân ở huyện Khánh Sơn, mùa sầu riêng nơi đây bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 8. Tức là sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch muộn hơn sầu riêng miền Tây và Đông Nam bộ tầm 1-2 tháng và sớm hơn Tây Nguyên 1 tháng. Do đó, khi đến mùa thu hoạch, thương lái các vùng miền đổ về thu mua sầu riêng, đưa đi tiêu thụ khắp nơi.
Trước đây, sầu riêng Khánh Sơn được một người dân trồng từ những cây sầu riêng hạt. Không ngờ, cây sầu riêngsinh trưởng và phát triển tốt. Đến năm 1999, sau khi nghiên cứu các yếu tố khí hậu, chất đất địa phương và đặc tính của cây sầu riêng, huyện Khánh Sơn đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa các giống sầu riêng như Ri6, Chín Hóa, Monthong về sản xuất thử nghiệm trên diện tích khoảng 10ha.
Đến nay, diện tích sầu riêng Khánh Sơn đạt khoảng 2.500ha, chủ yếu giống Monthong và một ít giống như Chín Hóa, Ri6. Trong đó, hiện khoảng 1.200ha đang trong thời kỳ kinh doanh, với sản lượng 15.000 tấn.
Đặc biệt, cây sầu riêng giống Monthong được trồng ở Khánh Sơn cho năng suất, chất lượng cao, với trọng lượng trung bình 4 – 5kg/trái, cá biệt có nhiều trái đạt từ 7 – 8kg. Theo người tiêu dùng cũng như thương lái đánh giá, sầu riêng Khánh Sơn ngon hơn hẳn sầu riêng ở nhiều vùng khác, không chỉ múi to, thơm béo, có vị ngọt thanh mà còn có cơm vàng, hạt lép, tỷ lệ trọng lượng cơm lên đến 30 – 40%/quả.
Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn cho biết, sầu riêng Khánh Sơn có chất lượng đặc sắc, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu cơm vàng hạt lép từ tháng 3/2011. Sở dĩ sầu riêng nơi đây có chất lượng vượt trội bởi nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (8 – 9 độ C). Đây là điều kiện giúp quá trình tích lũy chất khô trong quả sầu riêng được tăng cường.
Mặt khác, sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế là ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh, xung đột về thị trường tiêu thụ. Theo bà con nông dân ở huyện Khánh Sơn, mùa sầu riêng nơi đây bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 8. Tức là sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch muộn hơn sầu riêng miền Tây và Đông Nam bộ tầm 1-2 tháng và sớm hơn Tây Nguyên 1 tháng. Do đó, khi đến mùa thu hoạch, thương lái các vùng miền đổ về thu mua sầu riêng, đưa đi tiêu thụ khắp nơi.
Trước đây, sầu riêng Khánh Sơn được một người dân trồng từ những cây sầu riêng hạt. Không ngờ, cây sầu riêngsinh trưởng và phát triển tốt. Đến năm 1999, sau khi nghiên cứu các yếu tố khí hậu, chất đất địa phương và đặc tính của cây sầu riêng, huyện Khánh Sơn đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa các giống sầu riêng như Ri6, Chín Hóa, Monthong về sản xuất thử nghiệm trên diện tích khoảng 10ha.
Đến nay, diện tích sầu riêng Khánh Sơn đạt khoảng 2.500ha, chủ yếu giống Monthong và một ít giống như Chín Hóa, Ri6. Trong đó, hiện khoảng 1.200ha đang trong thời kỳ kinh doanh, với sản lượng 15.000 tấn.
Sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh thị trường tiêu thụ. Ảnh: Kim Sơ
Đến năm 2008, huyện Khánh Sơn đã hỗ trợ cấp giống, vật tư, phân bón cho bà con nông dân với diện tích gần 500ha, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón, hệ thống tưới cho những hộ dân chuyển đổi những giống cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng.
Dự kiến thu 1.000 tỷ đồng từ sầu riêng
Những ngày cuối tháng 8, người dân huyện Khánh Sơn đang tất bật thu hoạch sầu riêng đợt cuối. Năm nay nhuận tháng 2 âm lịch, cùng với thời tiết có sự bất thường nên sầu riêng Khánh Sơn ra hoa 2 đợt và muộn hơn mọi năm.
