Hiện 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Di Linh đều đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cây công nghiệp, cây khác đang trồng xen sầu riêng có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng; tập trung đầu tư, thâm canh chăm sóc vườn cây sầu riêng hiện có, thực hiện trồng chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm sầu riêng đạt tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời xác định cây cà phê vẫn là cây chiến lược, chủ lực trên địa bàn huyện.
Các địa phương cũng thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân cơ sở sản xuất các cây trồng trên địa bàn có nhu cầu cấp mã số vùng trồng thực hiện đăng ký, nộp hồ sơ trên phần mềm cấp quản lý mã số vùng trồng trực tuyến tại địa chỉ https://csdltrongtrot.mard.gov.vn theo tài liệu hướng dẫn tạm thời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh cũng đã tổ chức các lớp tập huấn hiện trường về quy trình chăm sóc sầu riêng theo hình thức gắn lý thuyết với thực hành, cầm tay chỉ việc để các nông hộ trồng sầu riêng có thể dễ dàng tiếp thu và vận dụng vào thực tế; đồng thời hướng dẫn cho bà con về hồ sơ, thủ tục thực hiện và phương pháp truy cập để đăng ký, nộp hồ sơ trên phần mềm cấp quản lý mã số vùng trồng trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Di Linh hiện là địa bàn sản xuất cây công nghiệp lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, diện tích chuyên canh cà phê của huyện đạt 44.432 ha, đến nay đã thực hiện tái canh được 22.806 ha; diện tích trồng xen trong vườn cà phê gồm: Bơ ghép 2.090 ha, sầu riêng ghép 2.082 ha, hồ tiêu 870 ha, mắc ca 860 ha…
Tin tức

Tiền Giang ra đề án tạo cú hích mới cho ‘tam nông’
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
Để tạo cú hích phát triển tam nông’ trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt ‘Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030’.
Những đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua giúp Tiền Giang có nhiều kinh nghiệm thay đổi mô hình phát triển. Nông nghiệp giờ đây là liên kết, là thu hút doanh nghiệp đầu tư nâng cao chuỗi giá trị, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển bền vững, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình…
Xây dựng chuỗi giá trị nhiều ngành hàng, mặt hàng
Tiền Giang đã có Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo chuỗi giá trị ngành hàng, ngành nông nghiệp tỉnh đã chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu, sản xuất hàng hóa có chất lượng thông qua nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Đối với ngành hàng lúa gạo, diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía tây của tỉnh có diện tích khoảng 21.000ha, chiếm 39,7% diện tích trồng lúa của tỉnh, sản lượng trên 500 ngàn tấn/năm, chiếm 59,8% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh (tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy). Cơ cấu giống chủ yếu là những giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, OM 380, IR 4625…
Cây ăn trái toàn tỉnh Tiền Giang có gần 83 ngàn ha, trong đó cây sầu riêng được địa phương chú trọng và thực hiện cụ thể qua Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng vùng Đề án đạt 17.390ha, chiếm 89,6% diện tích sầu riêng toàn tỉnh, cho sản lượng trên 355,9 ngàn tấn/năm. Tiền Giang đã xây dựng, cấp mã số cho 4 vùng trồng sầu riêng.
Bên cạnh trái sầu riêng, tỉnh tập trung phát triển xoài cát Hòa Lộc nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Diện tích xoài cát Hòa Lộc hiện có trên 484ha, năng suất 21,6 tấn/ha, sản lượng trên 9,95 ngàn tấn, tập trung nhiều nhất tại huyện Cái Bè. Tỉnh đang thực hiện Dự án chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tiền Giang luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ngoài ra, Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1”. Đến cuối năm 2022, toàn vùng Đề án đã thực hiện chuyển đổi 2.926ha, đạt 129,96% so với mục tiêu đến năm 2025; trong đó, chuyển sang cây màu 368ha, chuyển sang cây ăn trái 2.297ha và nuôi trồng thủy sản 261ha.
Động lực từ Nghị quyết 26 về “tam nông”
Nhìn một cách tổng thể, những dấu mốc vừa qua của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang không chỉ phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng, mà còn cho thấy kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Tiền Giang đã tập trung thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng chính là một trong những nội dung cốt lõi để Tiền Giang triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26).
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, tỉnh luôn xác định phát triển “tam nông” là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Tiền Giang đã gặt hái rất nhiều thành công, tạo động lực rất lớn để vươn lên cùng cả nước.
Tiền Giang xác định giai đoạn 2022 – 2025 phát triển diện tích cây ăn trái khoảng 88.600ha, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có những chuyển dịch đáng kể, có bước phát triển khá và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cây ăn trái, gia cầm, bước đầu hình thành nhiều mô hình sản xuất chuyên canh, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Các ngành hàng chủ lực từng vùng bước đầu đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, dần đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước…
Để tạo cú hích phát triển “tam nông” trong thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt “Đề án điều chỉnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”. Theo đó, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3 – 3,5%/năm, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29,7% GRDP của tỉnh vào năm 2025 và GRDP của tỉnh vào năm 2030 đạt từ 12,5 – 14,5%.
