Tin tức
Những tác dụng của nấm men chức năng trong khẩu phần heo con
Protein huyết tương sấy phun được sử dụng phổ biến trong các khẩu phần ăn của heo con trên thế giới, tuy nhiên đã có một giải pháp thay thế khả dụng ở dạng nấm men chức năng. Các thử nghiệm quan sát thấy những tác dụng của nấm men chức năng có tiềm năng thay thế sản phẩm máu sấy phun trong thức ăn cho heo con.
Protein huyết tương sấy phun (SDPP) là một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các khẩu phần cho thú non, và việc áp dụng nó mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, với mục tiêu nâng cao an toàn thực phẩm và an toàn sinh học của ngành chăn nuôi toàn cầu, nhu cầu sử dụng SDPP bắt đầu suy giảm. Có một số vấn đề quan ngại liên quan đến ngành chăn nuôi heo; một mặt đã có báo cáo cho rằng SDPP có thể gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở heo (PED), mặt khác SDPP phát sinh các vấn đề về tương đồng sinh học. Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng về việc SDPP gây ra PED, nhưng việc thay thế SDPP trong khẩu phần ăn của thú non đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của ngành chăn nuôi trên toàn thế giới.
![[IMG]](http://www.ecovet.com.vn/upload/images/Gropro%201.jpeg)
Ứng dụng nghiên cứu vào việc thay thế SDPP
Angel đã dành nhiều năm cho nghiên cứu này và ứng dụng khả năng của phụ gia nấm men để thay thế một phần hoặc hoàn toàn SDPP. Thí nghiệm thay thế một phần SDPP được tiến hành gồm 32 heo con 18 ngày tuổi. Trong 14 ngày thí nghiệm heo con ăn khẩu phần ăn dặm chứa 2% SDPP được thay thế bằng sản phẩm nấm men 2%. Việc bổ sung phụ gia nấm men làm giảm lượng SDPP yêu cầu trong thức ăn dặm và cải thiện hiệu quả tăng trưởng của heo con cai sữa sớm (Hình 1).
Trong thí nghiệm thứ hai, 3% SDPP trong thức ăn dặm được thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm nấm men trong khẩu phần ăn của 24 heo con 21 ngày tuổi. Thí nghiệm này được tiến hành trong 14 ngày một lần nữa cho thấy thay thế hoàn toàn SDPP trong thức ăn dặm không những không làm giảm hiệu suất tăng trưởng của heo con đang cai sữa, mà còn khuyến khích các phản ứng tích cực thông qua việc cải thiện tăng trọng và lượng ăn vào trung bình hàng ngày
Tăng tính hấp dẫn của thức ăn
Hương vị của peptide và nucleotide trong sản phẩm nấm men làm cho thức ăn hấp dẫn hơn. Các thử nghiệm cho thấy sản phẩm này có thể tiếp tục làm tăng tính hấp dẫn của thức ăn và từ từ cải thiện lượng ăn vào. Ngoài ra, sản phẩm có thể được dùng như một nguồn dinh dưỡng acid nucleic ngoại sinh trong khẩu phần heo con vì hàm lượng acid nucleic vốn có trong sản phẩm cao. Trong giai đoạn heo con tăng trưởng, bổ sung nucleotide giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng cho việc tổng hợp acid nucleic, và sau cùng là thúc đẩy sự tăng trưởng ở heo con.
Đối với chức năng bảo vệ đường tiêu hóa, acid nucleic trong nấm men không chỉ giúp tăng bề mặt hấp thu ở đường ruột bằng cách cải thiện chiều cao nhung mao ruột (Hình 3), mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào đường ruột bằng cách tác động đến sự phân chia và phân hóa tế bào, cải thiện hoạt lực của enzyme đường ruột v.v, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe đường ruột.