Trước đó, vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7, một số ít diện tích sầu riêng chín sớm ở các xã phía tây của huyện này gồm Sơn Lâm, Thành Sơn, Sơn Bình đã được bà con cơ bản thu hoạch xong, bán với giá trung bình từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 8, lứa sầu riêng chính vụ mới bắt đầu bước vào thu hoạch rộ.
Vườn sầu riêng của ông Lương Thanh Sơn có diện tích 0,8ha, năm nay lãi gần 600 triệu đồng. Ảnh: Kim Sơ
Tuy nhiên theo bà con nông dân, trước thời gian thu hoạch khoảng 2 tuần, vùng sầu riêng Khánh Sơn đã nhộn nhịp, thương lái khắp nơi, có cả thương lái Trung Quốc đổ về dạo các vườn sầu riêng trên địa bàn đặt cọc thu mua rất nhiều, đẩy giá sầu riêng tăng cao.
Ông Lương Thanh Sơn, một người trồng sầu riêng ở tổ dân phố Hạp Thịnh, thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) cho biết, chưa năm nào người trồng sầu riêng Khánh Sơn vui mừng như năm nay, khi sản lượng, giá bán lập đỉnh lịch sử.
Theo đó, tùy theo vườn sầu riêng cho trái đẹp hay xấu, thương lái đặt cọc thu mua xô với giá khác nhau, trung bình khoảng 55.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri6 và từ 70.000 – 80.000 đồng/kg đối với sầu riêng Monthong. Trong khi mọi năm sầu riêng Ri6 chỉ dao động từ 35.0000 – 42.000 đồng/kg, còn Monthong năm ngoái có giá cao nhất cũng chỉ dao động từ 52.000 – 53.000 đồng/kg.
Với giá này, theo ông Sơn, hầu hết bà con thu hoạch sẽ có mức lãi cao bởi năng suất sầu riêng năm nay bằng như mọi năm, trung bình từ 15 – 20 tấn/ha đối với cây từ 6 – 7 năm tuổi trở lên. “Với chi phí đầu tư 1ha khoảng 300 triệu đồng, nông dân thu hoạch sầu riêng sẽ lãi tiền tỷ”, ông Sơn khẳng định.
Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Nhã ở thôn Cô Lắc, xã Sơn Bình có gần 2ha sầu riêng chủ yếu là giống Monthong, vụ này cho thu hoạch với sản lượng hơn 35 tấn. Chi Nhã phấn khởi cho biết, lứa sầu riêng đầu vụ, chị thu hoạch 15 tấn bán với giá 60 nghìn đồng/kg, còn đợt 2 thu hoạch 20 tấn bán với giá 72 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 1,5 tỷ đồng.
Sầu riêng Khánh Sơn đang thu hoạch cuối vụ, nhưng giá sầu riêng mua xô vẫn giữ mức ổn định từ 70 – 80 nghìn đồng/kg. Ảnh: Kim Sơ
Việc giá sầu riêng năm nay được thu mua cao nhất từ trước đến nay, theo bà con nông dân, đó là nhờ hiện nay nhiều vùng trồng sầu riêng ở Khánh Sơn đã có mã số vùng trồng nên các thương lái, có cả thương lái Trung Quốc đổ về lùng mua, chốt giá và đợi ngày thu hoạch để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay sầu riêng Khánh Sơn đang thu hoạch cuối vụ, song theo ghi nhận, giá sầu riêng mua xô vẫn giữ mức ổn định từ 70.000 – 80.000 đồng/kg đối với giống Mongthong (tùy vườn). Ông Nguyễn Quốc Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, đây là vụ sầu riêng bội thu của bà con Khánh Sơn. Ngành nông nghiệp huyện ước doanh thu từ sầu riêng năm nay sẽ khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ông Bo Bo Khá, Tổ trưởng tổ dân phố Hạp Thịnh, thị trấn Tô Hạp cho biết, trước đây bà con ở huyện Khánh Sơn không mặn mà lắm với cây sầu riêng. Bởi vì sầu riêng khi chín có mùi khó ngửi, không ai muốn ăn. Dần dần sau này bà con ai cũng biết ăn và bây giờ thấy sầu riêng là thèm. Từ khi chuyển sang trồng cây sầu riêng, cuộc sống của bà con ở đây có sự đổi thay rõ rệt. Đặc biệt, năm nay bà con được mùa sầu riêng, cộng thêm được giá nên có tiền để xây nhà, sắm sửa cho gia đình.
