Kỹ Thuật
Cách sử dụng phân bón lá trên cây trồng một cách hiệu quả
Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn.
Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ .
Những ưu điểm khi bón phân qua lá:Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:– Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
– Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
– Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
+ Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N, K và hệ quả của khả năng cơ động thấp ở các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca, B chẳng hạn.
+ Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
+ Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:
+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.
* Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
* Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).
+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:
* Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
* Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.
Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.
+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.
– Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng:
+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:
• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;
• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;
• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.
nguồn nongdan.com
Th1118
Tác dụng của phân trùn trong việc trồng và chăm sóc cây gừng
HỎI: Chào Quý Phòng Kỹ thuật của Công ty Nông sản Việt Tuấn. Vừa qua, chúng tôi đã theo dõi rất nhiều những bài viết của Quý Công ty về Kỹ thuật trồng cây gừng trong bao và trồng gừng trên đất. Chúng tôi cũng đã được Công ty cung cấp 3 tấn Gừng giống và tư vấn kỹ thuật rất kỹ. Chúng tôi nghe nói để Gừng phát triển tốt thì nên bón thêm phân trùn. Điều đó có đúng không? ( trandinhbaoq..@gmail.com)
ĐÁP: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi cho chúng tôi một câu hỏi rất hay. Tuy nhiên, xin bạn lưu ý rằng hiện nay trên Thị trường có nhiều loại Phân trùn khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng: Phân trùn quế còn gọi là Phân trùn đỏ. Phân trùn quế là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân trùn được hấp thu ngay một cách dễ dàng bởi cây trồng. Phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ…
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
–Phân trùn quế chứa một sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.
–Phân trùn quế giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt. Không như phân động vật, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay.
–Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic. Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt.. Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay.không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây trồng hấp thụ.Sẽ không có bất cứ rủi ro ,cháy cây nào xẩy ra khi bón phân trùn quế.
-Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất,nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Do vậy, phân trùn quế hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng.
–Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.
–Phân trùn quế có nồng độ PH=7 nên nó hoặt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp.
-Acid Humid trong phân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp. Trong phân trùn, Acid Humid ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thu dễ dàng nhất. Acid Humid cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất.
–Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giứ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.
–Phân trùn quế làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nito trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được.
– IAA(Indol Acetic Acid)có trong phân trùn quế là một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ:
Cho sự nẩy mầm: Dùng 20-30% phân trùn trộn với đất ,xem như một hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất đảm bảo cho cây phát triển không ngừng trong 3 tháng mà không cần bất cứ thức ăn nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.
Như là chất điều hòa chất: Nếu bạn bỏ phân trùn và tưới nước thường xuyên vào một vùng đất cằn cõi đã được cuốc lên, thì lớp đất này sẽ cải tạo đáng kể (3 000 – 3500kg/ha).
Như là phân bón: Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu dùng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm hảo hạng và đạt năng suất cao.
Như chất phân bón lỏng: Có thể pha trộn nước theo tỷ lệ 1/5, hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng như một loại phân bón hảo hạng và có khả năng kiểm soát sâu bọ khi phun trực tiếp vào thân, lá .
Như là nhà cải tạo đất: Vì phân trùn chứa đựng hàng ngàn kén trùn/kg nên khi ta bón phân trùn vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén trùn sẽ nở ra và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta – mà chúng ta ai cũng biết nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp.
LIỀU SỬ DỤNG:
Phân trùn có thể được sử dụng như thành phần của đất ươm cây trồng, vườn ươm. Có tác dụng kích thích sự nẩy nầm và giúp cây con khỏe mạnh. Phân trùn cũng có thể xem như phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Khi đất được độ ẩm, chất khoáng từ phân trùn được cây hấp thụ trực tiếp.
Cây cảnh:Tùy theo nhu cầu của cây.
Rau, củ: Bón lót:250-300kg/1000m2
Cây ăn quả: Bón 0,5-1kg/cây. Bón 1-2 lần/năm , tùy vào tuổi của cây.
Cây tiêu: Bón 1-2kg/nọc tiêu , bón 1-2 lần/năm
Nguồn: gungviet.com
Th1116
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh
Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,… Kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng giống bưởi này.
1. Giống trồng
Nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tấng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
Xem thêm: >> Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài cát Hòa Lộc
2. Thời vụ trồng
Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.
3. Mật độ trồng
Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2).
4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng
Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
5.Tưới nước
Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
6. Tỉa cành
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.
7. Tạo tán
Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°. Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những các cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối.
Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100 cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây. Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.
8. Bón phân
Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.
– Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.
– Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.
9. Kỹ thuật bón phân
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :
– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
– Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: Có thể chia làm 5 lần bón như sau :
+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.
Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
10. Phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8).
11. Kích thích ra hoa, đậu trái
Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.
12. Bao trái
Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg.
Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.
Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.
Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy… được loại trừ khả năng gây hại.
Quả trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.
13. Thu hoạch
Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.
Chúc bà con thành công!
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn
Th1115
Tuyến trùng, đặc tính và các biện pháp phòng trừ
Tuyến trùng là giống giun tròn, có kích thước rất nhỏ, mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, chúng có khoảng hơn ngàn loài, được phân ra làm hai loại chính đó là:
Tuyến trùng nội ký sinh Meloidogyne incognita gây bứơu rễ, tạo tổn thương cho các loại nấm Fusarium sp, Phytopthora, Rhizoctonia sp, Pythium gây hại..