Hình 3 – Tác dụng của nấm men đối với sự phát triển nhung mao ruột ở heo con.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Các thành phần đảm nhiệm chức năng tăng cường miễn dịch trong sản phẩm nấm men là beta-glucans, acid nucleic và peptide. Beta-1, 3/1, 6-glucan giúp tăng cường miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể ở heo con, tăng mật độ kháng thể và cuối cùng là tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
Tiến hành một thí nghiệm trong 28 ngày gồm 80 heo con 21 ngày tuổi, bổ sung 2% nấm men thay thế cho 4% SDPP ban đầu trong thức ăn dặm. Khi đã thay thế 2% SDPP, huyết thanh globulin miễn dịch (IgA và IgM) được tăng lên đáng kể, điều này cho thấy thay thế một phần SDPP bằng phụ gia nấm men có thể thúc đẩy miễn dịch ở heo con (Hình 4).
Hình 4 – Tác dụng của nấm men và SDPP đối với miễn dịch dịch thể ở heo con (g/L).
Hầu hết các tế bào miễn dịch không thể tổng hợp đủ nucleotide. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các nucleotide ngoại sinh có thể thúc đẩy sự biểu hiện tế bào lympho B và kháng nguyên tế bào Th ở chuột đang cai sữa, đẩy mạnh sự phân hóa và hoàn thiện của tế bào lympho ruột. Vì vậy, khi số lượng các nucleotide tổng hợp bị hạn chế do heo con stress, việc bổ sung các acid nucleic từ nấm men có thể giúp duy trì tốt chức năng của các tế bào lympho ở heo con cai sữa. Các peptide thúc đẩy sự phát triển của chức năng miễn dịch và tăng cường chỉ số miễn dịch của các cơ quan ở heo con cai sữa sớm.
Tất cả những thí nghiệm nghiên cứu ở trên cho thấy tiềm năng của sản phẩm nấm men, đầu tiên là đóng vai trò của một acid nucleic và thứ hai là một nguồn protein cho thú non. Sản phẩm này có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn SDPP mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của heo con, và sau cùng là tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất.
Biên dịch: Ecovet team
Th1112
Vai trò mùn hữu cơ đối với cây trồng
Chất hữu cơ trong đất thường được phân ra làm hai dạng là chất mùn và không phải mùn, trong đó chất mùn chiếm nhiều hơn. Dựa vào tính chất hòa tan trong trong kiềm hoặc acid mà chất mùn lại được phân lập ra mùn fulvic acids, mùn humic acids và mùn humin. Trước đây, nhiều nhà khoa học cho rằng chất mùn được thành lập chỉ do tiến trình sinh học, nhưng trong vài thập niên trở lại đây, vai trò xúc tác của các chất vô cơ trong sự thành lập chất mùn đã được biết đến. Thí dụ như Fe và Al oxides vô định hình đã thúc đẩy sự hình thành mùn humic acids. Đất Mollisols giàu Fe và Al nên có nhiều chất hữu cơ hơn những đất khác là do Al kết hợp với mùn humic acids hình thành hợp chất Al-humates rất bền kháng lại sự phân hủy của vi sinh vật đất. Vai trò xúc tác của Mn oxides trong việc trùng hợp chất phenol để thành lập mùn humic acids đã được nghiên cứu nhiều. Những cation bases cũng làm ổn định mùn humic acids. Chính vì vậy, những đất giàu Ca thường có nhiều chất hữu cơ hơn đất nghèo Ca. Khoáng sét cũng thúc đẩy sự tích tụ chất mùn trong đất, nên đất có sa cấu mịn mhiều chất hữu cơ hơn đất thịt hoặc cát. Nguyên lý chung được nhiều nhà khoa học đất và sinh lý thực vật đồng ý là sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng được quyết định bởi dưỡng chất khoáng, nước, không khí trong đất, và điều kiện khí hậu như ánh sáng và nhiệt độ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy chất mùn hữu cơ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. Mối tương quan giữa hàm lượng, chất lượng của chất mùn trong đất và năng suất cây trồng đã được khẳng định. Chất mùn đã thúc đẩy sự sinh trưởng của cây trồng qua việc cải thiện đặc tính lý, hóa và sinh của đất như sau: – Chất mùn cung cấp dưỡng chất N, P và S và nguyên tố vi lượng từ từ cho cây trồng. Chất mùn có khả năng trao đổi cation (CEC) và có khả năng kết hợp với nhiều ion kim loại nên giúp đất kềm giữ cation tốt hơn. Thông thường đất nông nghiệp có hàm lượng