Kỹ Thuật

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng: Cây thuốc quý dân gian
Không chỉ để làm cảnh, tất cả bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng làm thuốc. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây đinh năng cho năng suất hiệu quả nhất
Ngoài trồng để làm cây cảnh, cây đinh lăng còn là một cây thuốc quý dân gian, có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho một số món ăn.
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Không chỉ làm cảnh đinh lăng còn là cây thuốc quý dân gian
Làm đất: Cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.
Trồng cây:
Trồng đinh lăng bằng cây giống để có chất lượng tốt
Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu.
Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
Bón phân:
Bón lót: Mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân hữu cơ 3-2-2, 400 – 500 kg phân NPK 16-16-16, bón toàn bộ lượng phân lót, sau khi trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố. Chuẩn bị trước khi trồng 10 – 15 ngày.
Bón thúc: Năm đầu vào tháng 6 – 7 dương lịch sau khi làm cỏ, bón thúc 10kg urê/sào bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 dương lịch sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng hoặc phân trùn quế 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300kg NPK 16-16-16 + 100kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
Bón phân đầy đủ để cây đinh lăng ra rễ to
Chăm sóc:
Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.
Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng.
Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.
Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và xử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.
Tưới nước, tỉa lá… thường xuyên cho cây đinh lăng
Phòng trừ sâu bệnh:
Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.
Thu hoạch, chế biến, bảo quản:
Lá: Khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất, sau cùng sấy cho thật khô.
Sau khi thu hoạch lá về cần phải sấy khô để khỏi thối
Vỏ rễ, vỏ thân: Có thể thu hoạch vào cuối tháng 8 – 9 dương lịch của năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ, vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn là được.
Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 – 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô.
Nguồn: Phân bón Hiếu Giang
Th1014

Một số kinh nghiệm trong sản xuất và xử lý ra hoa trên xoài cát Hòa Lộc
Cái Bè là một huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủng loại đa dạng như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài 3 mùa mưa, xoài Đài Loan, xoài Thái… tập trung ở các xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây… Nhưng việc xử lý ra hoa và chăm sóc xoài của bà con nông dân đôi lúc gặp rất nhiều khó khăn. Phổ biến nhất là xử lý xoài không ra hoa hoặc đổ trái non làm giảm năng suất khi thu hoạch
Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi đúc kết từ thực tế nhiều năm trồng xoài cát Hòa Lộc trên diện tích 4.000 m2, và quá trình học tập, trao đổi kinh nghiệm qua tham dự tập huấn – hội thảo của cơ quan khuyến nông và sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông.
Đầu tiên, để cho cây xoài được thông thoáng nhằm giảm bớt sự đeo bám của sâu, rầy, hạn chế được độ ẩm ướt dưới gốc cây trong mùa mưa, khi thu hoạch xong tôi thường cắt tỉa những cành kém hiệu quả là cành không đủ sức để ra đọt, tạo tán nhằm để cho ánh nắng chiếu rọi vào thân cây. Sau đó tôi tiến hành xới gốc, bón phân vi sinh hoặc kén trùn quế kết hợp phân hóa học để cho cây phục hồi, tạo cành mới (liều lượng phân bón tùy thuộc vào tán lá và tuổi cây). Sau đó khoảng 8 – 10 ngày, khi kiểm tra nhận thấy nhú mầm đọt thì xử lý thuốc trừ sâu, thuốc trị nấm bệnh theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất (nếu xịt bằng máy thì có thể giảm liều lượng thuốc còn lại 80%) để bảo vệ cho đọt phát triển tươi tốt và hạn chế sâu bệnh tấn công đọt non. Giai đoạn này có thể bổ sung thêm phân bón lá hoặc dịch trùn quếpha phun xịt qua lá nhằm giúp cho đọt phát triển nhanh, mạnh.
Quá trình xử lý ra hoa: khi đọt đạt được màu xanh lụa, có thể cắt bỏ bớt những đọt không thể ra hoa rồi sau đó xử lý Paclo với liều 40 – 50g/cây (theo kinh nghiệm thì nên tưới vòng vào thân chiều cao khoảng 1m từ gốc tính lên để không ảnh hưởng đến bộ rể của cây). Đến khoảng 60 – 70 ngày thì xử lý ra hoa. Lựa chọn thuốc xử lý ra hoa tùy mỗi người nhưng bản thân tôi dùng Dola, khoảng 500g cho thùng 100 lít nước với thuốc trừ sâu, thuốc trị nấm bệnh. Nếu thấy đọt quá già thì tôi cộng thêm khoảng 1,5kg Kali đỏ cho thùng 100 lít nước để hạn chế sự ra đọt.
Sau khi xử lí được khoảng từ 12 – 15 ngày thì cây nhú mầm hoa, lúc đó sẽ xử lý thuốc trừ nấm bệnh với thuốc trừ sâu. Vào mùa mưa cần phải sử dụngAntracol hoặc Amista liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất (đối với thuốc hóa học thì nên thay đổi thuốc vì sử dụng một loại nhiều lần sẽ dễ bị sâu bệnh kháng thuốc). Theo kinh nghiệm bản thân đã áp dụng biện pháp này nhiều năm cho hiệu quả rất cao.
Đến khi trái được 25 ngày tuổi thì sử dụng thuốc phòng trị các bệnh thông thường.
Lưu ý trong thời gian ra hoa nên thận trọng khi xử lý thuốc, vì hoa xoài cát rất mẩn cảm với thuốc hóa chất và thời tiết. Nếu khi hoa nở mà lạm dụng phân bón qua lá hay khi gặp trời mưa hoặc mù sương muối thì hoa sẽ bị đen (theo tôi thì không nên sử dụng phân bón qua lá giai đoạn này, vì hàm lượng phân lân rất cao, nếu sử dụng nhiều sẽ làm da trái có màu xanh, lượng xơ trong trái rất nhiều làm cho trái chậm lớn, trái không đạt theo yêu cầu, da trái sẽ bị đốm đen).
Hiệu quả kinh tế của mô hình qua theo dõi các năm vừa qua: Với 4.000 m2 chi phí sản xuất bình quân cho 1 vụ xoài, dao động từ 22 – 25 triệu đồng, sản lượng bình quân 3 tấn (năng suất 7,5 tấn/ha). Với giá bán bình quân 22.000đ/kg, tổng thu nhập 66 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.