Tiền Giang đặt mục tiêu thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2025 tăng 1,6 – 1,8 lần so với cuối năm 2020 và năm 2030 tăng khoảng 1,6 lần so với năm 2025. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn dưới 1% vào năm 2025, đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8/8 huyện đạt nông thôn mới và 3/3 đô thị (thành phố, thị xã) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…
Th315

Di Linh: Khuyến cáo người dân không trồng sầu riêng ồ ạt
Nguồn tin: Báo Lâm Đồng
(LĐ onilne) – Theo thông tin từ UBND huyện Di Linh, hiện địa phương đang tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân trên địa bàn không nên phá bỏ cây cà phê và các loại cây trồng khác để trồng cây sầu riêng ồ ạt.
Huyện Di Linh đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng ồ ạt
Th315

Chư Sê đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Nguồn tin: Báo Gia Lai
(GLO)- Nghị quyết chuyên đề số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Sê đặt mục tiêu đến năm 2025 có 20% diện tích cây trồng được sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập.
Thu nhập cao nhờ ứng dụng công nghệ cao
Đầu năm 2023, anh Nguyễn Đức Long (tỉnh Đak Lak) đầu tư hơn 700 triệu đồng cày đất, lên luống, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước, mua máy phun thuốc, bón phân tự động để trồng hơn 24 ha khoai tây sản lượng cao tại làng Ia Bâu, xã Chư Pơng. Sau khi trồng từ 3,5 đến 4 tháng, khoai tây sẽ cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 28-30 tấn củ/ha. Sản phẩm được Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Food Việt Nam bao tiêu toàn bộ với giá 8.500 đồng/kg; trừ chi phí đầu tư ban đầu còn lãi trên 100 triệu đồng/ha. Anh Long cho hay: “Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Nếu người dân tham gia liên kết trồng sẽ cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác”.
Công nhân phun thuốc trên cánh đồng khoai tây sản lượng cao ở xã Chư Pơng, huyện Chư Sê. Ảnh: Minh Nguyễn
Trong khi đó, anh Võ Văn Luân (thôn 4, xã Ia Hlốp) đã tiên phong phá bỏ diện tích hồ tiêu chết để chuyển sang trồng hoa cúc các loại. Trên diện tích hơn 2,2 sào, anh Luân bỏ ra hơn 400 triệu đồng để đầu tư làm nhà màng, lắp đặt hệ thống phun tưới tự động. Việc trồng hoa trong nhà màng không những hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại mà còn giúp anh chủ động điều tiết thời điểm cây ra hoa, tăng thêm vụ trồng. Mỗi năm, anh trồng được 3 vụ, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 700 triệu đồng. “Thời gian tới, ngoài việc hướng tới xây dựng vườn ươm giống hoa và cây trồng các loại, tôi sẽ liên kết để mở rộng diện tích sản xuất. Nếu người dân có điều kiện tham gia đầu tư phát triển hoặc triển khai nhân rộng mô hình này sẽ mang lại thu nhập cao”-anh Luân khẳng định.
Nhận thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, ông Nguyễn Trịnh Dũng (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang) cũng đầu tư hệ thống tưới phun sương tận gốc kết hợp bón phân trên 7 ha sầu riêng của gia đình. Ông Dũng cho hay: “Đầu tư hệ thống này giúp tiết kiệm công tưới, bón phân; lượng phân bón cho cây cũng không bị thất thoát nên mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, tôi còn điều chỉnh được thời gian, lượng phân bón phù hợp”.
Hỗ trợ liên kết để phát triển nông nghiệp
Triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025, hàng năm, huyện Chư Sê đã huy động, lồng ghép các dự án và bố trí nguồn vốn khoảng 10 tỷ đồng để hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong đó, huyện tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, sử dụng các loại giống lai, giống mới đưa vào sản xuất đại trà góp phần tăng năng suất, sản lượng thu hoạch; khuyến khích mở rộng áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 1.514 ha cây trồng được ứng dụng công nghệ cao, chiếm 4% tổng diện tích gieo trồng (tăng 2% so với năm 2019). Bà Lê Thị Loan-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-thông tin: Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp hàng năm, đơn vị đã hỗ trợ các loại giống cây ăn quả đang có thế mạnh trên thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của huyện cho người dân. Cùng với đó, Trung tâm hỗ trợ vật tư phân bón, hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác mới.
Anh Võ Văn Luân (thôn 4, xã Ia Hlốp) đầu tư nhà màng trồng hoa đã hạn chế được côn trùng, sâu bệnh gây hại mà còn giúp anh chủ động điều tiết thời điểm cây ra hoa, tăng thêm vụ trồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-nhấn mạnh: Phòng đã tham mưu giúp UBND huyện triển khai các giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025. Đặc biệt, huyện đã xác định các loại cây trồng có tiềm năng, thế mạnh và có liên kết ổn định để tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất; đầu tư nhà xưởng, nhà máy, các thiết bị sơ chế để hoàn thiện các khâu sản xuất.
“Huyện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức lồng ghép một số chương trình, dự án, kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như: sầu riêng, mắc ca, nhãn, hồ tiêu, cà phê sạch, bắp sinh khối… nhằm tạo đầu ra ổn định và nâng tầm giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nông-lâm nghiệp của huyện đạt trên 4.930 tỷ đồng-ông Hợp cho biết.