mùn ít hơn nhiều so với thành phần khoáng, nhưng CEC của chất mùn lại cao hơn (trên một đơn vị) nên CEC của đất có nguồn gốc từ mùn bằng với CEC có nguồn gốc từ khoáng. Nhờ chất mùn mà các cation dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi. Những cation dinh dưỡng nầy sau đó được cây hấp thụ khi cần thiết. – Chất mùn cải thiện cấu trúc của đất, vì thế cải thiện tỉ số không khí/nước ở vùng rễ, giúp sự di chuyển của nước trong đất dễ dàng hơn, và giữ nhiều nước hơn. – Chất mùn làm tăng mật số vi sinh vật đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi. Ngoài ra, mùn còn có vai trò của kích thích cho cây trồng phát triển: – Chất mùn kích thích hạt nẩy mầm và thúc đẩy sự tăng trưởng của cây con. – Chất mùn kích thích sự tượng rễ và sự phát triển của rễ khi được bón vào đất hay phun lên lá. – Phun chất mùn lên lá làm gia tăng sự phát triển của chồi, tăng trọng lượng thân, rể và lá, tăng năng suất cây trồng. Chất mùn trong đất là một chỉ thị tốt tình trạng dinh dưỡng đạm của đất đối với cây trồng. Trên 95% đạm trong lớp mặt của hầu hết các loại đất là ở dạng hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ của đất có tương quan rất chặt với đạm tổng số của đất, nhưng đạm hữu dụng cho cây lại kém tương quan với chất hữu cơ hoặc đạm tổng số trong đất. Thành phần di động của chất mùn MHA và CaHA có liên quan đến khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, nên có thể có vai trò quan trọng trong sự khoáng đạm của đất, và có thể được dùng để đánh giá tình trạng đạm hữu dụng của đất đối với cây trồng. PGS.TS NGUYỄN BẢO VỆ.
Th1112
Tro trấu dùng trong nông nghiệp
1. Thành phần hóa học của vỏ trấu
Thành phần hóa học của vỏ trấu thay đổi theo loại thóc, mùa vụ canh tác, thổ nhưỡng của từng vùng miền. Nhưng hầu hết trong vỏ trấu chứa trên 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro.
Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh vật không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt.
Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxit, đây là thành phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
2. Thành phần hóa học trong tro
Vỏ trấu sau khi cháy các thành phần hữu cơ sẽ chuyển hóa thành tro chứa các thành phần oxit kim loại. Silic oxit là chất có tỷ lệ phần trăm về khối lượng cao nhất trong tro chiếm khoảng 80-90%.
Các thành phần oxit có trong tro được thể hiện qua bảng 1.3. Và chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào giống cây lúa, điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng miền.
Hàm lượng SiO2 trong tro trấu rất cao. Oxit silic được sử dụng trong đời sống sản xuất rất phổ biến. Nếu tận thu được nguồn SiO2 có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta. Làm được điều này ta sẽ không cần nhập khẩu SiO2 và vấn đề ô nhiễm môi trường do vỏ trấu cũng được cải thiện.
3. Dùng tro trấu làm phân bón
a.Vỏ trấu đốt than tồn tính và tro trấu bếp
Vỏ trấu đốt than tồn tính là loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạođất rất tốt, thuật ngữ biochar trở nên thông dụng trong ngành nông nghiệp, để chỉ loại than của các phế phẩm nông nghiệp như vỏ cây,vỏ hạt ( trấu, vỏ hạt cà phê), cỏ khô,… được đốt tồn tính, nghĩa là đốt cho thành thứ than đen chứ không thành tro để bón cho đất trồng cây.
Vỏ trấu đốt than tồn tính lâu bị phân hủy và tồn tại nhiều năm trong đất, nhờ đó đất tơi xốp được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động giúp cải tạo đất bạc màu và có nhiều dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt hơn .
Người nông dân Việt nam hay có thói quen đốt rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch xong mùa lúa, dùng trấu nấu bếp và lấy tro bón lại cho đất.Tuy nhiên do tro trấu có hàm lượng Si02 khá cao và có hoạt tính tương đối mạnh nên cũng gây hại cho đất tự nhiên.Còn vỏ trấu đốt than tồn tính có tính trung hòa nên việc sử dụng thường xuyên cần được phát huy.