Tuyến trùng ngoại ký sinh Pratylenchus, Xiphinema truyền bệnh vi rút…
Chúng gây hại cho nhiều loại cây trồng đặc biệt Cà phê, Thanh long,Hồ Tiêu…, , trong đó giống Meloydogyne. sp, nội ký sinh là chủ yếu chúng thuộc Giới: Animalia. Ngành: Nematoda. Lớp:Secernentea. Bộ: Tylenchida. Họ: Heteroderidae.
Vòng đời của Tuyến trùng được chia làm 5 giai đoạn . Trứng Tuyến trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và trưởng thành. Tùy vào cây ký chủ và nhiệt độ mà vòng đời của TT kéo dài từ 40-60 ngày. Hoạt động chủ yếu ở độ sâu từ 5-30 cm.
Con cái đẻ hàng loạt trứng trong túi gelatin do chúng tự tiết ra trong trong quá trình sinh sản, để bảo vệ trứng khỏi yếu tố bất lợi bên ngoài, túi trứng nằm ngoài nốt sần, đôi khi nằm trong nốt sần (bứơu rễ), túi trứng tồn tại 1 năm nếu gặp điều kiện thuận lợi, bên trong chứa từ 1 đến 2 ngàn trứng, khi tiếp xúc với axit yếu của rễ cây chúng nở ra 200-600 Tuyến Trùng tuổi 1 và chui ra thành Tuyến Trùng tuổi 2, từ tuổi 2 chúng bắt đầu hình thành kim chích và xâm nhập vào nốt sần hay rễ mới. Khi sinh dưỡng chúng tiết ra men tiêu hóa làm cho quá trình sinh lý, hóa của mô rễ thay đổi, hình thành tế bào khổng lồ, vùng dinh dưỡng của Tuyến Trùng gồm 5-6 tế bào khổng lồ. Từ tuổi 2 đến tuổi 3 cũng là giai đoạn biến đổi quan trọng phân giới tính của Tuyến Trùng, con cái phát triển chiều ngang và thành hình bầu dục hay hình giọt nước, con đực phát triển chiều dài sau đó đi ra ngoài chứ không nằm trong mô rễ .
pH đất không ảnh hưởng nhiều đến TT. Độ ẩm thích hợp là 60% cao hơn hay thấp hơn đều ảnh hưởng lớn đến Tuyến Trùng. Vì thế vào mùa khô hay những tháng mưa dầm mật độ Tuyến Trùng giảm rõ rệt. Nhiệt độ có ảnh lớn đến Tuyến Trùng, 50-60oC trong 30’- 1h hoặc từ 30 – 40 Oc trong nhiều ngày Tuyến trùng sẽ chết. tuyến trùng có mặt ở rất nhiều nơi xâm hại trên nhiều loại cây trồng đặc biệt trong đó có cây Hồ tiêu là loại cây mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Hồ tiêu .Tuyến trùng sâm nhập vào rễ tiêu,là phá hủy hoàn toàn bộ rễ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại như nấm Phytopthora sp. Fusarium sp. Pythium sp…, gây bệnh cho cây Tiêu, làm cho cây tiêu bị chết nhanh, chết chậm.chúng không chỉ xâm nhập ở những cây bị vàng, mà ngay cả những cây đang còn xanh tốt, nhưng đang trong giai đoạn đầu, chức năng của rễ chưa bị ảnh hưởng nhiều. Còn những cây bị vàng lá, rụng lá, lá nhỏ, quăn queo, khuyết tật…là do bệnh phát triển ở giai đoạn cuối.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Trước khi trồng mới , bà con nên tiến hành cày sâu xới kỹ phơi đất, lợi dụng nhiệt độ và tia tử ngoại của mặt trời tiêu diệt Tuyến Trùng tồn tại trong đất, dùng các loại thuốc trừ sâu như apashuang 10h, afudan 3g,5g hoặc các loại chế phẩm Nema…
Đối với vườn cà phê kiết thiết cơ bản trồng lại.
Cần kiểm tra đất cũ kỹ càng, không nên sót các tàn dư thực vật của các cây bị nấm bệnh, nhặt sạch các rễ cũ còn sót lại trong vườn.
Tiến hành cải tạo đất và luân canh các loại cây trồng khác từ 2- 3 năm để loại trừ khả năng lây lan của tuyến trùng.
Tiến hành xử lý hố trồng trước khi trồng cây con bằng cách:Đốt hố, Trộn 1kg vôi/hố rồi trộn vào đất, bón thêm phân chuồng để tăng độ hữu cơ cho đất.
Rải thuốc trị tuyến trùng như Mocap 10G (50g/gốc), Vimoca 20 ND ( 0.3 %, 2 lít dung dịch/gốc), Marshal 5G (50g/gốc), Oncol 20EC (0,3 %, 2 lít dung dịch/gốc)
Đối với vườn cà phê kinh doanh.
Tạo độ ẩm không khí và ánh sáng thích hợp cho vườn cà phê bằng cách trồng xen các cây che bóng, đai rừng chắn gió tạo năng suất ổn định cho vườn cà.
Bón phân đầy đủ và hợp lý các loại phân hóa học, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng hay các chế phẩm sinh học để cải tạo đất.
Hạn chế xới xáo và vét bồn trong những vườn cây đã từng bị bệnh.
Những vườn cây đã bị bệnh không nên áp dụng biện pháp tưới tràn bởi nó sẽ lây lan sang các vườn cây không bị bênh.