Th314

Khẩn trương ứng phó với hạn mặn
Nguồn tin: Báo Cần Thơ
Thời điểm này ở các tỉnh ĐBSCL bước vào cao điểm của mùa hạn, mặn. Theo dự báo của các ngành chức năng thì trong tháng 3-2023 hạn mặn sẽ tăng trong các đợt triều cường; vì vậy chính quyền địa phương, người dân cần khẩn trương các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt…
Chủ động duy trì sản xuất
Th314

Tổ hợp tác nâng thương hiệu hoa hồng Sa Đéc
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
ĐỒNG THÁP Tổ hợp tác hoa hồng ở phường Tân Quy Đông (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) là một trong những tổ đang hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều nông dân tham gia.
Thời gian gần đây, nhiều tổ hợp tác sản xuất hoa kiểng đã được thành lập ở làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Trong đó, Tổ hợp tác hoa hồng ở phường Tân Quy Đông (TP Sa Đéc) là một trong những tổ đang hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều nông dân tham gia.
Ngoài các cuộc họp định kỳ, các thành viên trong Tổ hợp tác thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kỹ thuật trồng, chia sẻ giống mới với nhau. Ảnh: Thanh Nghĩa.
Đã nhiều năm gắn bó với cây hoa hồng, mặc dù có khá nhiều kinh nghiệm trong sản xuất giống hoa này nhưng khi địa phương thành lập Tổ hợp tác, ông Trần Hữu Thiện (ngụ phường Tân Quy Đông) đã chủ động tham gia, bởi theo ông Thiện, với sự đa dạng về chủng loại và thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, đòi hỏi nông dân phải tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm, nên việc cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa nông dân với nhau sẽ là giải pháp để nâng cao chất lượng cho cây hoa hồng Sa Đéc.
Ông Thiện chia sẻ: “Hoa hồng muốn trồng được phải có kinh nghiệm. Bây giờ anh em trong Tổ hợp tác nghiên cứu trồng tùy theo thị trường, nghĩa là mình trồng những gì nhu cầu thị trường cần chứ không trồng những gì mình có như trước kia mạnh ai nấy trồng. Sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận”.
Hiện Tổ hợp tác hoa hồng phường Tân Quy Đông đã có trên 30 thành viên, chủ lực của Tổ là trồng và cung ứng hoa hồng và một số loại hoa khác. Mỗi năm, Tổ hợp tác cung ứng hàng trăm ngàn giỏ hoa cho thị trường. Trong vụ hoa Tết vừa rồi, thời tiết không mấy thuận lợi đối với cây hoa hồng. Tuy nhiên, các thành viên trong Tổ đã cùng họp bàn, trao đổi kỹ thuật để đối phó với thời tiết. Nhờ đó, hoa vẫn phát triển tốt, đủ cung ứng cho thị trường, tổ viên cũng có thu nhập ổn định.
Nhiều giống hoa hồng mới được các thành viên trong Tổ hợp tác giới thiệu nhân giống làm cho bức tranh làng hoa Sa Đéc thêm phú phú hơn. Ảnh: Thanh Nghĩa.
Anh Huỳnh Thanh Tuấn, Tổ trường Tổ hợp tác hoa hồng phường Tân Quy Đông cho biết thêm: “Năm vừa qua thời tiết khắc nghiệt, thay đổi đột ngột, không thuận lợi trồng hoa. Sớm nắm bắt tình hình, anh em trong Tổ hợp tác đã trao đổi kinh nghiệm trong cách trồng như: Làm nhà lưới, nhà màng, nhà mủ, phun thuốc theo định kỳ để đối phó thời tiết khắc nghiệt. Nhờ đó, chất lượng cây hoa ổn định hơn so với những người ở ngoài Tổ hoa hồng, giá bán cũng tốt, ai cũng có lợi nhuận. Hàng tháng, Tổ sẽ họp để trao đổi khoa học kỹ thuật, giá cả các loại hoa để thống nhất trong mua bán nên việc tiêu thụ thuận lợi hơn”.
Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong sản xuất hoa hồng, các tổ viên còn chia sẻ với nhau về những giống mới để cung ứng cho thị trường. Song song đó, Tổ còn có vai trò là đầu mối tiếp nhận các đơn hàng để phân phối cho tổ viên sản xuất cũng như làm đầu mối tìm đầu ra cho bà con với giá cả ổn định. Vì thế, tổ viên an tâm hơn trong quá trình sản xuất.
Thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ dần chuyển sang mô hình hội quán. Ảnh: Thanh Nghĩa.
Thấy được hiệu quả của Tổ hợp tác, hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã có định hướng trong việc nâng chất lượng cho Tổ trong thời gian tới. Ông Trần Văn Lành, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Tân Quy Đông (TP Sa Đéc) thông tin: “Quá trình hoạt động của Tổ hợp tác hoa hồng thời gian qua đạt hiệu quả nên số lượng thành viên ngày càng tăng. Định hướng tới có thể sẽ nâng dần từ Tổ hợp tác thành hội quán để duy trì hoạt động và tạo điều kiện để bà con nông dân, tổ viên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong trồng hoa, từng bước nâng dần thành HTX…”.
Với hơn 2.300 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng, việc có thêm những tổ hợp tác sẽ rất cần thiết để hoa kiểng Sa Đéc phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.
Th306

Cây ăn trái trồng hữu cơ cho hiệu quả kinh tế
Nguồn tin: Báo Phú Yên
Ông Nguyễn Ngọc Sơn bên vườn bưởi của gia đình. Ảnh: KHÁNH VY
Thời gian qua, nhiều gia đình ở huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đầu tư, nhân rộng mô hình trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ, tạo ra các sản phẩm an toàn, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu trong đó có gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn ở thôn Tân Phú, xã Xuân Sơn Nam.