Võ Văn Hận – CTV khuyến nông xã Hòa Hưng, Cái Bè – Tiền Giang
nguồn: Phân bón Hiếu Giang
Th1011

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ
Xà lách mỡ là một trong những loại rung dùng trong nhiều món ăn, mang giá trị dinh dưỡng cao. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ đúng cách giúp mỗi gia đình dễ dàng trong canh tác giống rau này. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất.
Thời vụ thích hợp gieo trồng rau xà lách mỡ
Xà lách mỡ là giống rau thích hợp canh tác quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất trong năm nên lựa chọn là:
- Vụ sớm: Tiến hành gieo hạt khoảng tháng 8 và trồng cây con vào tháng 9.
- Vụ chính: Gieo hạt xà lách mỡ vào tháng 10 và trồng cây con vào tháng 11.
- Vụ muộn: Tiến hành gieo hạt vào tháng 1 và trồng cây con vào khoảng tháng 2.
Cách chọn giống xà lách mỡ
Khi chọn giống bà con cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo hạt giống đều, mẩy để cho mật độ nảy mầm cao. Ưu tiên chọn mua tại các đại lý, các cơ sở cung cấp uy tín.
Sử dụng lượng giống hạt xà lách mỡ trồng với mật độ khoảng 600 – 800gram/ha.
Chuẩn bị và làm đất trồng xà lách mỡ
Chuẩn bị đất trồng
Xà lách mỡ ưa đất trồng có chứa nhiều nito, đồng thời giàu chất hữu cơ, giàu dinh dưỡng và chủ động được tưới tiêu tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn. Thông thường, đất trồng giống rau này được sử dụng là đất thịt nhẹ, cát pha, hoặc đất phù sa sở hữu thành phần cơ giới nhẹ.
Làm đất và lên luống
Trên diện tích đất trồng được quy hoạch bà con tiến hành cày bừa, xới xáo và làm sạch cỏ cùng tàn dư của vụ trước đó. Sau đó tiến hành bón lót tăng dinh dưỡng, ủ hoai mục trong khoảng 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng xà lách mỡ.
Tiến hành lên luống sau khi quá trình làm đất đã hoàn thành là bước tiếp theo cần thực hiện. Yêu cầu cụ thể là:
- Lên luống khi gieo hạt: luống rộng 0.9 – 1.0m, chiều cao trong khoảng 20 – 25cm và rãnh giữa các luống rộng 30cm.
- Lên luống khi trồng cây: yêu cầu luống trồng xà lách mỡ đảm bảo chiều cao 20 – 30cm, khoảng cách giữa các luống là 30cm, đồng thời luống trồng rộng từ 0.8 – 1.0m là hợp lý,
Kỹ thuật gieo trồng rau xà lách mỡ
Kỹ thuật gieo trồng cây xà lách mỡ cần thực hiện từ xử lý hạt, gieo hạt, trồng cây con chuẩn xác:
Xử lý hạt trước khi gieo trồng
Thường thì hạt giống rau xà lách mỡ sẽ được gieo trực tiếp trên vườn ươm. Song nếu điều kiện thời tiết quá lạnh thì ngâm hạt trước khi gieo sẽ tăng độ nảy mầm hiệu quả. Bà con sử dụng nước pha theo tỷ lệ 2 nóng : 3 lạnh để ngâm hạt giống trong 2 – 3 giờ đồng hồ.
Sau khi ngâm rửa hạt giống rau xà lách mỡ bằng nước sạch, tiến hành ủ ấm trong 10 – 12 giờ. Thường xuyên kiểm tra tới khi thấy hạt giống nứt kẽ là có thể đem gieo.
GIEO HẠT
- Trên luống vườn ươm bà con tiến hành gieo hạt sau khi đã ngâm ủ với khoảng cách giữa hạt với hạt là 1 – 2 inch, hàng cách hàng khoảng 14 – 20inch.
- Sau khi gieo tiến hành phun nước nhẹ nhàng, đều khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm phù hợp.
Trồng cây con
Khi cây con phát triển có từ 2 – 3 lá thật lúc này tách khỏi vườn ươm và trồng trên diện tích canh tác đã chuẩn bị. Kỹ thuật trồng cây con cơ bản sẽ là:
- Mật độ trồng cây cách caah 15 – 20cm, hàng cach hàng khoảng 15 – 20cm tương ứng 16.000 – 17.000 cây/500m2.
- Tiến hành tách và cấy cây con lên luống nên thực hiện vào thời điểm chiều mát.
- Sau khi trồng cần tưới nước trên khắp mặt luống đảm bảo độ ẩm giúp cây con sớm bén rễ.
- Sau khoảng 2 – 3 ngày trồng bà con kiểm tra và thực hiện việc trồng dặm ở vị trí những cây yếu, chết hoặc bị bệnh. Việc trồng dặm cần thực hiện vào chiều mát không có nắng, sau khi trồng tưới nước ngay lập tức.
CHĂM SÓC CÂY XÀ LÁCH MỠ
Tưới nước
Thời gian từ 2 – 7 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt duy trì tưới đều đặn 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, trước khi nhổ tách cây con bà coin cần chú ý tưới nước kỹ để giảm thiểu những tổn thương lên rễ.
Sau khi cây con hồi xanh, phát triển tốt duy trì tưới nước 2 – 3 ngày/ lần. Lượng nước sử dụng cần cân đối với điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất để cân đối hợp lý. Ưu tiên sử dụng nước giếng khoan không ô nhiễm, hoặc nước máy để đảm bảo an toàn.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Xà lách là giống rau sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian ngắn. Bởi vậy, sâu bệnh hại không xuất hiện quá nhiều, chủ yếu là các loại như:
- Sâu tơ: Phòng trừ bằng cách vệ sinh sạch sẽ diện tích canh tác, tưới nước trong điều kiện trời mát mẻ. Tuy nhiên, khi sâu tơ xuất hiện bà con nên tìm hiểu và sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đặc trị để xử lý.
- Sâu ăn tạp: Loại bỏ nguy cơ bằng cách làm đất trước khi canh tác kỹ lưỡng, thăm vườn trồng thường xuyên, sử dụng biện pháp sinh học nếu sâu xuất hiện và sinh sôi nhanh chóng.