Chú ý các biện pháp kỹ thuật, chọn giống ngay từ khâu gieo trồng. Tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây cà phê để chống chịu bệnh. Thường xuyên thăm vườn và chú ý đến những cây bị vàng lá, nếu không phải do thiếu đạ thì cần đào hố và xử lý ngay những cây bị bệnh. Xử dụng các loại thuốc hóa học như ở hố cà phê kiến thiết cơ bản để loại bỏ dấu hiệu của bệnh.
Đối với những cây cà phê mọc xunh quanh vùng cây bị bệnh cần sử dụng các loại thuốc hóa học như Viben C50 BTN, Bendazol 50WP (0,5%, 5 lít dung dịch/gốc) tưới 2 lần cho cây, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Nên tưới nước trong mùa mưa.
Bệnh rễ do tuyến trùng là một trong những loại bệnh hại đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây, để đảm bảo được năng suất của vườn trồng kính mong bà con chú trọng trong việc quan sát vườn cây và lưu ý các dấu hiệu của bệnh để phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng trước khi bệnh lây lan rộng.
Với vườn tiêu lâu năm
Cần cày xới, phá ván như ở bài trước nhằm làm tơi xốp, thông thoáng đất, đào mương thoát nước, ngăn nước không để tiêu bị ngập úng, không để nước chảy tràn từ vườn này qua vườn khác. Bảo vệ hệ vi sinh vật hữu ích đặc biệt bảo vệ loài giun đất là loài sinh vật rất tốt cho cây trồng thì việc dùng những sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết. Nói thế không có nghĩa là tẩy chay thuốc hóa học, nhưng chúng ta chỉ dùng khi thật sự cần thiết, dùng đúng, dùng đủ.
Nguồn: Nông Dân Đỗ Trường Sơn Bình Phước ( sưu tầm trên faceboook Anh)
Th1115
Cách chữa bệnh tuyến trùng nặng hiệu quả trên cây hồ tiêu
TUYẾN TRÙNG NGUỒN GỐC CỦA NHIỀU LOẠI BỆNH TRÊN HỒ TIÊU
Sau khi chia sẻ bệnh ở 03 giai đoạn đầu, vì không mong muốn bất kỳ anh em nào bị nặng hơn nên trong thời gian dài tôi không chia sẻ ở những giai đoạn nặng, vừa tốn kém và tỷ lệ thành công không cao. Hôm nay gởi anh em bài viết tham khảo những vườn nặng trong những giai đoạn sau mà mình đã xử lý…
Tuyến trùng hại rễ “GIAI ĐOẠN 4”: Gân lá vàng nhiều, gân xanh chuyển vàng, vàng nữa cây hoặc cả cây. Rụng cành, nấm xâm nhập. Rễ tiêu sưng u như khoai lang vậy. Sau thu hoạch khi ở tiêu kinh doanh, có thể trả một cái giá rất đắc!
Thật nan giải và vất vả, cũng không muốn bất kỳ anh em nào rơi vào tình trạng này, nhất là tiêu vào giai đoạn tiêu kinh doanh, thì khả năng rụng lúng tháo đốt rất cao KHI ” rễ” không khỏe mạnh, ” CUNG” không đủ ” CẦU”.
Lúc này tình trạng rễ bị nấm xâm nhập rất cao, hoặc moi lên các đầu rễ như tờ giấy mà đốt đi vậy ( Phytopthora Solani). Khó lại càng khó khăn hơn. Khi đến giai đoạn này rồi thì tùy vào ” ĐỀ KHÁNG CÂY” chứ không phải là bỏ tiền bao nhiêu để vườn phục hồi. TÙY DUYÊN!
Tôi đã từng xử lý một số vườn, tuy tỉ lệ thành công không nhiều, nhưng vẫn giúp ít được một số vườn. Hôm nay tôi đi khảo sát thì có tín hiệu rất khả quan, chia sẻ với mọi người như sau, cũng là bài viết mang tính chất tham khảo. Mong nhận sự đóng góp từ cộng đồng.
Đã nặng thì không thể chơi thuốc nhẹ đô được, đầu tiên tôi đi đôi tuyến trùng và nấm bệnh, tôi xử lý như sau: 250ml Cáo sa mạc 750EC + 300gam – 400gam RidomilGold hòa phuy 200 lít – 220 lít nước, sục toàn bộ phần gốc, xong giai đoạn đầu.
Bước tiếp theo để duy trì bộ rễ khỏe mạnh tôi cũng dùng nặng đô: 400ml – 500ml Lân Amino
200ml Roots + 200gam humic hòa phuy 200l tôi đổ cho 30 gốc. Đổ tới đâu dí nước tới đó. Tạm ổn giai đoạn này!
Để bao quát phần nấm bệnh tôi dùng xúc tác bảo vệ diện rộng bằng Ridoxanil 800wp( Cynoxanil + mancozeb + matalaxyl) phun ngừa toàn vườn để mật độ nấm bệnh tránh lây lan. Kết hợp tôi rải vôi bột với 1 tấn/ hecta để giảm tối đa mật độ nấm bệnh…
Hồi hợp chờ xem đề kháng cây như thế nào?…
Sau 05 ngày thì thật vui khi những cây có dấu hiệu hồi phục niềm vui nhân đôi, tiếp đến không được chủ quan về nấm và tuyến trùng. Tôi phòng ngừa lại bằng Ametage cho những cây nặng, những cây nhẹ tôi dùng dạng hạt như Marshal 5g, Afudang… để phòng.