Hiện khu vườn trồng cây ăn trái của gia đình ông Sơn được công nhận là vườn mẫu nông thôn mới và trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của người dân trong vùng.
Trồng cây theo hướng hữu cơ
Theo lời kể của ông Nguyễn Ngọc Sơn, trước năm 1975, ông tham gia du kích xã Xuân Sơn, sau làm xã đội trưởng, rồi làm chính trị viên Đại đội 381 (Huyện đội Đồng Xuân). Năm 1979, ông Sơn chuyển ngành với quân hàm trung úy, kinh qua nhiều nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, đến năm 2010, ông nghỉ hưu. Nhận thấy Đồng Xuân là huyện miền núi có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhưng muốn đem lại hiệu quả kinh tế thì phải am hiểu khí hậu, thổ nhưỡng cũng như đặc điểm từng loại cây trồng, ông đã tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và quyết định cải tạo, chuyển đổi vườn tạp lâu năm của gia đình thành vườn cây ăn trái.
Khởi đầu cho chuyển đổi mô hình này, năm 2019, ông Sơn cải tạo mảnh vườn rộng hơn 1,2ha, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để trồng hơn 650 gốc cây các loại như: mít thái, cam, bưởi da xanh. Thay vì canh tác theo kiểu truyền thống, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, ông Sơn mạnh dạn áp dụng phương pháp trồng hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu; dùng túi ni lông bọc trái để chống sâu, rầy.
Ông Sơn bày tỏ: “Trồng loại cây nào cũng vậy, muốn phát triển tốt, cho năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế thì việc tạo được nền đất màu mỡ, nhiều dinh dưỡng, đầu tư cây giống chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết để thành công. Bởi vậy, khi mới bắt tay vào làm vườn, tôi đã chọn sản xuất theo hướng hữu cơ. Tôi nghĩ rằng, làm vườn thì suốt ngày quanh quẩn bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân, nếu sử dụng thuốc hóa học thì chính mình và người thân phải chịu ảnh hưởng đầu tiên”.
Mô hình vườn mẫu nông thôn mới
Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật nên sau 3 năm canh tác, hiện nay vườn mít xen canh cam, bưởi của gia đình ông Sơn đã cho sản lượng mít trung bình hơn 16 tấn/năm, cam 1,45 tấn/năm, bưởi 1 tấn/năm, mang lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. “Tôi chọn trồng theo hướng hữu cơ, sử dụng các loại phân chuồng, phân rơm, kèm với phân từ tro trấu… giúp đất có dinh dưỡng, tạo thêm độ ngọt cho trái. Bởi vậy, khi nghe mọi người khen ngon, tôi vui lắm, xem như mình phát triển đúng hướng”, ông Sơn phấn khởi nói.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn Nam Võ Thị Hoài Dân, trước đây vùng Tân Phú này, bà con chỉ biết trồng keo, trồng sắn nên đời sống kinh tế vô cùng khó khăn. Việc ông Sơn mạnh dạn đi đầu thử nghiệm trồng các loại cây ăn trái đã giúp cho bà con trong vùng có sự lựa chọn mới trong việc chuyển đổi cây trồng tại địa phương. “Mô hình vườn cây ăn trái của gia đình ông Sơn không chỉ mang nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mà còn là mô hình vườn mẫu nông thôn mới của xã. Hiện mô hình này trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của người dân trong vùng”, bà Dân cho hay.
Ông Nguyễn Đức ở xã Xuân Lãnh cho biết: “Được biết mô hình trồng cây ăn trái của gia đình anh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên tôi đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không những tận tình chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, mà còn đến tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách chọn cây giống… Chúng tôi rất biết ơn anh và cũng hy vọng việc trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ sẽ mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con ở huyện”.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đồng Xuân Nguyễn Văn Kim: Vườn mẫu nông thôn mới của ông Nguyễn Ngọc Sơn là một trong bốn vườn mẫu trên địa bàn huyện Đồng Xuân. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Đồng Xuân phối hợp cùng chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ gia đình ông Sơn xây dựng sản phẩm bưởi da xanh và mít thái thành sản phẩm OCOP nhằm tìm kiếm các kênh tiêu thụ ổn định, nâng cao giá trị.
KHÁNH VY
Th306

Thận trọng trong ‘cơn sốt’ sầu riêng
Nguồn tin: Báo Đắk Lắk
Nông dân huyện Krông Búk (tỉnh Đắk Lắk) đang mở rộng diện tích sầu riêng do giá thành ở mức khá cao. Kể từ tháng 9/2022, khi lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư, đến nay diện tích sầu riêng trồng mới của huyện đã tăng gần 300 ha.
Nông dân thận trọng
Xã Cư Pơng là địa phương có diện tích trồng sầu riêng tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, xã có hơn 1.163 ha sầu riêng, chủ yếu được trồng xen canh trong vườn cà phê, mắc ca…
Hội Nông xã đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tại một số diện tích sầu riêng trồng mới cho thấy, các hộ dân đã có sự quy hoạch vườn rẫy bài bản, đó là trồng xen cây sầu riêng vào vườn cà phê vừa tận dụng không gian, vừa tạo bóng mát cho cây cà phê. Việc trồng xen canh giúp tạo ra nhiều nguồn thu trên một đơn vị diện tích, giảm rủi ro về giá cả. Điều đáng nói, nhiều nông dân ở xã đã chủ động học tập kiến thức, khoa học kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Hội Nông dân huyện Krông Búk kiểm tra, khảo sát diện tích trồng sầu riêng mới của hội viên nông dân xã Tân Lập.