Để có vỏ trấu đốt than tồn tính người ta cần đốt trong điều kiện thiếu khí để chúng cháy ngún chứ không cháy ngọn. Có rất nhiều cách để đốt, phổ thông nhất theo kiểu hầm than đắp ngoài bằng vỏ đất sét. Khi trấu đã bắt lửa thì lấp miệng lại chỉ chừa mấy ống cho khói thoát ra.
b.Cách sử dụng
• Chọn trấu
Chỉ nên dùng vỏ trấu đốt than tồn tính.
Chọn tro trấu để trồng cây nên lựa mua loại tro trấu hạt to, loại người ta chỉ đốt sơ qua, chuyên dụng để trồng cây, giả chỉ mắc hơn loại tro đốt nhuyễn từ 1 đến 2 ngàn/bao. Loại tro này dễ nhận biết, tro có màu đen sẫm , hạt to, nắm vào tay sẽ nghe tiếng sột soạt…
Còn loại tro mở ra mà thấy mịn như là tro bếp, có màu trắng thì ko nên mua. Loại tro này đã đốt nhiều lần, chất dinh dưỡng thường rất ít. Tro mịn lại càng bí khí, ko tốt cho rễ cây.
Môt số nơi dùng vỏ trấu để đốt hầm muối, xong lại lấy tro đó cung cấp cho việc trồng cây, mua đụng phải loại này về trồng cây coi như ra đi.
• Kinh nghiệm xử lý trước khi xử dụng
Tro trấu mua về đa số có lẫn tạp chất có hại cho cây trồng (ví dụ: sâu bệnh, muối ,…). Có nhiều người mua về trồng cây (thường là cây cảnh) sau 1 thời gian cảm thấy cây yếu đi nguyên nhân đa phần là do việc sử lý đất trồng và trấu không phù hợp.
Khi mua tro trấu về , nên tiến hành xịt nước vào tro trấu (rửa tro trấu).
Bước 1 : Để nguyên bao cắt sơ đít bao hay đục thủng lỗ trên bao
Bước 2 : Dội nước thật nhiều vào bao đợi cho nước rút hết, lần lượt làm tiếp như thế 2-3 lần.
Mục đích dội nước : rửa bớt các tạp chất bám theo tro trấu, ( nhất là trường hợp : mua nhầm tro trấu người ta hầm muối ).
Lần dội nước lần cuối cùng pha thêm một tròn cách chế phẩm tricoderma, EM, humic,… để tăng hiệu quả sử dụng
Bước 3: Rửa xong thì khoan dùng ngay nên để 7-10 ngày cho nước rút hết và các chế phẩm phát huy hiệu cao hơn.
nguồn: hotieuvietnam.vn
Th905
Phân Hữu Cơ Là Gì? Phân Vi Sinh Là Gì ?
Phân Hữu Cơ
Là làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
Phân chuồng – Phân rác – Phân xanh – Phân vi sinh vật – Các loại phân hữu cơ khác
Phân Vi Sinh Vật
Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm.
Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:
Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa.
Vi sinh vật hoà tan lân
. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.
Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây
. Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.
Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.
Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt.
Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:
– Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
– Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.
– Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
– Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
– Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
– Góp phần làm sạch môi trường.
Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của phân.
EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật :
Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.
Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.
Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.
Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.
@copy by cuctrongtrot.gov.vn
Th904
Ý Kiến Của Các Nhà Khoa Học Về Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Tiến sĩ MICHAEL TRAN (CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN FUSA):
Nếu như đây là lần đầu tiên tìm hiểu về phân bón hữu cơ vi sinh , cứ thử tưởng tượng như thế này: Hãy quan sát con giun đất, tại sao con giun đất nó chỉ ăn đất mà sao nó lại “béo mân mẫn” như vậy? Rõ ràng con giun đất ăn đất và đưa vào bụng nó một bụng đất nhưng nó lại có cấu trúc sinh vật là gồm đạm, máu, vitamin và khoáng chất. Phải chăng trong đất có đạm sinh học, máu và vitamin? Điều gì đã xảy ra trong bụng con giun?