- Bệnh hại: Rau xà lách mỡ thường gặp phải một số bệnh như chết cây con, thối bẹ, thối nhũn vi khuẩn,…
Làm cỏ
Yêu cầu làm cỏ cần thực hiện thường xuyên tránh để xà lách mỡ bị tranh dinh dưỡng, đảm bảo được độ thông thoáng để cây trồng sinh trưởng. Nên làm cỏ mỗi lần bón phân kết hợp với xới xáo kỹ luống trồng.
BÓN PHÂN CHO CÂY XÀ LÁCH MỠ
Bón phân cho cây rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua hai giai đoạn là bón lót và bón thúc. Kỹ thuật cơ bản là:
Bón lót
Bón lót là công đoạn thực hiện sau khi quá trình làm đất hoàn thành. Sử dụng phân bò, tro trấu, trùn quế hoặc phân bón hữu cơ 3 Con Gà, hoặc dùng phân bón hữu cơ Organic 1 bằng liều lượng là 50 – 60kg/1000m2. Bón trực tiếp lên đất sau đó ủ hoai mục khoảng 10 ngày trước khi gieo trồng.
Bón thúc
Bón thúc cho diện tích canh tác rau xà lách mỡ yêu cầu cần thực hiện qua 3 lần cơ bản là:
- Bón thúc lần 1: Thời điểm thực hiện khi cây xà lách có từ 2 – 3 lá thật. Bà con sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 15 – 20kg/1000m2.
- Bón thúc lần 2: Sau khoảng 15 ngày gieo hạt bà con tiến hành bón thúc lần tiếp theo liều lượng là 15 – 20kg/1000m2 bằng phân bón NPK.
- Bón thúc lần 3: Sau khi gieo hạt giống từ 20 – 25 ngày thực hiện bón thúc lần cuối cùng. Bà con dùng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng tiêu chuẩn là 15 – 20kg/1000m2 tưới đều lên luống trồng.
Thu hoạch rau xà lách mỡ
Thông thường, rau xà lách mỡ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 25 – 40 ngày trồng. Xà lách mỡ thành phẩm khi đã cuộn chặt chúng ta có thể tiến hành tỉa dần từ cây lớn tới cây nhỏ. Cần chú ý sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp, hợp vệ sinh đẻ đảm bảo an toàn cho các cây còn lại.
Ngoài ra, trong quá trình thu hoạch tỉa nên loại bỏ các lá già, những lá nhiễm bệnh, lá úa,… ở những cây còn lại. Đối với xà lách mỡ đã chặt về cần được bảo quản ở nơi thoáng mát. Cần chú ý trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày không sử dụng các loại thuốc trừ sâu, hay phân bón.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ một cách chi tiết thông tin về kỹ thuật trồng, cũng như chăm sóc cây rau xà lách mỡ. Đây chắc chắn sẽ là kiến thức hữu ích và đầy đủ để bà con nông dân tự tin bắt đầu vụ gieo trồng với cơ hội thắng lớn.
Nguồn: Phân bón Hà Lan
Th1011

Kỹ thuật làm đất trồng rau sạch hiệu quả
Sau thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19 làm dậy lên phong trào trồng rau sạch tại nhà và xu hướng này vẫn đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người phải bỏ dở bởi kết quả không như mong đợi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đất trồng được xử lý chưa đúng cách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu một số lý do nên cải tạo đất và hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng rau sạch.
Vì sao phải làm đất khi trồng rau?
Các món ăn trong bữa cơm gia đình Việt luôn có sự kết hợp cân bằng giữa các món rau và món mặn. Vì vậy, sử dụng rau sạch là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều hộ gia đình Việt Nam. Việc tự trồng rau để đảm bảo chất lượng đã được thực hiện từ rất lâu trong nhiều gia đình Việt, và sau đại dịch Covid-19 thì xu hướng này ngày càng trở nên bùng nổ.
Tuy nhiên trên thực tế, việc trồng rau đòi hỏi cần có kỹ thuật và những hiểu biết nhất định về loại rau và quan trọng hơn là cách chăm sóc đất trồng tương ứng. Do đó, nhiều người chưa nắm được cách làm đất trồng rau rất dễ bỏ dở bởi kết quả không thành công.
Cải tạo và làm đất chính là một trong những bước cơ bản khi trồng rau. Đất tốt nắm vai trò quyết định tới chất lượng vườn rau của bạn. Làm đất cẩn thận và cải tạo đất sẽ mang đến nhiều lợi ích cho vườn rau nhà bạn. Một số ưu điểm khi thực hiện bước này có thể kể tới như:
- Giúp đất sạch sâu bệnh, mầm bệnh hại cây
- Đất tơi xốp hơn giúp việc gieo trồng dễ dàng
- Đất giàu dinh dưỡng hơn, thoáng khí và giữ ẩm tốt giúp cây không bị ngập úng và phát triển nhanh.
- Các loại cỏ dại cũng được dọn dẹp sạch sẽ để tập trung cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Cây trồng phát triển tốt hơn bởi độ PH được đưa về mức 6-7, mức độ phù hợp cho cây trồng nhanh lớn.
- Đất có thêm dinh dưỡng, nuôi dưỡng cây tốt hơn.
- Các loại đất trồng được cân đối lại chất dinh dưỡng, kể cả các loại đất trồng rau trong khay, chậu hay thùng xốp.
Với những lý do trên, trước khi trồng rau hay gieo hạt, bạn cần nắm được những kỹ thuật làm đất trồng rau sạch. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp một số kỹ thuật làm đất trồng rau sạch tại nhà để giúp bạn cải tạo đất và làm đất để sẵn sàng cho việc trồng cấy.
Phơi đất, bón vôi để đất thoáng khí
Kỹ thuật đầu tiên được nhắc đến là việc phơi đất và bón vôi giúp làm đất sạch và thoáng khí hơn. Trong điều kiện tự nhiên thông thường, đất thường bị nhiều yếu tố tác động khiến tình trạng đất bị xói mòn, bạc màu, mất đi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiều loại đất không tốt khiến nấm và vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ra các bệnh cho cây trồng.
Do đó, trong bước đầu tiên khi làm đất trồng rau, bạn nên cuốc, xới đất để đất được thoáng khí và cải thiện lượng oxy. Trong trường hợp đất vườn đã bị xói mòn nhiều, bạn cần bổ sung thêm đất mới trải lên bề mặt để cải tạo đất.
Để ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại cho cây và các loại nấm thì bạn có thể sử dụng vôi bột cho đất. Việc này cũng giúp tăng can xi và giảm độ chua của đất, giảm tình trạng đất trồng bị thoái hoá sau thời gian dài canh tác.