Gia đình ông Trương Hùng, ở buôn Adrơng Điết (xã Cư Pơng) có trên 5 ha đất canh tác, đã trồng các loại cây như: cà phê, tiêu và 700 gốc sầu riêng. Năm 2022, trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch, gia đình ông Hùng bắt đầu trồng thêm sầu riêng. “Cách đây 4 năm, cây bơ cho chúng tôi cuộc sống sung túc. Mặc dù ngành nông nghiệp địa phương cảnh báo nhưng bà con nông dân vẫn phát triển diện tích bơ một cách tự phát. Khi nguồn cung vượt quá cầu, giá bơ xuống thấp, đỉnh điểm là vụ thu hoạch năm 2022, giá bơ chỉ còn từ 2.000 – 4.000 đồng, thậm chí có nhà còn không bán được. Người trồng lỗ đậm, lao đao trong cảnh nợ nần, không ít người phải nhổ bỏ để trồng cây khác. Do vậy, khi quyết định tăng số lượng gốc sầu riêng trong vườn, tôi chủ yếu trồng xen canh hoặc trên diện tích bơ booth đã được phá bỏ từ trước”, ông Hùng nói.
“Phát triển cây sầu riêng theo hướng xuất khẩu là sự bứt phá trong phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, không phải vì cái mới mà phá bỏ hướng phát triển bền vững” – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Búk Phan Hoàng Lâm.
Còn tại xã Tân Lập, diện tích trồng cây sầu riêng hơn 300 ha (tăng 40% so với năm 2021); trong đó với 172 ha đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 1.548 tấn; diện tích còn lại được trồng mới từ năm 2020 đến nay và đa số được trồng xen canh với các loại cây trồng khác.
Riêng tại Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Tân Lập Đông (xã Tân Lập) đã được cấp 4 mã vùng trồng sầu riêng với diện tích 49,5 ha. Năm 2022, sản lượng sầu riêng của Hợp tác xã đạt 850 tấn. Việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch đã đưa giá trị trái sầu riêng tăng từ 50 – 60% so với năm 2021. Anh Nguyễn Hữu Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã thông tin: Sau đợt “xuất ngoại” đầu tiên, đơn vị đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng là thị trường Trung Quốc, có thêm những đơn hàng mới. Đây là kết quả đáng mừng, cho thấy việc cấp mã vùng trồng sầu riêng trở nên bức thiết.
Tăng diện tích phải đảm bảo chất lượng
Bà Lê Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho hay, cây sầu riêng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây công nghiệp khác, do đó người dân trên địa bàn xã đang chú trọng đầu tư, chăm sóc; đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác có hiệu quả.
Tính đến cuối năm 2022, xã Tân Lập đã thành lập 14 tổ hợp tác với 191 thành viên, phối hợp với các doanh nghiệp hướng dẫn, xây dựng 14 vùng đề nghị cấp mã vùng trồng sầu riêng, với tổng diện tích 224,36 ha để tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài và bền vững. Song, việc tăng diện tích này địa phương cũng đã chủ động xem xét, khoanh vùng đủ điều kiện cho cây sầu riêng đạt chất lượng của Nghị định thư.
Bên cạnh đó, việc giá thành quả sầu riêng tăng cao khiến giá cây giống tăng theo và hút hàng nên vấn đề chất lượng cây giống được huyện đặc biệt quan tâm để tránh rủi ro. Hội Nông dân huyện đã khuyến cáo, tuyên truyền, vận động hội viên không mua cây giống trôi nổi, không rõ chất lượng.
Người nông dân nên thận trọng trước “cơn sốt” sầu riêng. (Trong ảnh: Nông dân huyện Krông Pắc chăm sóc sầu riêng). Ảnh: Hoàng Gia
Ông Phan Hoàng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, từ năm 2020 đến nay, việc tăng trưởng của cây sầu riêng tại huyện tương đối đồng đều. Dù vậy, ông Lâm cũng nhìn nhận có sự “đột biến” về diện tích sầu riêng trong năm 2022, song sự tăng trưởng này vẫn phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện.
Ông Lâm nhấn mạnh: “Cà phê vẫn là cây chủ lực của huyện. Dù bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn chưa thể khẳng định tính bền vững của cây sầu riêng. Bà con nông dân cần phải đặt câu hỏi: Trồng để làm gì? Tiêu thụ như thế nào? Còn về phía chính quyền sẽ không vì việc tăng diện tích, tạo điều kiện cho người trồng sầu riêng mà đề nghị cấp mã vùng trồng một cách ồ ạt, thay vào đó ngành nông nghiệp sẽ giám sát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm sầu riêng theo đúng Nghị định thư.
Để người trồng sầu riêng có cái nhìn rõ hơn xung quanh câu chuyện cây sầu riêng, UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị về mã vùng trồng. Nội dung sẽ xoay quanh việc tuyên truyền hạn chế mở rộng diện tích sầu riêng; phân tích lợi thế cũng như so sánh giữa những vùng có thể và không thể trồng sầu riêng. Các xã phải tổ chức tập huấn cho nông dân nhằm áp dụng các giải pháp kỹ thuật theo hướng hữu cơ, sinh học để nâng cao hiệu quả sản xuất sầu riêng…
Hoàng Ân
Th227

ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm ngóng… nước mặn
Nguồn tin: Báo Sài Gòn Giải Phóng
Đầu mùa khô là thời điểm bà con nông dân thả tôm giống bắt đầu vụ nuôi mới, nhưng do thiếu nước mặn nên nhiều địa phương ở ĐBSCL đã thả giống trễ so với thời vụ hơn 1 tháng.