Th523

Sầu riêng trúng mùa, trúng giá, nông dân lãi tiền tỷ dễ như chơi
Nguồn tin: báo nông nghiệp
CẦN THƠ Vụ sầu riêng 2023, nông dân Cần Thơ phấn khởi khi giá bán tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, năng suất cao, chất lượng trái được đánh giá tròn và đẹp.
Nông dân huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) tất bật thu hoạch vụ sầu riêng. Ảnh: Kim Anh
Những ngày này, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đang tất bật vào vụ thu hoạch sầu riêng. Đi dọc các tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Tân Thới, huyện Phong Điền, xe tải của các thương lái từ các nơi đổ về đây tấp nập để thu mua và vận chuyển sầu riêng đi tiêu thụ.
Một thương lái ở tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu vụ sầu riêng 2023 đến nay, anh đã thu mua khoảng 5 chuyến hàng sầu riêng từ Phong Điền, trung bình mỗi chuyến xe trên 10 tấn sầu riêng.
Vị thương lái này đánh giá, hiện nay nhu cầu thu mua sầu riêng xuất khẩu tăng cao. Hơn nữa, các vườn sầu riêng ở Phong Điền năm nay được đánh giá cho trái đẹp, tròn, cơm vàng hơn và ít sâu bệnh, vì thế rất hút hàng.
Ông Trương Văn Hoa, nông dân có thâm niên trên 20 năm trong nghề trồng sầu riêng ở xã Tân Thới (huyện Phong Điền) phấn khởi cho hay, vụ sầu riêng 2023 nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân chịu tập trung đầu tư, đặc biệt là sức mua của thị trường tốt, nhờ đó sầu riêng phát triển tốt, giá cả ổn định và có chiều hướng tăng cao so với năm trước. Hiện giá sầu riêng đang cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10 nghìn đồng/kg, dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg, tùy chất lượng trái.
Vụ sầu riêng 2023, nông dân TP Cần Thơ rất phấn khởi khi sầu riêng cho trái to, đẹp, năng suất cao. Ảnh: Kim Anh.
Đã qua 4 mùa vụ thu hoạch trái, ông Hoa đánh giá, vụ sầu riêng 2023 được xem là trúng mùa, bán được giá tốt, sầu riêng cho trái to, đẹp.
Ông Hoa đầu tư trồng 100 gốc sầu riêng trên quy mô 5 công đất (công 1.000m2), ước thu hoạch được khoảng 8 – 10 tấn, tăng cao so với mọi năm.
Anh Huỳnh Nhật Khánh ở xã Tân Thới rất phấn khởi khi 50% diện tích vườn sầu riêng của ông đã được thu hoạch và cho năng suất khá cao. Anh Khánh cho biết đầu vụ, giá sầu riêng có lúc rất cao, lên tới gần 100 nghìn đồng/kg. Tính toán chung cả vụ sầu riêng 2023, trên quy mô khoảng 2ha, anh Khánh trồng khoảng 480 cây sầu riêng, trung bình mỗi cây anh thu lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng, tổng lợi nhuận gia đình thu về trên 1,9 tỷ đồng.
“Vụ sầu riêng năm nay trúng mùa, bán được giá tốt, thương lái ở tỉnh Tiền Giang tìm về mua rất nhiều. Hơn nữa, năng suất trúng gấp đôi năm rồi, nông dân ở đây quá phấn khởi”, anh Khánh vui mừng chia sẻ.