Ủ rơm, rạ để đất tơi xốp
Làm đất tơi xốp sẽ giúp bạn trồng rau dễ dàng hơn, cây rau cũng dễ dàng bén rễ và phát triển nhanh chóng. Bạn có thể ủ đất bằng việc ủ rơm rạ hoặc các loại cây xanh cùng với đất. Việc làm này có tác dụng rất tốt cho các loại đất canh tác, sử dụng trong thời gian dài nhưng không được chăm bón, cải tạo nhiều. Bên cạnh đó, nếu trồng rau bằng các loại đất như đất feralit hay đất thịt, bạn nên làm đất cho tơi xốp trước khi gieo trồng.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất
Hai bước trên giúp đất được tơi xốp và được bồi thêm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn vẫn cần bón thêm các loại phân để các chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ hơn và với hàm lượng cao hơn. Các loại phân bón được khuyên dùng là phân trùn quế, phân vi sinh, phân hữu cơ Organic 1, phân hữu cơ 3 Con Gà,…
Các loại phân này giúp bạn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho đất một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, chất lượng đất cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Phân trùn quế là một chế phẩm an toàn, bạn nên chú ý bổ sung loại phân này cho đất. Phân trùn quế sẽ giúp làm tăng độ ẩm cho đất, giúp dễ dàng hòa tan đạm, lân và kali vốn là những chất khó tiêu.
Cách làm đất trồng rau sạch trong thùng xốp
Nếu bạn yêu thích công việc trồng rau nhưng nhà không có vườn hoặc không gian vườn không đủ rộng, bạn hoàn toàn có thể trồng rau trong chậu hoặc thùng xốp. Các loại rau trồng trong thùng xốp vẫn đảm bảo phát triển tốt và an toàn cho gia đình khi sử dụng.
Để trồng rau sạch trong thùng xốp thành công, bạn cần cân nhắc sử dụng loại thùng xốp phù hợp và chọn mua loại đất trồng tốt giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh. Một số lưu ý về cách trồng rau sạch trong thùng xốp có thể kể đến như sau.
Chuẩn bị thùng xốp phù hợp
Trước hết, bạn cần sử dụng loại thùng xốp sạch với số lượng phù hợp để trồng được loại rau bạn muốn gieo cấy. Yếu tố này thường bị nhiều người xem nhẹ, tuy nhiên việc lựa chọn thùng xốp phù hợp sẽ quyết định việc sinh trưởng và phát triển của rau có ở mức độ tốt hay không. Chọn loại thùng xốp phù hợp cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm tối đa không gian sống và chống lãng phí đất trồng của gia đình.
Bên cạnh đó, việc chọn lựa loại thùng xốp có khả năng giữ ẩm tốt cho đất sẽ giúp bạn hạn chế tối đa công sức cho việc tưới rau tại nhà. Các thùng xốp thường rất kín và bí, vì vậy đừng quên chọc lỗ xung quanh để giúp thoáng khí. Bạn chọc lỗ cách khoảng cách trong độ 5-7cm.
Việc chọc lỗ cho thùng xốp thường bị nhiều người bỏ qua, tuy nhiên đây cũng là một công đoạn khá quan trọng. Việc đục lỗ thùng sẽ giúp cây và rễ cây có không gian để hô hấp. Nếu không hô hấp được, cây sẽ khó phát triển rễ, từ đó các chất dinh dưỡng được hấp thụ kém hơn, làm giảm sự phát triển của rễ cây. Do đó, chúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Chọn loại đất trồng phù hợp
Loại đất trồng thường thấy và được ưa chuộng là đất thịt và đất phù sa. Hai loại đất này chứa nhiều dinh dưỡng và là cơ sở tốt giúp cây nhanh chóng phát triển. Ngoài ra, khi tìm mua đất trồng trong thùng xốp, bạn có thể yêu cầu người bán trộn thêm các loại than mùn cưa, trấu hoặc phân trùn quế. Điều này giúp đất có độ tơi xốp cao hơn giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất khi trồng rau.
Việc trộn đất và ủ mùn cần có tỷ lệ phù hợp với loại đất trồng, tránh tình trạng thừa chất dinh dưỡng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và rau. Tỉ lệ trộn giữa đất thịt và các loại chất độn nên là 60 – 70% là tốt nhất, bạn nên đổ đất cách phần miệng thùng khoảng 5 – 7cm.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết thêm về các lý do tại sao nên làm đất và cải tạo đất trước khi trồng rau. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn biết thêm về các cách cải tạo đất và cách làm đất trồng rau sạch sao cho hiệu quả. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ tìm được những cách phù hợp để trồng rau sạch cho gia đình thưởng thức.
Nguồn: phân bón Hà lan
Th1010

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY MAI
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và có màu sắc đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:
1. Chọn đất trồng mai:
* Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.
* Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.
2. Kỹ thuật bón phân
2.1 Mai trồng trên vườn, líp:
* Bón lót khi trồng:
Phân chuồng (phân trâu bò, trùn quế,tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.
* Bón thúc:
Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.
Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.
2.2 Mai trồng trong chậu
Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu hoặc trùn quế với lượng bón 1 kg/chậu
* Sử dụng phân bón lá : Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.
Kính chúc người yêu mai có được một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về.
Nguồn: phân bón Bình Điền
Th1005

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng
Chăm sóc vườn sầu riêng cần hiểu rõ về các kiến thức cơ bản, nhất là việc nắm rõ thời gian bón phân và lựa chọn loại phân bón phù hợp. Khi bón phân cho cây ăn trái đặc biệt là bón phân cho sầu riêng, việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt, góp phần tăng năng suất chất lượng cây trồng
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn.
Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng giảm mùi thơm.
Khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO.
Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo… đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P và là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach.
Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với sầu riêng:
+ Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.
Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường như mất gai, nứt quả…
+ Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.
+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). …
Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn.
2. Xác định loại phân bón
2.1. Các loại phân bón cho sầu riêng
a. Phân hữu cơ
Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho sầu riêng như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá…
Ưu điểm
– Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
– Chi phí thấp.
Hạn chế
– Hiệu quả chậm;
– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.
Cách thực hiện
Các nguyên liệu để độn/lót chuồng: Trấu, rơm rạ để độn vô chuồng vừa làm chuồng khô, ấm vừa hút nước tiểu của gia súc để tránh trôi và bốc hơi.