Theo tập quán sản xuất của nông dân vùng U Minh Thượng, sau khi thu hoạch lúa trên nền đất tôm, qua Tết Nguyên đán, nông dân bắt đầu cải tạo ao vuông, thả tôm giống nhưng do có mưa trái mùa, độ mặn tại các kênh nội đồng chỉ ở mức 1-2‰ nên thả giống trễ lịch thời vụ.
Tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, nông dân cũng thả tôm giống trễ, hiện chỉ khoảng 30%-50% diện tích nuôi tôm được thả con giống, hầu hết nông dân đều phải xử lý nước lại sau khi bơm vào ao nuôi.
Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 50% diện tích tôm thả nuôi so với cùng kỳ (chủ yếu là tôm thẻ). Nguyên nhân chính là do vụ tôm vào cuối năm 2022 xuất hiện nhiều dịch bệnh, người dân chỉ thả cầm chừng để cắt đứt mầm bệnh lưu tồn từ vụ nuôi trước. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do diễn biến thời tiết bất thường khiến người dân thận trọng”.
Hiện bà con nông dân nôn nóng thả tôm giống nhưng vẫn lo ngại độ mặn vẫn chưa đạt yêu cầu. Không chỉ độ mặn thấp, so với cùng kỳ năm 2022, năm nay nước mặn xâm nhập vô nội đồng cũng trễ hơn từ 15-20 ngày. Hiện tại, độ mặn đo được tại cửa sông Cái Lớn ở mức xấp xỉ 3‰, tăng 1‰ so với cách đây 10 ngày, thấp hơn cùng kỳ 7,1‰; tại các kênh nội đồng, độ mặn đo được ở mức 1-2‰.
Nông dân Nguyễn Văn Ngời (xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) cho biết, muốn thả tôm giống phải chờ nước mặn lên khoảng 5-7‰ để bơm vào ao, nhưng chờ mãi chưa thấy nước mặn, nước dưới kênh đo độ mặn chỉ 1-2‰ nên nhiều hộ trong xã đánh liều bơm nước vào rồi xử lý, sau đó đợi con nước lớn, độ mặn cao hơn sẽ tiếp tục bơm bổ sung.
“Thời điểm thả tôm giống căn cứ theo thời tiết thủy văn hàng năm, hợp đồng ký kết tiêu thụ với thương lái, doanh nghiệp. Nếu mình thả tôm giống trễ sẽ dẫn tới trễ hợp đồng. Nhẹ thì mất uy tín, nặng là phải bồi thường”, ông Ngời lo lắng.
Trong khi đó, tại các khu vực gần cửa biển, bà con nông dân áp dụng mô hình quảng canh cải tiến, mỗi năm nuôi 3-4 vụ tôm nên nhu cầu nước mặn cấp thiết hơn. Với mô hình này, ao đầm sau khi thu hoạch sẽ phải phơi nắng rồi chờ nước ngoài sông, kênh đủ mặn mới bơm vô ao. Theo nhiều nông dân, tôm thẻ cần độ mặn cao nên để đạt hiệu quả, hạn chế hao hụt, phải chờ nước đủ độ mặn mới thả giống.
Theo Đài Khí tượng – Thủy văn tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân dẫn đến việc nước mặn năm 2023 về trễ, độ mặn thấp là do dòng chảy thượng nguồn đổ về ĐBSCL qua 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc tăng (cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 27%, cao hơn trung bình nhiều năm 7%). Mặt khác, mưa trái mùa tương đối lớn ở khu vực các huyện Gò Quao, Giồng Riềng làm độ mặn trên sông Cái Lớn, Cái Bé giảm mạnh. Đến nửa đầu tháng 2-2023, độ mặn vẫn ở mức thấp, mặn chưa xâm nhập sâu vào nội đồng.
Theo Đài Khí tượng – Thủy văn khu vực Nam bộ, trong tháng 3 sẽ có những đợt độ mặn tăng cao đột biến do ảnh hưởng của nước biển dâng, giảm xả của thủy điện thượng nguồn. Mặn sẽ bắt đầu xâm nhập sâu vào nội đồng trong thời điểm này, nông dân có thể tranh thủ đón con nước thủy triều lớn để đưa nước vào ao nuôi. Do đó, các địa phương cần thường xuyên theo dõi tình hình dự báo độ mặn, kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động trong sản xuất.
Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đã kiến nghị đơn vị quản lý hệ thống cống thủy lợi Cái Bé – Cái Lớn (tỉnh Kiên Giang) vận hành phù hợp với mô hình tôm – lúa của vùng U Minh Thượng. Đối với hệ thống 17 cống dọc tuyến đê biển An Biên, An Minh, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khẩn trương tiến hành đầu tư hệ thống lưới điện phục vụ công tác vận hành cống, phục vụ sản xuất tôm – lúa của người dân.
Th227

Trồng chanh dây xen cà phê, lợi đủ đường
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
LÂM ĐỒNG Gần đây, người dân xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện mô hình trồng xen chanh dây trong vườn cà phê và đạt hiệu quả kinh tế rất cao.