Sau quy trình kiểm tra những cây mật độ nấm nhiều, vẫn còn biểu hiện trên lá tôi dùng thêm một đợt cho những cây nặng bằng Antracol + Nativo vừa phun lá, phun một ít dưới gốc. Nhẹ tôi dùng Mexyl 72wp để phòng. Sau gần nữa tháng cây nào hồi sẽ thấy rõ, tiếp đến tôi dùng Canxi 250 + Dịch trùn quế để phân hủy những tế bào độc hại trong đất và làm cho mật độ vi sinh vật có lợi bằng dịch trùn. ” ĐÃ PHÁ HỦY HÃY CẢI TẠO”, tiếp đến dùng gốc Phosphonate + muối phosphoric để tăng đề kháng cho cây bằng việc đổ gốc, giúp cây xanh lá và dầy dùng 32 10 9 + Zn + Comb sẽ cảm giác như cây thay màu lá bệnh và lá mới sẽ đâm chồi.
“TUYỆT ĐỐI KHÔNG BỎ PHÂN HÓA HỌC KHI XỬ LÝ, GIỮ ẨM TRONG THỜI GIAN XỬ LÝ VÀ .ĐỔ THUỐC”
Sau quy trình hãy cải tạo đất bằng lá cây, bằng phân sanh từ cỏ, phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, vi sinh hữu cơ…
Khi cây hồi lại rồi muốn cho phân gì thì cho…
Nguồn: Nông dân Thành Phạm ( Sưu tầm trên Facebook)
Th1112
Kinh nghiệm trồng tiêu
Quá trình đi thực tế nhiều vườn tiêu và lắng nghe nhiều chia sẻ của các anh chị em, tôi nhận thấy vấn đề sử dụng phân bón và thuốc bvtv hiện nay của người trồng tiêu có rất nhiều điều cần chia sẻ thêm.
Không bàn thêm về vấn đề phân bón và thuốc bvtv giả, nhái, kém chất lượng nữa, vì vấn đề này báo đài đã bàn nhiều và chúng ta cũng chia sẻ rất nhiều rồi. Tôi xin tổng hợp lại các vấn đề ở chính người làm vườn, người chịu trách nhiệm chính cho mảnh vườn của mình.
Vấn đề thứ nhất: tôi muốn đề cập là liều lượng và nồng độ khi sử dụng phân và thuốc.
Có trường hợp một người trồng tiêu chia sẻ thế này. “Chắc tôi mua phải thuốc giả, vì khi sử dụng xong thì tiêu bị cháy lá và rụng trái rất nhiều”. Sản phẩm nông dân ấy sử dụng có thành phần Phosphonate của một cty có thương hiệu, tôi đã kiểm tra bao bì và khẳng định là sản phẩm thật. Nhưng liều lượng họ sử dụng thì tôi không tin nổi, tiêu đang ra trái mà họ phun 1lit phân +80lit nước đem phun kỹ qua lá. Trong khi nhà sản xuất khuyến cáo dùn cho 400litnước.Hậu quả cháy lá, rụng trái là tất yếu.
Lại có trường hợp khi mua phân bón lá (pbl) về sử dụng, nông dân lại nghĩ 1lit mà pha cho 2-3phuy thế kia thì nhằm nhò gì, thế là đem pha cho 1phuy, kết quả tiêu bị rụng đọt, mo lá hết, lại đổ thừa phân dỏm.
Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra vì theo cách nghĩ của nông dân, đậm đặc cho nó tốt, kết quả tốt đâu không thấy, khi tiêu bị cháy, bị rụng lóng rụng đọt lại đi đổ thừa cho phân thuốc kém chất lượng.
Ngoài ra phải nói thêm đến người bán hàng. Tôi đi mua thuốc rất nhiều cửa hàng họ khuyên dùng nồng độ gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất, chắc họ nghĩ dùng vậy sẽ hiệu quả và giữ uy tín, cũng như bán được nhiều sản phẩm hơn chăng? Tôi đã thử một sản phẩm thuốc trừ sâu mà họ khuyên pha gấp đôi nồng độ, tôi pha loãng hơn phân nữa xem sao, rệp sáp vẫn chết đấy thôi.
Vấn đề thứ hai là cách sử dụng:
Nhiều bạn chia sẻ với tôi là tại sao mua thuốc của cty S, công ty B, cty A…về sử dụng nhưng không thấy hiệu quả gì, hay tại…thuốc giả?
Các bạn biết họ dùng thuốc thế nào không? Đem thuốc nguyên chất đổ vô gốc tiêu rồi sau đó mới kéo ống đi tưới nước để ” pha loãng” nó ra! Tôi thực sự không hiểu nổi.
Có trường hợp lại hỏi là mới xài thuốc nấm xong, giờ đổ trichoderma được không vì cửa hàng họ nói là không sao. Hay trichoderma phun qua lá tốt hơn vì lá nhanh hấp thụ hơn rễ (!).
Đó là chưa kể đến các trường hợp trời đang nắng gắt hoặc chuẩn bị mưa lại đem thuốc đi phun vì “lỡ pha rồi”.
Nguyên tắc dùng thuốc là không nên kết hợp 3 loại trở lên với nhau, nhưng nhiều người vẫn cứ pha thuốc nấm, phân bón lá, thuốc trừ sâu với nhau để phun cho tiện, vì phun nhiều lần “mất công”.