Các nguyên liệu để ủ chung với phân: Lá rụng khô: Điều, sầu riêng, cỏ…
Thân cành lá tươi thu được từ dọn vườn, tỉa cành sầu riêng, cây che bóng. Tất cả được ủ chung với phân chuồng.
Hiện nay, nông dân chưa tận dụng được các tàn dư thực vật để độn với phân chuồng nên phân có chất lượng kém. Do đó, các dư thừa thực vật “ không nên đốt bỏ”, mà nên giữ lại để độn ủ chung với phân chuồng vừa tăng khối lượng phân đồng thời tăng cả về chất lượng.
Có thể lựa chọn các cách ủ phân hữu cơ như sau:
– Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó, tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 50 – 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm móng sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
– Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2,0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
– Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: Ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.
+ Cách dùng:
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngấu), hoàn toàn có thể đem sử dụng.
Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngấu.
Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.
Nên sử dụng phân ủ vi sinh bón cho sầu riêng vì tốn chi phí, tận dụng nguồn phế phẩm và phế thải trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất nguồn bệnh lây lan, bảo vệ môi trường sống trong lành. Nông dân ở vùng chăn nuôi nhỏ, lẻ có sẳn nguồn phân chuồng và nguồn xác bã thực vật cũng nên mạnh dạn ủ phân là góp phần đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Có một phương án tiết kiệm mà hiệu quả cho bà con nông dân là dùng kén trùn quế Phước Hiệp để cung cấp chất hữu cơ cho sầu riêng. Kén trùn quế Phước Hiệp được tạo ra từ quá trình nuôi ủ con trùn quế trong chuồng trại từ 10 – 12 tháng nên hàm lượng hữu cơ, humic tự nhiên và đặc biệt là hệ vi sinh vật tự nhiên (bản địa) rất cao. Và sau khi thu hoạch, kén trùn quế được xử lý giảm ẩm bằng nhà kính phơi tự nhiên, nghiền mịn, sàng và phun bổ sung 15 lít dịch trùn quế cho 1 tấn ( tương đương 15kg NPK/ 1 tấn). Với nhhững khác biệt này, chỉ cần bón số lượng ít mà cây vẫn phát triển, mang liệu hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Đặc biệt, kén trùn quế Phước Hiệp dùng được cho tất cả các giai đoạn từ trồng mới, bón thúc, phục hồi sau thu hoạch, chăm sóc trước khi làm bông đều được. Bón kén trùn kết hợp với NPK sẽ giúp giảm nửa lượng NPK bón, hệ vi sinh sẽ kích thích chuyển hoá lượng phân vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu, tránh hao hụt phân, không làm chai đất mà cây vẫn phát triển và sinh trưởng tốt.
b. Phân vô cơ
Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.
* Ưu điểm của phân vô cơ:
– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
– Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát. – Dễ vận chuyển, dễ sử dụng.
* Hạn chế của phân vô cơ:
– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
– Hạn chế vi sinh vật phát triển.
Chất cải tạo đất
* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.
* Dolomite: Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng sầu riêng nhưng nếu có điều kiện nên dùng Dolomit thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magie cho sầu riêng . Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.
Chất vi lượng bón cho sầu riêng thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.
2.2. Tính lượng phân bón cho cây sầu riêng
– Giai đọan cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 – 10kg phân gà/gốc (hoặc phân hữu cơ đã hoai mục) kết hợp với phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc: 15:15:6:4. Liều lượng và số lần bón trong năm như bảng dưới.
Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây
- Cây từ 1 – 3 năm tuổi: 0,5kg – 0,6kg Urea Malaysia + 0,6kg – 1kg DAP Plus Humic + TE + 0,2kg – 0,3kg Kali Potash Plus.
- Cây từ 4 – 6 năm tuổi: 1kg – 1,3kg Urea Malaysia + 1,3kg – 1,7kg DAP Plus Humic + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.
- Cây từ 7 – 9 năm tuổi: 1kg – 1,2kg Urea Malaysia + 1,7kg – 2kg DAP Plus Humic + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.
- Cây trên 10 năm tuổi: 1kg – 1,5kg Urea Malaysia + 1,7kg – 2kg DAP Plus Humic + TE + 0,7kg – 0,8kg Kali Potash Plus.
– Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:
+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
Có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng để bón cho cây với liều lượng như sau :
– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.
– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:
+ Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix + 10kg phân chuyên dùng.
+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng.
+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây.
3. Chuẩn bị trước khi bón
3.1. Chuẩn bị phân bón
– Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân Urea Malaysia (46%) hoặc Sunphat đạm (phân SA: SA Nhật, SA Thái) chứa 20 – 21% nitơ (N)
– Chuẩn bị phân bón chứa lân: DAP Plus Humic + TE hoặc DAP Korea, chứa từ 16% – 18% P2O5 hữu hiệu.
– Chuẩn bị phân bón chứa kali: Kali Israel chứa 61% (K2O).
– Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ vi sinh, phân dơi, phân cá …
3.2. Chuẩn bị dụng cụ để bón phân
– Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu, thúng, túi nilon, máy bón phân…
4. Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng
4.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:
Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.
Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc
– Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.
– Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây sầu riêng có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 – 30 cm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây sầu riêng chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Tủ lên một lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên.
Phun trên lá
Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như Supper Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng
– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 – 30 ngày.
– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân.
Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
4.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh
Bước 1. Xác định thời điểm bón phân
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp:
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20 – 30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18:11: 5: 3 hoặc 15:15: 6: 4) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.
Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (10:50:17) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
Lần 3: Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.
Lần 4: Trước khi quả chín 01 tháng bón 2 – 3 kg phân NPK như NPK (16:16:8) kết hợp với 1 – 1,5 kg phân KNO3 để tăng chất lượng quả.
Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ quả năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất quả như cơm quả bị sượng, bị nhão.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả.
Bước 2. Xác định cách bón phân
Bón gốc
– Phân hữu cơ: Bón rải quanh bồn
ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu 10
– 20 cm xung quanh đường kính tán, bón xong lấp đất lại.
– Phân vô cơ: Bón giống như thời kỳ kiến thiết cơ bản (xới đất nhẹ, rải phân trong tán, cách gốc 20 cm, lấp đất nhẹ, tưới nước và tủ gốc).
Phun trên lá
Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
Bước 3. Tiến hành bón phân cho sầu riêng
– Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnh rồi lấp đất lại.
– Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4. Tưới nước sau mỗi lần bón phân
Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân. Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi.
Ghi chú:
– Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.
– Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp.
– Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.
– Làm sạch cỏ xung quanh gốc sầu riêng; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng.
– Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc.
– Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới.
– Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ rìa tán lá ra phía ngoài, xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm tổn thương rễ sầu riêng.
– Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.
5. Bón phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng
5.1. Bón đúng loại phân
– Cây sầu riêng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm – N, lân – P, kali – K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.
Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
5.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây sầu riêng
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
– Trong suốt thời kỳ sống, cây sầu riêng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
– Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả…
5.3. Bón đúng điều kiện đất đai
Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây sầu riêng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
5.4. Bón đúng lúc
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khô làm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả… Vì vậy, nên bón phân cho cây sầu riêng lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn…
Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali).
Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây sầu riêng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
5.5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Nguồn : phân bón VINACAM
sưu Tầm và chỉnh sửa bởi Trùn quế Phước Hiệp
Th1004

Kỹ thuật trồng dưa hấu cho năng suất cao
Dưa hấu là một loại quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính hàn có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Với kỹ thuật trồng cây dưa hấu đúng cách, mọi người có thể dễ dàng cung cấp cho gia đình những quả dưa hấu đỏ mọng nước.
Kỹ thuật trồng cây dưa hấu không phải ai cũng biết, ngoài cách trồng tỉ mỉ ra thì phải chăm chút hết sức kĩ càng. Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng 25-30 độ C nên rất dễ trồng trong mùa nắng ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nở và thụ phấn là 25 độ C, nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín 30 độ C.
Đất đai
Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn.
Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.
Chọn đất trồng là một khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây dưa hấu
Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đât trồng dưa nên cao, thóang không bị bóng râm che, không bị gió bão, chịu được pH hơi phèn trong phạm vi pH 5-7, để hạn chế bệnh nứt thân nên trồng ở pH 6-7 và nhiệt độ trên 26 độ C.
Đất trồng dưa hấu trước đó phải được luân canh ít nhất là 3 vụ với lúa nước hoặc bắp… (không luân canh với cây họ bầu, bí như: dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí rợ, bí đao…). Trồng trong mùa mưa nên chọn đất cao, thoát nước tốt.
Trồng dưa hấu có trải bạt (plastic): Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100% cả vụ vào 10 ngày trước khi bón lót. Dùng trâu hoặc bò cày một đường cày rải phân lót (100% phân chuồng hoặc dùng kén trùn quế rải một lớp dày khoảng 2 phân xuống đường rãnh, 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ) sau đó cày ba đường cày lấp phân ngược chiều nhau, dùng cuốc sửa luống, mương nước cho ngay thẳng.
Thường luống có chiều cao 40 cm, chiều ngang 1 m, đường mương rộng 40 cm. Kế tiếp trải bạt lên mặt luống dùng đất hoặc thẻ tre mỏng dằn bạt cho cố định để phòng gió làm bay rách bạt, dẫn nước vào mương dễ cân mực nước.
Trồng dưa hấu bằng bạt nhựa là phương pháp tốt nhất
Dùng một cây đục lỗ vải bạt đường kính khoảng 7 cm, cán dài 70 cm đục dọc theo mé mương nước theo khoảng cách định trước, chiều cao các lỗ đục bằng nhau. Trồng cây ở vị trí này. Nếu bố trí trồng với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 – 5m thì yêu cầu cần khoảng 1 cuộn bạt/1000m2.
Vải bạt (plastic) là một loại nhựa dẻo, mỏng, một mặt có màu đen và mặt bên kia có màu trắng, tráng bạc, có chiều ngang là 0.9 m, chiều dài 400 m cuốn tròn thành một cuộn nặng khoảng 8,5 – 9 kg.
Lợi ích của việc sử dụng bạt nhựa: Tạo nhiều ánh sáng (mặt tráng bạc phản chiếu ánh sáng mặt trời) giúp cây quang hợp thuận lợi, kích thích cây phát triển mạnh. Hạn chế được côn trùng phá hại như bọ trĩ (Thrips), sâu xanh, sâu đất…
Ngoài ra, việc này sẽ hạn chế được bệnh do tạo được môi trường thông thoáng, sạch sẽ, trong mùa mưa không bị đất cát dính lá làm lây lan mầm nấm bệnh. Hạn chế được cỏ dại, hạn chế được công lao động tưới nước, dễ quản lý đồng ruộng, sử dụng ít công lao động, có thể trồng trên diện tích lớn mà vẫn cho năng suất cao hơn trồng trên đất không có trải bạt.
Ngâm ủ hạt giống
Tùy theo giống, lượng hạt giống cần gieo trồng từ 35-45 gram/1000m2. Ngâm lô hạt trong dung dịch thuốc Benlate C hoặc Funomyl. Pha thuốc trong nước theo tỷ lệ 1/1000, thời gian từ 15-30 phút.
Quy trình ngâm hạt giống
Vớt hạt, rửa sạch ngâm trong nước từ 4 – 5 giờ. Vớt hạt rửa sạch nhớt, để thật ráo nước. Đổ hạt vào khăn ẩm, sạch (đã vắt kiệt nước), gói lại, cho vào bao nylon (polyethylene) cột kín miệng, chống bốc thoát hơi nước.
Ủ hạt ở nhiệt độ thích hợp nhất 30 độ C, nếu mùa lạnh hoặc trời mưa nên cung cấp thêm nhiệt bằng cách đốt đèn. Thời gian bắt đầu nảy mầm là từ 32 – 40 giờ sau khi ngâm hạt giống. Chọn những hạt bắt đầu nẩy mầm đem gieo ngay, những hạt chưa nẩy mầm ủ lại, gieo tiếp ở lần sau.
Gieo hạt
Có 2 cách gieo:
Gieo vào bầu: Làm bầu đơn giản bằng lá chuối hoặc bao nylon có đường kính 4 -5 cm, chiều cao 8 cm. Đất vô bầu được trộn đều giữa: đất mặt – tro trấu – phân chuồng hoai mục hoặc kén trùn quế – lân (super lân) theo tỷ lệ 3-1-1-0,5% và trộn thêm Furadan hạt, Funomyl hoặc Thane M 80WP để phòng ngừa sâu bệnh
Đất bầu không để bị nén chặt, úng nước và tránh đặt bầu cây con nơi râm mát làm cây mọc vươn cao và ốm yếu. Vào mùa mưa nên làm mái che cây con để phòng mưa lớn làm hư hại, sau khi mưa nên cuốn mái che ngay để cây con đủ ánh sáng.