Trước đây, cuộc sống của gia đình ông Vày Sỹ Quân (dân tộc Hoa, ngụ xã Đạ Chais) phụ thuộc hoàn toàn vào việc sản xuất cà phê. Do vậy, khi giá cà phê sụt giảm, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2021, để phát triển kinh tế, ông Quân đã tìm hiểu và nhập giống chanh dây của một đơn vị trong tỉnh về trồng xen trên vườn cà phê. Đến nay, diện tích chanh dây xen cà phê của gia đình đã được mở rộng lên thành 0,6ha.
Chỉ sau 1 năm xuống giống, chanh dây phát triển mạnh và cho thu hoạch. Ông Quân chia sẻ, hiện nay, mỗi tháng gia đình thu hoạch chanh dây và bán cho một cơ sở tại địa phương với mức giá 14.000 đồng/kg. “Vườn mới trồng nhưng mỗi tháng cho thu hoạch từ 6 – 7 tấn trái. Nhờ chanh dây nên kinh tế của gia đình được cải thiện, tháng nào cũng có nguồn thu”, ông Vày Sỹ Quân thổ lộ và cho biết thêm, hiện nay gia đình ông đã thuê thêm 0,6ha vườn của một hộ trong vùng để mở rộng mô hình.
Mô hình trồng chanh dây xen cà phê giúp nhiều hộ dân xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu. Ảnh: Minh Hậu.
Cũng như gia đình ông Quân, gia đình anh Trịnh Xuân Trường hiện có nguồn thu ổn định từ mô hình chanh dây xen cà phê. Cuối năm 2020, nhận thấy việc phát triển cà phê và cây hồng gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh nên anh Trường tìm hướng đi mới. Anh đã đến một cơ sở chuyên cung cấp giống chanh dây ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) để tìm hiểu và mua giống về trồng thử nghiệm trên diện tích 2ha vườn.
Anh Trường cho biết, vùng đất Đạ Chais có độ cao trên 1.600m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp cho chanh dây nên những cây giống đưa về trồng phát triển rất nhanh. Đặc biệt cây ít bị ảnh hưởng bởi các loại sâu, bệnh hại. Anh Trường nói: “Vùng Đạ Chais có lượng mưa đều, độ ẩm tốt nên quanh năm gia đình không phải tưới. Sau 1 năm xuống giống, chanh dây phát triển mạnh và cho thu hoạch”.
Cũng theo anh Trường, để chanh dây phát triển tốt, gia đình anh đã xây dựng hệ thống giàn ô vuông bằng lưới thép và giàn dây thép song song với các hàng cà phê. Với mô hình trồng xen này, cà phê ở phía dưới được che bóng mát, nền đất giữ được độ ẩm giúp cây phát triển mạnh. Bù lại, chanh dây cũng được hưởng nguồn phân bón dôi dư từ cà phê. Hiện nay, mỗi tháng, gia đình anh Trường thu hoạch đều đặn 10 tấn trái/sào (1.000m2).
Anh Trịnh Xuân Trường chia sẻ: “Gia đình sản xuất chanh dây theo quy trình VietGAP và canh tác theo hướng hữu cơ nên sản phẩm được đánh giá cao. Hiện nay, toàn bộ chanh dây của gia đình đã được một đơn vị bao tiêu với giá 14.000 đồng/kg. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, 1ha chanh dây cho gia đình lãi ròng 500 triệu đồng”.
Mỗi tháng, 1 sào (1.000m2) chanh dây cho gia đình anh Trịnh Xuân Trường thu hoạch 10 tấn trái. Ảnh: Minh Hậu.
Cũng theo anh Trường, thời gian tới, gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích và tập trung sản xuất theo hướng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh để hướng đến phát triển bền vững.
Ông Vũ Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Chais cho biết, năm 2022, nhận thấy mô hình chanh dây trồng xen cà phê đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên Hội Nông dân xã đã tập hợp bà con và xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây để thúc đẩy liên kết trong sản xuất. Hiện nay, Chi hội có khoảng 35 thành viên (đa phần là bà con đồng bào dân tộc thiểu số) với tổng diện tích khoảng 20ha.
“Mô hình chanh dây tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân cải thiện nguồn thu nhập và có cơ hội vươn lên làm giàu. Do vậy, chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con mở rộng mô hình liên kết sản xuất, mở rộng thị trường”, ông Khoa nói và cho biết thêm, thời gian qua, các thành viên của Chi hội đã được ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng tập huấn quy trình trồng và chăm sóc chanh dây tại vườn.
Theo UBND xã Đạ Chais, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Lạc Dương sẽ liên kết với Hội Nông dân ở các tỉnh, thành phố nhằm hợp tác với các cơ sở chế biến chanh dây, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chanh dây tại địa phương. Cùng với đó, huyện cũng hướng đến xây dựng các tổ hợp tác sản xuất chanh dây mang thương hiệu đặc trưng của địa phương.
Th217

Lâm Đồng đề nghị đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng
Nguồn tin: Báo nông nghiệp
Chiều 15/2, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển nông nghiệp xanh, sạch, đáp ứng xuất khẩu.
Ngày 15/2, đoàn công tác Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng về tình hình sản xuất, triển khai công tác chỉ đạo phòng chống sinh vật gây hại vụ đông xuân 2022 – 2023.