Xin thưa rằng con giun không hề “ăn đất” như chúng ta thấy. Mà giun chỉ có cạp đất đưa vào bụng nó. Tại bụng giun, có chứa sẵn hàng ngàn, hàng triệu các sinh vật bé nhỏ có chức năng lên men số đất mà giun đưa vào bụng. Rồi sau khi được lên men, các chất dinh dưỡng sẽ được tổng hợp và tách ra thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể con giun có thể hấp thụ được như đạm sinh học, chất béo, vitamin và khoáng chất. Như vậy giun không hề ăn đất nhé các bạn! Thậm trí giun hấp thụ những loại đạm và vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thế sống không kém gì con người.
Th904
Những hiểu biết cơ bản về phân hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Cho nên đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn.
Ví dụ, 2 loại đất có nguồn gốc phát sinh gần giống nhau nhưng kết quả phân tích cho thấy 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 1,05% và 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 5,3%, thì chưa cần xem các tiêu chí nông hóa hay vật lý khác, có thể nghĩ ngay là loại đất có hàm lượng chất hữu cơ 5,3% sẽ có độ phì nhiêu tốt hơn.
Tại sao lại nói như vậy? Vì đất có hàm lượng chất hữu cơ cao trước hết sẽ có tính chất vật lý tốt hơn, đất được trở nên tơi, xốp, hạt đất không bị rời rạc hay quá kết chặt.
Nếu là loại đất trồng màu, thì đất chứa nhiều không khí, vi sinh vật hoạt động mạnh, các loại giun đất cũng hoạt động mạnh làm đất càng thêm tơi xốp hơn.
Đất có khả năng giữ ẩm tốt hơn nên tránh được hạn tốt hơn. Chất hữu cơ lại có khả năng đệm tốt nên giữ cho độ pH của đất ít thay đổi, có khả năng giữ các chất khoáng do ta bón vào tốt hơn để rồi cung cấp dần dần lại cho rễ cây tốt hơn.
Chính vì vậy các nhà khoa học khuyên cần phải bón phân hữu cơ cho đất hay ít ra là bón trả lại một phần chất hữu cơ do cây đã lấy đi mỗi vụ.
Trong sản xuất, có nhiều loại phân hữu cơ, tạm thời phân ra các nhóm sau:
–Nhóm phân hữu cơ truyền thống, bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như chất thải của trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, cừu. Các loại chất thải này nếu sử dụng nguyên chất thì có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Ví dụ, trong phân bò tươi có chứa chất đạm khoảng 0,341%, phân trâu có chứa 0,306% còn trong phân lợn có 0,669% chất N.
Nhưng trong phân chuồng, do cần có lượng phân nhiều nên thường cho thêm chất độn như rơm, rác, lá cây, cỏ… Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chuồng có nhiều hay ít tùy theo lượng chất độn được cho thêm vào, nhưng chắc chắn là ít hơn phân nguyên chất rất nhiều.
Ngoài các chủng loại phân nói trên ta còn có phân bùn ao, phân bùn của nhà máy đường, phân xanh, phân rác các loại khác.
–Nhóm phân hữu cơ chế biến công nghiệp, bao gồm:
Phân hữu cơ: Có hàm lượng hữu cơ khoảng 20%, chứa chất đạm từ 2% trở lên, tỷ lệ C/N khoảng 12 (chất hữu cơ so với chất đạm).
Phân hữu cơ khoáng: Có hàm lượng hữu cơ phải chiếm từ 15% trở lên và tổng số N+P+K phải được 8% trở lên (8 – 18%).
Phân hữu cơ sinh học: Hàm lượng các axit Humic, Fulvic hay Humin hoặc tổng các axit amin, vitamin hay hợp chất sinh học khác phải đạt từ 5% trở lên.
Phân hữu cơ vi sinh: Chất hữu cơ trên 15%, có ít nhất 1 vi sinh vật hữu ích có mật số bào từ ít nhất là 1,5 x 106/gr hoặc ml.
Phân bón khoáng hữu cơ: Có chất hữu cơ chiếm từ 5 – 15%, chất khoáng khoảng 18% trở lên.
Phân vi sinh vật: Trong phân chứa ít nhất 1 chủng vi sinh hữu ích, có số bào tử sống tối thiểu 1,5 x 108.