Gieo thẳng: Gieo hạt trực tiếp lên líp trồng có ưu điểm là tiết kiệm công lao động, cây phát triển mạnh hơn trồng bầu cây con. Tuy nhiên, mặt đất nơi gieo cần phải bằng phẳng, tơi xốp và luôn luôn đủ ẩm để hạt mầm dễ phát triển, phòng trừ sâu bệnh tốt để bảo vệ cây con ngoài đồng.
Bón phân
Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Liều lượng phân bón chung: Phân chuồng hoai hoặc kén trùn quế tỉ lệ 1kg cho 3, 5 – 4m2 Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha. Phân bón NPK Better 16-16-16+TE: 800 – 1000 kg/ha.
Tưới nước
Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây.
Dưa hấu cũng như bất cứ loại cây nào khác cũng rất cần chăm sóc, tưới nước, bón phân đầy đủ
Thụ phấn
Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.
Thu hoạch
Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết… Thông thường ở miền Nam, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn bổ sung là dưa hấu đã chín. Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát.
Nguồn: Phân bón Hiếu Giang
Th930

Kỹ thuật trồng cây thanh long nhanh ra nhiều quả chất lượng cao
Cây thanh long có tên tiếng Anh là Hylocereus megalanthus. Là một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả, là loài thực vật họ xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Kỹ thuật trồng cây thanh long cho nhanh ra quả và chất lượng tuyệt hảo mà các chuyên gia nông nghiệp mới tiết lộ.
Chuẩn bị đất trồng cây
Hầu hết các loại đất đều được khai thác trồng thanh long như đất rừng, đất thổ cư, các khu vườn tạp … Phần lớn là đất xám bạc màu, công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản chỉ cần cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 – 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m.
Kỹ thuật trồng cây thanh long phát triển tốt nhất. Ảnh minh họa
Chuẩn bị cây trụ
Đặc điểm của cây thanh long là bám vào cây trụ nên chi phí về cây trụ khá cao trong đầu tư. Loại gỗ được chọn thường là loại gỗ tết, chịu được nắng mưa, lâu mục như căm xe Xylia dolabriformis Benth, cẩm Liên Xylia xylocarter Taub … Hiện nay đa phần bà con nông dân dùng trụ bê tông thay thế gỗ.
Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 – 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m.
Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn cho thanh long dễ bám.
Chuẩn bị hom giống thanh long
Thanh long có thể trồng bằng hạt nhưng chủ yếu trồng bằng hom. Để chọn hom có chất lượng tốt nhất cần phải lựa chọn tuổi cành trung bình từ l – 2 năm tuổi trở lên. Chiều dài hom tốt nhất từ 50 – 70cm. Hom mập, có màu xanh đậm. Hom không có khuyết tật, sâu bệnh. Các mắt mang chùm gai mẩy, khả năng nẩy chồi tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 – 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
Thời vụ trồng cây thanh long
Thanh long thường được trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch, hoặc tháng 4 – 5
Bón lót và đặt hom cây
Trước khi đặt hom cần làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 – l,5m, sâu 20 – 30 cm, rồi bón lót độ 3-5kg phân Hữu cơ vi sinh hoặc 2 – 3kg kén trùn quế + 0,5 kg Super lân và phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô. Một số nơi bà con dùng 1 bao đất sạch 20dm3 trộn 3kg phân hữu cơ sinh học HG01 cho hiệu quả rất cao.
Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây trụ khoảng 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
Bón phân thúc hàng năm
Mỗi năm bón 3 đợt phân NPK, khoảng cách các đợt như nhau.
Riêng phân hữu cơ thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành vào tháng 11, và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.
2 năm đầu, tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 100kg Better tím NPK 16-12-8-11+TE (hoặc sử dụng phân NPK 25-9-9+TE) /100 trụ/năm.
Cụ thể sau trồng 15 – 20 ngày thúc 1/3 lượng phân: tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 1/3 lượng phân; tháng 6 – 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.
Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm như Đầu Trâu 001, 907 hoặc Better Kn3Bo hoặc dùng dịch trùn quế đậm đặc Phước Hiệp, pha tỉ lệ 1 lít cho 400 lít nước đổ gốc. Định kì 7 – 10 ngày đổ 1 lần
Năm thứ 3 trở đi cần chú trọng tới NPK có hàm lượng Kali cao để quả ngon ngọt và chắc. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như phân hữu cơ vi sinh Better 01 5-10 kg; Better xanh NPK 12-12-17-6+TE : 1,5 kg; và tưới thêm Better Kn3Bo mục đích tạo cho trái to, ngọt hoặc dùng dịch trùn quế đậm đặc Phước Hiệp, pha tỉ lệ 1 lít cho 400 lít nước đổ gốc. Định kì 7 – 10 ngày đổ 1 lần. Trường hợp cây nuôi nhiều trái, có thể kết hợp 1 tháng 1 lần, bón 2kg kén trùn quếcho 1 gốc
Lần 1: sau khi tỉa cành (tháng 10 – 11) gồm: phân hữu cơ vi sinh Better 03 hoặc kén trùn quế ( 1kg/1 gốc ) + 0.5kg/gốc Better xanh NPK 12-12-17+6TE
Lần 2: cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 0.5 kg/gốc Better xanh NPK 12-12-17-6+TE.
Lần 3: vào tháng 3 gồm 0.5 kg/gốc Better xanh NPK 12-12-17-6+TE .
Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun hoặc tưới ĐT 001, ĐT 907, Phân better KN3Bo hoặc ùng dịch trùn quế đậm đặc Phước Hiệp, pha tỉ lệ 1 lít cho 400 lít nước đổ gốc. Định kì 7 – 10 ngày đổ 1 lần.
Kỹ thuật chăm sóc thanh long
Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Tùy theo ẩm độ đất mà tưới từ 3 – 7 ngày/lần.
Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn.
Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm.
Tủ gốc vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa … để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp.
Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả khác.
Xử lý ra hoa thanh long
Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng. Nguồn điện thắp sáng để kích thích hoa thanh long ra nhanh có thể sử dụng lưới điện quốc gia, hoặc máy phát điện riêng.
Loại bóng đèn và công suất dùng bóng đèn tròn 75W. Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m.
Thời gian thắp sáng: thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 – 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Thắp đèn cho thanh long sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ.