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng báo cáo tình hình sản xuất vụ đông xuân 2022 – 2023 với đoàn công tác Cục BVTV. Ảnh: Minh Hậu.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, vụ đông xuân 2022 – 2023, toàn tỉnh xuống giống 37 nghìn ha/40 nghìn ha cây hàng năm (đạt 91,1% kế hoạch), trong đó: Diện tích lúa khoảng 6,5 nghìn ha/8,9 nghìn ha (đạt 73,2% kế hoạch); diện tích ngô đã xuống giống 1,3 nghìn ha/1,7 nghìn ha, đạt 75,3% kế hoạch; cây rau, đậu các loại đã xuống giống khoảng 25,3 nghìn ha/25,2 nghìn ha; cây hoa các loại, diện tích gieo trồng 3,7 nghìn ha/3,6 nghìn ha.
Đối với cây lâu năm, toàn tỉnh có 172 nghìn ha cà phê, 11 nghìn ha chè, 22 nghìn ha điều, 1,9 nghìn ha tiêu, gần 10 nghìn ha dâu tằm, 7,7 nghìn ha mắc ca, 773 ha chanh dây, 9 nghìn ha cao su, 31 nghìn ha cây ăn quả các loại.
Về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, hiện nay toàn tỉnh đã được cấp 5 mã số. Trong đó 1 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích 150ha của Công ty Long Thuỷ, 2 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Công ty Long Thuỷ và Công ty Tập đoàn Trung Bảo Tín, 2 mã số vùng trồng chanh leo với diện tích 111ha của Công ty Trường Hoàng và Công ty Bảo Long Đức Trọng.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận sinh vật gây hại, các loại bệnh hại trên cà phê, sầu riêng, điều, các loại rau, hoa… và đã triển khai các biện pháp phòng, trừ. Ảnh: Minh Hậu.
Đối với tình hình dịch bệnh, ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh ghi nhận sinh vật gây hại, các loại bệnh hại trên cà phê, sầu riêng, điều, các loại rau, hoa… và đã triển khai các biện pháp phòng, trừ.
Riêng bệnh tuyến trùng trên cây dâu tằm, năm 2022 tỉnh ghi nhận khoảng 700ha dâu ở những khu vực trũng thấp, ngập úng, vườn dâu lâu năm bị ảnh hưởng. Đối với diện tích bị ảnh hưởng, ngành nông nghiệp đã tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc sinh học để phòng trừ. Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân luân canh.
Cũng theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, địa phương ghi nhận 215ha cây trồng bị bệnh xoăn lá virus tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và 248ha bị bệnh mốc sương gây hại, trong đó 25ha nhiễm nặng. Đối với bệnh xoăn lá virus trên cây họ cà và bệnh tuyến trùng trên dâu tằm, việc phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn do một bộ phận người dân không tuân thủ các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Nhiều diện tích vườn nhiễm bệnh nặng, cần luân canh nhưng người dẫn vẫn tổ chức xuống giống nên bệnh tiếp tục bùng phát, lây lan.
Đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng sầu riêng
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho hay, thời gian qua, các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của địa phương được cấp mã đã giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Trung Quốc. Do vậy, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Cục BVTV tiếp tục hỗ trợ địa phương trong việc cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói đối với nông sản này.
Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Cục BVTV và các cơ quan chức năng hỗ trợ địa phương nhập khẩu trứng giống tằm để phục vụ sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.
Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Hiện nay tỉnh có khoảng 16 nghìn ha sầu riêng nhưng mới chỉ có 150ha được cấp mã số, còn 2 nghìn ha mới hoàn thiện hồ sơ. Một số tổ hợp tác đang gặp khó khăn trong việc đề xuất cấp mã số vùng trồng nên rất cần Cục BVTV hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Việc có mã số vùng trồng sẽ giúp các tổ hợp tác sản xuất sầu riêng đẩy mạnh xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc”.
Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Cục BVTV tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hoa cắt cành qua Úc do thị trường này cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate trong xử lý mầm hoa. Đồng thời kiến nghị Cục BVTV có giải pháp hỡ trợ Lâm Đồng nhập khẩu các giống hoa bản quyền để phục vụ sản xuất. Cùng với đó, hỗ trợ địa phương nhập khẩu trứng giống tằm.
Ông Nguyễn Văn Châu đề nghị: “Ngành dâu tằm của tỉnh Lâm Đồng đang có sự phát triển tốt, ngang tầm với thời hoàng kim trước đây. Tỉnh hiện có gần 10 nghìn ha dâu, các giống dâu cơ bản đáp ứng sản xuất nhưng giống vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Do vậy, tỉnh rất cần sự hỗ trợ từ Cục BVTV, các bộ, ngành hỗ trợ nhập khẩu giống tằm”.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, Lâm Đồng có cơ cấu giống cây trồng khá phức tạp và việc sử dụng, quản lý vật tư nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Đối với virus trên cây họ cà, tuyến trùng trên dâu tằm, bệnh trên cà phê, chè, bệnh xì mủ trên sầu riêng…, Cục BVTV sẽ giao các đơn vị liên quan rà soát lại để tuyên truyền đến người dân và thực hiện các biện pháp phòng trừ. Đặc biệt khuyến khích người dân giảm hoá chất BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học. Đối với các bệnh hại lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, cần rà soát nguồn lây, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phù hợp…
Tại buổi làm việc, Cục BVTV cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp quản lý dịch bệnh hiệu quả.
Th317