Bón phân hữu cơ các loại cho cây trồng nói chung là rất tốt. Nhưng muốn biết phân hữu cơ có đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng không trước hết ta cần biết rằng, cây nào cũng cần có ít nhất là 16 chất dinh dưỡng thiết yếu, đó là N,P,K Ca, Mg, S, Si và các chất vi lượng.
Các chất này đều có mặt trong các loại phân hữu cơ. Nhưng hàm lượng rất khác nhau.
Trong lúc đó, để có 3 tấn tiêu đen khô, cây lấy đi từ đất và từ các loại phân bón vào khoảng 400 kg N, 220 kg P và 350 kg K. Như vậy ta cần phải biết các loại phân đó có chứa bao nhiêu chất khoáng và hàm lượng bao nhiêu mới tính đủ, tính đúng cho cây.
Vì vậy nếu chỉ bón cho cây bằng phân hữu cơ các loại thì ta cần cung cấp đủ số lượng để có đủ các chất khoáng thiết yếu thì sẽ vẫn có năng suất cao. Và càng bón phân hữu cơ lâu dài thì làm cho tính chất của đất sẽ tốt hơn, chứ không phải nghèo đi.
@copy by www.giatieu.com
Th820
Chế Phẩm Sinh Học Từ Trùn Quế
Trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển… đều rất thích ăn trùn. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ.
Từ thực tế đó, TS Võ Thị Hạnh cùng các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây… Các chế phẩm này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng.
Một ưu điểm nổi trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với BIO-T mới có hiệu quả tương tự. BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh…
Chế phẩm thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng… Kết quả sau khi sử dụng cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích…
Chế phẩm BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, sản phẩm làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.
Nguồn Từ : khoahoc.tv
Th820
Thành Phần Trùn Quế Và Công Dụng Trùn Quế
Thành phần dinh dưỡng của trùn quế
Với hàm lượng Protein thô chiếm từ 50 – 70% trọng lượng khô của cơ thể, hàm lượng đạm của Trùn quế tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Cơ thể trùn quế còn hội đủ 12 loại Axit Amin và nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt trùn quế còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột Trùn sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, có thể hấp dẫn vật nuôi, mà có thể bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.
Trong thủy sản
Trong chăn nuôi
Th820
Lợi Ích To Lớn Của Trùn Quế (Giun Quế) P3
Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. Vì vậy nhiều nước đã sử dụng giun để chế biến thành thực phẩm cho con người. Ở Nhật, có tới 200 loại thực phẩm được chế biến từ giun. Ở Italya giun được chế biến patê. Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ giun. Ở Australia người ta ăn giun với món ốp lếp. Hiện nay, đã có đồ hộp thực phẩm làm bằng giun và bánh bích quy bán ra thị trường. Nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới dự đoán: Giun – loại động vật dinh dưỡng, dễ nuôi, trong tương lai sẽ trở thành nguồn quan trong về thực phẩm động vật bình dân, phổ biến và quá giá của loài người. Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
5. Giun góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái
Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong 03 tháng. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt. Một công ty ở California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý khoảng 2.000 tấn rác. ở Nhật, những nhà máy hằng năm sản xuất được 10.000 tấn giấy, với 45.000 tấn phế thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất được 2.000 tấn giun khô, 15.000 tấn phân giun. Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun cũng có thể xử lý nước thải. Nuôi giun trong gia đình, vừa xử lý được rác thải, vừa có phân giun bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước đã làm các khay nuôi giun đặt tại bếp ăn của các gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn năm sao.
6. Những tác dụng khác của giun
Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, Dùng kính hiển vị điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun: Các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết… Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống. Giun sống trong đất, nhưng da rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cũng phương thức vận động của giun, đang được nghiên cứu phỏng sinh học về công nhệ không bám đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới. Giun là một trong những loại mội câu rất hấp dẫn đối với cá. Với 20% dân số có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần mỗi năm đến 300 tần giun, Ở Trung Quốc, hằng năm cùng tiêu tốn trên 1000 tấn giun để làm mồi câu, Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.
Th820
Lợi Ích To Lớn Của Trùn Quế (Giun Quế) P2
Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun Quế., một trong những công nghệ rẻ tiền nhất. Hiện tại phân giun Quế thường được sử dung cho các mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượn và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá hảo hạng và kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng.
Th1115