Hoặc bón phân vi sinh rồi đi đổ thuốc diệt nấm. Mới đổ thuốc nấm lại pha bordeaux đi phun và đổ gốc khắp vườn…
Còn có trường hợp nữa là các nhân viên tư vấn bán hàng, cửa hàng hay kết hợp các loại thuốc cùng cty, hoặc các sản phẩm (sp) rẻ tiền kèm theo các sp chính hòng kiếmthêm lợi nhuận. Tôi hay gặp các chia sẻ là thuốc trị bệnh kết hợp pbl hoặc thuốc bvtv kết hợp pbl và thuốc trị bệnh. Có nên tìm hiểu trước hay khi cần sử dụng hay không? Xin nhường câu trả lời cho người sử dụng.
Vấn đề thứ ba là “nhắc lại”: sau khi sử dụng lần đầu tiên, các sp đều chỉ dẫn rõ ràng cần nhắc lại quy trình sau khoảng thời gian nào đó. Nhưng ít nông dân tuân thủ theo chỉ dẫn sử dụng này.
Nhiều người thắc mắc, sao tôi sử dụng rồi mà vẫn bị bệnh, vẫn bị thiếu dinh dưỡng…, vừa rồi mua cả mấy triệu tiền phân thuốc chứ đâu ít.
Hóa ra đem “mấy triệu” ấy đổ ra vườn xong là họ yên tâm luôn, coi như “mấy triệu” ấy sẽ bảo vệ vườn của họ suốt thời gian còn lại mà không còn phải bận tâm nữa.
Vấn đề thứ tư là thời điểm sử dụng: Với phân bón, vào đầu mùa mưa cứ thấy mưa là nhiều bà con đem phân npk ra bón vô gốc, gặp mưa thì tốt, không mưa thì hôm sau đi tưới cho nó tan ra. Theo tôi, cách làm này gây lãng phí và thêm cả nguy hại không nhỏ. cách bón phân này gáy thất thoát do phân bốc hơi, dẫn đến nguy cơ cháy lá hoặc thân nếu lượng mưa ít, nếu lượng mưa nhiều lại gây thất thoát do trôi đi hoặc thấm sâu xuống quá tầng rễ có chức năng kiếm thức ăn của cây.
Việc bón phân vào đầu mùa mưa nếu cây chưa ra rễ thì cây hấp thụ được ít, gây lãng phí, cây đã ra rễ thì npk có thể làm cháy đầu rễ, gây thối dẫn đến nấm bệnh xâm nhập qua vết thương này.
Hay việc sử dụng thuốc cũng vạy. Có bà chị xóm trên chia sẻ thế này. Chị mới đổ thuốc “chết nhanh chét chậm” xong, thấy nó vàng chị lại bón npk rồi, đã tưới nước, cả tuần rồi không thấy nó xanh, mai chị lại rắc vôi xong lại đổ thuốc tiếp nhé. Mấy hôm rồi không thấy chị ấy ghé nữa, nên k biết nó ra làm sao rồi.
Nguy hại là tiêu đang bệnh, đổ thuốc nấm xong lại phun đạm amino lên lá, thậm chí đổ gốc luôn cho cây mau ra rễ (?).
Vấn đề cuối tôi muốn chia sẻ là dụng cụ sử dụng: Lâu lâu tôi lại nghe chia sẻ việc phun xịt cho tiêu xong bị cháy lá hoặc bị rụng lóng, thậm chí tiêu chét luôn. Loại trừ các nguyên nhân khác, vấn đề ở chổ bình phun ấy vừa sử dụng thuốc diệt cỏ xong. Họ “cam đoan” đã súc rửa bình rất kỹ rồi cơ mà, sao mà bị được.( ! ).
Hoặc là xây bể chứa pha bordeaux xong giờ đem bỏ trichoderma vô để kích hoạt sao không thấy trichoderma phát triển như ngừơi khác…
Trên đây là tôi điều tôi muốn chia sẻ vời người trồng tiêu về sai lầm mà nhiều người khác mắc phải để các anh chị em chưa biết mà rút kinh nghiệm. Ngoài gánh nặng đầu tư ban đầu thì chi phí thường niên cho phân bón và thuốc bvtv rất lớn, việc sử dụng không đúng cách, lãng phí vừa gây thiệt hại kinh tế, lại gây nhiễm độc cho chính người sử dụng, cây trồng và cả nguồn đất.
Ngoài ra các anh chị em trong quá trình chăm sóc vườn nhà mình, có kinh nghiệm gì mong hãy chia sẻ thêm để mọi người cùng rút kinh nghiệm. Thân!
Nguồn: facebook Anh Hung Vo
Th904
Thị trường phân bón đa dạng. Chúng ta nên lựa chọn loại phân bón hữu cơ nào ?
Thắc mắc này cũng là nổi quan tâm của nhiều bà con nông dân hiện nay.