Kỹ thuật trồng cây thanh long cho năng suất chất lượng cao nhất. Ảnh minh họa
Sau 4 – 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Cần khoảng 20 – 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày để quả phát triển.
Kỹ thuật thu hoạch
Sau khi quả thanh long chuyển màu từ xanh sang đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao để cắt. Khi cắt đi dọc theo hàng, lựa quả đúng tiêu chuẩn
Nguồn: Đức Mậu , Phân bón Hiếu Giang
Th929

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vạn thọ nở đúng dịp Tết
Kỹ thuật trồng cúc vạn thọ và cách chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán là điều ai cũng mong muốn ở thời điểm hiện tại. Bởi cúc vạn thọ là loại hoa rất được ưa chuộng, được trồng phổ biến ở Việt Nam có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt, dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và và đặc biệt là để trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán.
Kỹ thuật trồng cúc vạn thọ và cách chăm sóc cho hoa nở đúng dịp Tết không phải đơn giản mà yêu cầu phải khoa học từ khâu chọn giống cho đến bón phân.
Tuy nhiên để tạo ra một chậu cúc vạn thọ có hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán thì đòi hỏi phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc khoa học theo từng bước tham khảo dưới đây.
Kỹ thuật chọn giống và trồng cúc vạn thọ
Có thể trồng hoa cúc vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên đán. Trước tiên, để chọn giống tốt có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Cúc vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40-45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60-65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, có thể trồng quanh năm, cây cao 65-70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65-70 ngày.
Trồng cúc vạn thọ đòi hỏi đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân chuồng ủ. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1. Nên dùng đất sạch dinh dưỡng better của cty Hiếu Giang theo hướng dẫn để đảm bảo tốt và không bị sâu bệnh.
Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6cm x 8cm, bầu được đặt cách mặt đất 20-25cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt. Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. Sau 5 ngày thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.
Cách cấy cây cúc vạn thọ con ra giỏ
Sau 15-17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20-25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước. Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300kg đất cát pha thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.
Hoa cúc vạn thọ có màu sắc đẹp được nhiều người thích trồng.
Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng và thoát nước nhanh.
Kỹ thuật chăm sóc cúc vạn thọ
Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 1 thùng nước 50 lít ngâm với 10 kg bánh dầu (nên ngâm sớm trước lúc gieo trồng 10 ngày để phân hủy bánh dầu tốt).
10 ngày sau gieo nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK better tím 16.12.8+11TE tưới cho 1.000 giỏ, sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
Để hoa cúc vạn thọ luôn nở đẹp, bền thì cần chú ý tới khâu bón phân.
Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra giỏ bón thúc lần đầu tỷ lệ bón như sau: 100kg hữu cơ trùn quế hoặc 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai +10 kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2,3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11-12kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.
Cơi ngọn
Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1,2,3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5-6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. (Lưu ý là đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch).
Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm tránh để lạm phân và thuốc làm cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.
Kỹ thuật xử lý để cúc vạn thọ ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.
Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrat Kali (Better KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.
Phòng trừ sâu bệnh
Ở hoa cúc vạn thọ các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl phòng trừ các bệnh do nấm gây hại, dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn. Trường hợp bị virus nên nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan.
Để có được những chậu hoa cúc vạn thọ đẹp đón Tết cần phải để ý tới các loại sâu bệnh thường gặp.
Bên cạnh đó, cúc vạn thọ cũng thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp, đầy đặn và lâu tàn nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes phun định kỳ 10 ngày 1 lần để giúp cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp.
Cần đặc biệt chú ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vạn thọ đó là nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng (Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng vào hoa gây hư hoa làm hoa không đẹp. Cần sử dụng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes để giúp cây sinh trưởng tốt, hoa nở đầy đặn, tươi đẹp và lâu tàn.
Nguồn: Phân bón Hiếu Giang
Th928

Chất hữu cơ và độ phì của đất
ĐẤT là tập hợp của các thành phần không khí, khoáng chất, nước và sinh vật.
Đất có độ phì nhiêu là khi được sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp, cây trồng trên đất ấy được sử dụng các thành phần của đất một cách thuận lợi và đầy đủ nhất để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh,
Khi canh tác trên “đất tốt” – đất có độ phì nhiêu, người nông dân được hưởng lợi từ việc cây trồng cho năng suất cao và ổn định, đề kháng mạnh mẽ trước các điều kiện thời tiết bất lợi cũng như sâu bệnh hại tấn công.
Nông sản được trồng trên đất phì nhiêu là nguồn thực phẩm chất lượng cao và có lợi cho sức khỏe con người, có hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu phù hợp, không có tồn dư các chất gây độc cho cơ thể.
VẤN ĐỀ là làm sao luôn duy trì được độ phì của đất để có thể canh tác bền vững, hiệu quả và an toàn?
Độ phì nhiêu của đất được quyết định bởi cấu trúc đất. Trong đó HẠT MÙN và HẠT SÉT đóng vai trò quan trọng nhất. Chúng là cầu nối liên kết với các thành phần hữu cơ và vô cơ khác trong đất để tạo cho đất có nhiệt độ ổn định, tơi xốp, thoáng khí, tạo “đệm” pH phù hợp, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, là điều kiện lý tưởng để bộ rễ cây trồng thực hiện các chức năng của mình.
HẠT MÙN được sản sinh ra từ chất hữu cơ, thông qua hàng loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp trong những điều kiện nhất định.
CHẤT HỮU CƠ chỉ chứa một tỉ lệ rất nhỏ trong đất, chỉ chiếm khoảng 1-6% trọng lượng nhưng đóng một vai trò then chốt trong hệ sinh thái của đất.
Là tồn dư, là xác bã động thực vật, là sản phẩm trong các quá trình trao đổi chất trong đất.
CHẤT HỮU CƠ là nguồn nguyên liệu, là nguồn thực phẩm chính để cung cấp năng lượng sống cho các tập đoàn vi sinh vật tạo ra mùn. Không có hoạt động sinh hóa quan trọng này, hệ sinh thái đất sẽ ngưng hoạt động. Đất sẽ trở thành “đất chết” không thể dùng canh tác nông nghiệp được nữa.
NHƯ VẬY, việc trả lại chất hữu cơ cho đất để duy trì độ phì nhiêu mang tính chất quyết định để đảm bảo canh tác nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.
Nguồn: phân bón 2Phong
Th1015