Hiện giá sầu riêng tại TP Cần Thơ dao động từ 55.000 – 60.000 đồng/kg, tùy chất lượng trái, cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.
Một mùa vụ sầu riêng thuận lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho bà con nông dân trồng sầu riêng ở TP Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, theo nông dân Huỳnh Nhật Khánh, hiện nay việc thực hiện liên kết giữa nhà vườn với các hợp tác xã và doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Một phần do tâm lý sợ khó khăn trong việc thỏa thuận giá cả nên bà con vẫn muốn giữ cách mua bán truyền thống thông qua thương lái có nhu cầu. Một phần nông dân trong vùng chưa nắm được cách thức tham gia liên kết cũng như định hướng phát triển xa hơn đối với mặt hàng sầu riêng.
Thương lái ở khắp nơi đổ về huyện Phong Điền, TP Cần Thơ thu mua, vận chuyển sầu riêng đi tiêu thụ. Ảnh: Kim Anh.
“Thời gian tới, tôi mong việc liên kết giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp trong việc xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc sẽ trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo cho cây sầu riêng có điều kiện phát triển bền vững và ggắn bó lâu dài với bà con”, nông dân Trương Văn Hoa, người có thâm niên trên 20 năm trong nghề trồng sầu riêng ở xã Tân Thới (huyện Phong Điền) mong muốn.
Th1102

Vùng trồng sầu riêng của Đồng Nai đạt chuẩn xuất khẩu
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
Sau hơn 4 năm đàm phán và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ngày 19-9, Việt Nam vừa chính thức xuất khẩu chính ngạch lô sầu riêng đầu tiên vào thị trường Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức phê duyệt 51 mã số vùng trồng, 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong đợt đánh giá này, 100% vùng trồng và cơ sở đóng gói của Đồng Nai đăng ký tham gia đều đạt chuẩn và được cấp mã số xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, toàn tỉnh đã có 7 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô 533 ha được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân
Năm 2022, Trung Quốc ban hành nhiều quy định mới về nhập khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây tươi. Trong đó, các yêu cầu phải đáp ứng truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định nghiêm ngặt về phòng, chống Covid-19.
Xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nên mọi thay đổi về chính sách liên quan đến nhập khẩu ở thị trường này đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường rau, quả của Việt Nam.
Bà Trần Thị Tú Oanh, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi (Sở NN-PTNT) cho biết, để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, ngày từ đầu năm 2021 Sở NN-PTNT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Kết quả, tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh đều đạt trong đợt đầu đánh giá, cấp mã số của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo tập huấn, kiểm tra, giám sát để nâng cao năng lực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ, chuẩn hóa vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Kết quả, trong đợt đánh đầu tiên của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về vùng trồng và cơ sở đóng gói, Đồng Nai có 7 vùng trồng được cấp mã số gồm: HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (H, Xuân Lộc); HTX sầu riêng Lò Than, Vùng trồng Nhân Nghĩa (H.Cẩm Mỹ); HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú An; Tổ Hợp Tác Sầu riêng Phú Sơn (H.Tân Phú); HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Xuân Lập; HTX Nông nghiệp – Dịch vụ – Thương mại Bình Lộc (TP.Long Khánh). 3 cơ sở đóng gói được cấp mã số gồm: Công ty TNHH sản xuất thương mại Thuận Hương (H.Định Quán); Cơ sở đóng gói Thanh Trung; Công ty TNHH xuất nhập khẩu An Lộc Phát (TP.Long Khánh).
Ông Liu Tác Sáng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thuận Hương cho biết, sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao nên doanh nghiệp chủ động đăng ký được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vì xuất khẩu chính ngạch sẽ không còn lo tình trạng ùn ứ xe hàng khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, giảm rủi ro trong vận chuyển, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho trái sầu riêng.
HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (H, Xuân Lộc) được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc. Ảnh: Phan Anh
Tính chuyện đường dài
Tại Hội nghị “Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc” diễn ra vào ngày 12-9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, cần chuẩn bị cho hành trình đi xa, đem lại giá trị cao cho ngành hàng sầu riêng. Ở đây không phải chỉ bán trái sầu riêng mà còn xây dựng hình ảnh sầu riêng Việt Nam đến thị trường đông dân, khó tính là Trung Quốc. Đồng thời, thông qua câu chuyện trái sầu riêng nhìn lại chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, nhìn lại lợi thế, tiềm năng, rủi ro, thách thức từ bên ngoài. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Chúng ta phải biết dựa vào nhau, nương tựa nhau, thay vì cạnh tranh, chen chúc nhau. Đây là cách để đưa trái sầu riêng phát triển ở thị trường Trung Quốc”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh, một lần bất tín là vạn lần bất tin. Do đó, cần xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, bắt đầu từ câu chuyện của trái sầu riêng qua việc chuẩn hóa giống, quy trình, thị trường, kiến thức, tri thức người nông dân… Ngành nông nghiệp cần phải tập huấn, chuẩn hóa cho người nông dân, tránh tình trạng giả mạo truy xuất nguồn gốc; xây dựng niềm tin và trách nhiệm giữa doanh nghiệp với nông dân dưới sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước…
Nhân rộng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây ăn trái chủ lực cũng là định hướng tỉnh Đồng Nai đang tập trung triển khai trong thời gian tới. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh, thời gian qua, Ngành nông nghiệp đã tập trung hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp xây dựng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói xuất khẩu cho những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 7 mã số vùng trồng sầu riêng và đang tập trung giám sát và hoàn thiện hồ sơ trình công nhận mới 12 mã vùng trồng chuối, sầu riêng xuất khẩu. Toàn tỉnh cũng đã có 5 cơ sở đóng gói chuối và sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu và 19 cơ sở đóng gói đang chờ được phê duyệt để cấp mã số xuất khẩu.
Để đủ điều kiện được cấp mã số, các cơ sở đóng gói phải xây dựng quy trình đóng gói theo yêu cầu của nước nhập khẩu từ khâu nhập hàng, xử lý trái cây, khu chứa nguyên liệu đến kho thành phẩm đều phải đảm bảo vệ sinh…Đặc biệt, trái cây xuất khẩu đều phải có tem truy xuất nguồn gốc; thùng đựng phải dán nhãn với đầy đủ thông tin về sản phẩm, nơi sản xuất hoặc mã số vùng trồng, tên hoặc mã số cơ sở đóng gói…
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Trần Lâm Sinh, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 120 mã số vùng trồng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand…với tổng diện tích hơn 24 ngàn ha. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 53 mã số cơ sở đóng gói đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand…
Phan Anh
Th1010

Tiền Giang: Sầu riêng tăng giá mạnh
Tại tỉnh Tiền Giang, sầu riêng bắt đầu tăng giá mạnh cách đây hơn 01 tháng, với mức tăng khoảng 15.000 – 25.000 đồng/kg. Hiện thương lái thu mua các loại sầu riêng tại vườn với giá dao động từ 60.000 – 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, còn khoảng 02 tuần nữa, sầu riêng trên địa bàn tỉnh mới vào mùa thu hoạch rộ. Tỉnh hiện có khoảng trên 17 ngàn ha sầu riêng, với năng suất đạt từ 20 – 23 tấn/ha; trong đó có khoảng 100 ha sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng.
Sầu riêng đang tăng giá mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc ký kết giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được thông qua. Vừa qua, đã có hàng chục tấn sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá sầu riêng tăng mạnh thời gian gần đây. Đồng thời, là niềm vui chung của ngành Nông nghiệp và tự hào cho người trồng, tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là cơ hội để nông dân nâng cao giá trị sản xuất sầu riêng; bởi chi phí trung gian giảm, lợi nhuận sẽ tăng. Ngành Nông nghiệp đã và đang khẩn trương hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để được cấp mã số vùng trồng và mã số đóng gói.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch tập huấn kỹ thuật canh tác cho người dân theo hướng an toàn, thực hiện nghiêm ngặt các quy định mà Nghị định thư đã ký kết, có kế hoạch cung ứng phù hợp, hướng đến xuất khẩu bền vững.
Nguồn: Thùy Trang – Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang
Th914