Trước tiên tôi nói về những loại phân hữu cơ truyền thống: Đó là những loại phân chuồng(Phân gà, heo, trâu, bò…), phân bắc, phân xanh (cây đậu, lục bình, rơm rạ…)…Những loại phân này bạn nên xử lí trước khi xử dụng vì trong phân luôn có 1 số độc tố, vi sinh vật gây hại, nấm bệnh, hạt cỏ dại…gây hại cho cây trồng. Bạn nên trộn thêm vôi, lân…ủ nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh cũng như các yếu tố gây hại. Tùy theo số lượng và loại phân mà thời gian xử lí lâu hay mau. Khi gần xử dụng Bạn nên mua thêm vi sinh (hiện nay có bán phổ biến trên thị trường với 3 chủng chính là phân giải cenluloze, cố định đạm, phân giải lân) về trộn đều sau đó xử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Còn với phân hữu cơ vi sinh nếu nói cách đây khoảng 15 năm thì đó là 1 loại phân hoàn toàn mới mẽ và là 1 cái gì đó cao siêu nhưng hiện nay để sản xuất phân hữu cơ vi sinh thật sự đơn giản:
Với nguyên liệu chính là than bùn (bùn trấp), thêm 1 số trung vi lượng, vôi… cho vào bồn chuyên dụng trộn bê tông trộn đều rồi phun vi sinh vào là có thể đóng bao bán ra thị trường. Lưu ý đây là cách làm ăn chụp giựt của đa số những công ty , doanh nghiệp nhỏ lẻ hiện nay, họ sản xuất nhưng chưa bao giờ dám bán 1 bao nào tại địa bàn nhà máy hay công ty đóng (trong khi lợi thế cạnh tranh của họ là rất lớn về chi phí vận chuyển…) Có người nói Bụt nhà không thiêng? Sự thật như thế nào?
Trong than bùn có axít Humix là 1 loại axít kích thích sinh trưởng cây trồng, một số Công ty lớn đã li trích axít này làm phân bón lá, xác bã còn lại đem sản xuất phân vi sinh làm giảm hiệu quả phân bón.
Việc xử dụng phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp hiện nay là điều đương nhiên nhưng xử dụng như thế nào và loại nào là hiệu quả?
– Nếu có nhu cầu lớn Bạn nên chủ động đến thăm nhà máy. Nếu không Bạn nên chọn lựa các loại có bao bì, nhãn mác, giấy tờ đầy đủ.
– Phân không quá khô (khô như vậy vi sinh sẽ khó tồn tại), không quá ướt (vì loại than bùn k1m chất lượng hay thêm cá phụ gia như đất vào), Phân phải có sinh khối lớn (độ tơi xốp)…Không có mùi khai nếu có do nhà sản xuất thêm amoniac để tăng lượng Đạm giúp cây mau phát triển.
– Có thể tham khảo kinh nghiệm của những người đã xử dụng hay có thể mua thử mỗi loại 1 bao về dùng thử để xem hiệu quả.
– Khi xử dụng để tăng hiệu quả không nên bón phân để phơi trên mặt đất, cần lấp đất hay rơm rác và tạo ẩm độ để vi sinh vật phát triển.
Th821
BÀI 1 ĐẾN BÀI 5: toàn tập kỹ thuật, bí quyết trồng tiêu năng suất trên 10 tấn/ha
TRỒNG TIÊU ĐƠN GIẢN KHÔNG KHÓ NHƯ MỌI NGƯỜI NGHĨ QUAN TRỌNG LÀ BÍ QUYẾT VÀ KIẾN THỨC ĐỂ CÓ 1 NỀN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CHÂN CHÍNH. HÔM NAY CHÚNG TA CÙNG NHAU NGỒI LẠI, XEM XÉT, NGHIÊN CỨU CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU? KINH NGHIỆM KIẾN THỨC CHÚNG TA ĐÃ ĐỦ CHƯA? LIỆU CHÚNG TA CÓ THỂ BIẾN VƯỜN TIÊU CỦA CHÚNG TA ĐẠT NĂNG XUẤT 15 TẤN/HA NHƯ ÔNG QUÉO HAY KHÔNG? LIỆU CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM RA TIÊU ĐỎ GIÁ GẤP 3 LẦN TIÊU ĐEN HAY KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ TĂNG THU NHẬP TRÊN 1ha LÊN GẤP 5 LẦN ? HY VỌNG CHÚNG TA BÌNH TĨNH CÙNG NHAU ĐỌC, NGHIỀN NGẪM, ĐÚC RÚT QUA 35 BÀI HỌC VỪA LÀ KIẾN THỨC KHOA HỌC VỪA LÀ KINH NGHIỆM SƯƠNG MÁU, BÍ QUYẾT CỦA BAO NGƯỜI CÙNG SỰ THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC QUA THỰC TẾ CỦA CTY. HÔM NAY CHÚNG TÔI CHÂN TRỌNG CHIA SẺ NHỮNG THÀNH CÔNG ĐÓ CHO BÀ CON. CÁC BÀI HỌC ĐƯỢC SẮP XẾP THEO THỨ TỰ TỪ CƠ BẢN ( từ bài 1 đến bài 14) ĐẾN BÍ QUẾT, NÂNG CAO ( từ bài 15 đến bài 35) CÓ PHẦN NÀO KHÔNG HIỂU MỌI NGƯỜI CÓ THỂ ĐIỆN TRỰC TIẾP ĐẾN CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT CTY ĐỂ TRAO ĐỔI SÂU HƠN.
BÀI 1: KỸ THUẬT CƠ BẢN NHẤT TRONG TRỒNG TIÊU
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT
Quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ tiêu ở Chư Sê- gia lai
( bà con tự tìm hiểu và đọc thêm vì hơi dài )
BÀI 2: CHIA SẺ VỚI CÁC BẠN MỚI TRỒNG TIÊU
Bài viết là những tâm tình của bạn tieuphong ở Trảng Bom-Đồng Nai dành cho các bạn mới làm quen với nghề trồng tiêu, loại cây trồng “khó tính khó nết” rất mẫn cảm với dịch bệnh. Bài viết còn là tri thức và kinh nghiệm của một người và một đời trồng tiêu muốn san sẻ với cộng đồng
Theo tôi những người trồng tiêu được vài ba năm có thể gọi là nhữngngười mới trồng tiêu. Vì khi cây tiêu đi vào kinh doanh, thường từ 5 tuổi trở lên, mới cho thu hoạch đáng kể.
Trong thời gian kiến thiết cây tiêu ít gặp bệnh tật, thế nên mọi người mới chủ quan, mải mê chạy theo năng suất, chứ ít quan tâm tới việc phòng, chữa bệnh cho cây.
Gần đây tôi thường nhận được nhiều cuộc gọi của nhiều bạn ở những tỉnh trọng điểm trồng tiêu thú nhận rằng: “Từ trước đến giờ tiêu không bị bệnh nên không biết đường chữa”. Nay thì bệnh chết nhanh đã lây lan thành dịch khắp vườn, cứ mỗi ngày chết vài cây… lo quá! Hoang mang, bối rối, bi kịch cuộc đời từ đây. Lẽ thường “có bệnh thì vái tứ phương”. Thế là cuống lên, ai chỉ sao thì làm vậy, thuốc này thuốc nọ, phun phun, xịt xịt… Cuối cùng thì tiền mất tật mang, tiêu chết cứ chết, đất bị ngộ độc, người thì “tẩu hỏa nhập ma” . Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói cửa miệng còn “xưa hơn Diễm” vẫn có giá trị muôn đời.
Ngay từ khi đào hố, làm bồn thì cũng chính cái bồn đó sẽ chôn vùi sự nghiệp trồng tiêu của mình.
Có bạn băn khoăn, nếu không làm bồn thì cho phân tưới nước như thế nào? Chẳng phải lo lắng gì cả, nên đắp đất lên gốc tiêu theo hình mu rùa, ngăn chăn nước đọng vào vùng cổ rễ tiêu. Nhu cầu nước cho cây tiêu không nhiều như café, chôm chôm… Vào mùa nắng nếu không lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, có thể tưới tràn. Tiêu mới trồng chỉ nên vét sơ thành cái bồn nhỏ. Lưu ý khi làm bồn là kéo đất bên ngoài vào, không nên vét đất bên trong gốc tiêu ra. Khi bón phân thì tưới nước, rê vòi lướt qua các bồn, nhanh tay tưới qua lại vài lần không để nước ngập bồn, phân sẽ tan mà không lo trôi mất.
Các nhà sản suất phân bón thường hướng dẫn lượng phân bón cho cây hằng năm, bón định kỳ chứ không hướng dẫn cho ta nhận biết khi nào cây cần phân. Bạn Minh Vịnh cho ta biết sinh lý của cây thể hiện qua lá. Đúng vậy, chúng ta phải biết quan sát lá cây. Vườn cây phát triển tốt là bộ lá phải xanh bóng, mỡ màng, không tì vết, lúc nào cũng có đọt non…
Bón phân lúc nào là hợp lý, muốn biết thì thường xuyên kiểm tra bộ rễ. Công việc này tôi thường nói vui là “3 trong 1”. Một là kiểm tra nấm bệnh, thường thì các vết thâm đen xuất hiện nơi cổ rễ, hai là kiểm tra rệp sáp, ba là theo dõi khi nào cây có nhu cầu về dinh dưỡng. Khi cần phân, tự cây sẽ cho ra bộ rễ cám (rễ trắng), các rễ này có nhiêm vụ hút phân. Không có bộ rễ này mà chúng ta cứ cho phân thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Ví như trời nắng mà phun phân bón lá, lúc ấy các lỗ khí khổng đã khép lại thì cây làm sao hấp thụ được dinh dưỡng. Rễ cây mà không hấp thụ được phân thì một phần sẽ thẩm thấu gây ô nhiễm mạch nước ngầm, một phần bốc hơi trong không khí góp phần vào hiện tượng mưa a xít, và lãng phí.
Tôi có hai anh bạn năm nay gần 60 tuổi, một anh sử dụng phân gà, một anh sử dụng phân cút không ủ hoai, không xử lý mầm bệnh. Sau 2 năm bỏ ra hằng trăm triệu đồng để chữa bệnh mà tiêu vẫn rụng như lá mùa thu, giờ thì đành rưng rưng “tiễn em lên đường”. Gần đây có anh bạn trẻ alo cho tôi: “lá, trái rụng quá làm sao đây anh?” Năm lần bảy lượt như thế, gặng hỏi để tìm ra nguyên nhân thì “tiêu em làm bồn và cho phân bò tươi”. Ôi thôi! Cứ thuốc này thuốc nọ chạy theo nó thì e rằng lại “tiền ra như nước sông Đà…” Mong các bạn đừng theo bước chân hai anh bạn già của tôi.
Chúng ta nên tập cho mình thành thói quen ghi chép cẩn thận, chi tiết, những việc làm của mình như bón phân, làm bông và xử lý dịch bệnh, làm tài liệu lưu trữ cho mình để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Xây dựng cho mình quy trình chăm sóc, quản lý dịch bệnh.
Hãy chọn cho mình nhà sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật uy tín để “trao thân gửi phận”. Có những cty sản xuất phân, thuốc trọn bộ, thuốc thì từ làm bông đến xử lý các loại bệnh, phân thì nên chọn loại hữu cơ vi sinh không có nguồn gốc từ phân gà, phân heo,phân rác, phân bồn cầu, bể phốt….( tốt nhất dùng phân bò tự ủ hoại mục), trong phân hữu cơ vi sinh có những vi sinh vật có ích giúp cho rễ cây hấp thụ phân bón tốt hơn nhưng hầu hết các cty không làm được phân hữu cơ sạch dành cho tiêu. Nên phun phân bón lá định kỳ để cung cấp trung, vi lượng cho cây, và có thể phối hợp với thuốc ngừa bệnh trong các lần phun. Tốt nhất là nên phối hợp các loại phân, thuốc của cùng một cty, như thế an toàn hơn. Trường hợp phối hợp thuốc giữa hai cty khác nhau thì phải có sự hướng dẫn cẩn thận. Cách đây vài hôm có một bạn nhỏ ở Dốc Mơ băn khoăn: mình sử dụng phương pháp vô cơ kết hợp hữu cơ thì nấm tricoderma làm sao tồn tại được? Vấn đề là ở chỗ đó. Làm cách nào mà đừng để cho tay phải sanh, dưỡng còn tay trái thì hủy, diệt. Điều này cũng làm rất nhiều người băn khoăn và ngạc nhiên vì chưa thấy ai đặt vấn đề, thế nên tôi mới khuyên nên pha trộn các loại thuốc với nhau của cùng một cty, vì có loại thuốc sinh học cũng trị được nấm bệnh mà không làm ảnh hưởng đến tricoderma.
Mỗi vùng, miền có thời tiết khác nhau, nhất là trong thời điểm hãm nước làm bông, không nên cứng nhắc, nương theo trời đất mà làm. Thí dụ năm ngoái phun kích thích ra hoa vào ngày 20/4 nhưng năm nay mưa muộn hơn thì phun vào ngày 2/5, nên uyển chuyển theo thời tiết. Nhìn Trời nhìn Đất mà làm chứ chẳng chống Trời được đâu. Nhà nông còn phụ thuốc rất nhiều vào thời tiết, như năm nay cơn bão số 1 nhiều người không biết “đánh thức miên trạng”của cây tiêu nên tiêu ra nhiều lá, ít bông, làm không ít nhà vườn điêu đứng.
Không dễ dàng gì mà chỉ trong một sớm một chiều thuyết phục được mọi người chuyển hướng, từ lối canh tác vô cơ theo hướng hữu cơ sinh học, thế cho nên tôi rất cách dùng từ của anh Tinh trần Ba “từ từ cai nghiện hóa học”(người đã thấy được hậu quả của việc lạm dụng hóa học). Nếu bạn nào chưa tin vào hướng canh tác hữu cơ sinh học thì nên chia vườn tiêu của mình thành 3 lô để tự kiểm nghiệm,1 lô canh tác hướng vô cơ, 1 lô canh tác hướng vô cơ kết hợp hữu cơ và 1 lô chuyên canh tác hữu cơ. Theo dõi, so sánh từ 2-3 năm để đánh giá hiệu quả, lựa chọn cho mình một con đường đi.
Một khi đã tìm được giải pháp cho mình rồi thì tình thần thoải mái, nhẹ nhàng. Vườn tiêu mỗi năm chết vài cây là chuyện bình thường, không lo dịch bệnh lây lan. Cuộc đời làm vườn của tôi mấy mươi năm sử dụng thuốc hóa học, nghĩ lại sợ quá, giờ thì mơ ước một ngày nào đó trên bao bì của một số loại thuốc có dòng chữ “sử dụng sản phẩm này có thể gây bịnh ung thư”… để mọi người biết mà cân nhắc trong việc làm của mình.
Từ đầu mùa mưa đến giờ mải mê vật lộn với con rệp sáp, lũ bất lương đó cứ chực chờ nhảy vào cắn phá rễ tiêu, nay đã tìm được cách đối phó bằng biện pháp sinh học. Hy vọng một ngày gần đây sẽ viết được một bài với cái tựa “Rệp Sáp tên vô lại”.
BÀI 3: KINH NGHIỆM ÔNG VUA HỒ TIÊU 15 TẤN/ha
MỘT BÀI VIẾT NGÀY 3-2-2008 VỀ ÔNG VUA HỒ TIÊU CHƯ SÊ –GIA LAI
Hộ nông, dân Nguyễn Văn Quéo ở tổ 12 thị trấn Chư Sê, Gia Lai trồng tiêu năng suất đạt 15 tấn/ha. Đây là vườn tiêu có năng suất cao nhất thế giới hiện nay. Vườn tiêu mỗi hécta thu 1,5 tỷ đồng một năm.
Anh Quéo có một bí quyết: Giữa lúc hầu hết dân trồng tiêu đổ xô chặt cây rừng làm trụ thì anh bỏ hàng trăm triệu đồng đúc trụ bê tông. Đến nay hiệu quả trồng tiêu trên trụ bê tông đã rõ.
Anh giải thích: Trụ gỗ thường không thẳng, chỗ cong ánh sáng không đến dễ phát sinh sâu bệnh. Thân gỗ khiến loài mối bám vào đó leo lên phá hoại tiêu. Việc thay thế trụ tiêu bằng trụ xi măng còn giúp người trồng tiêu giải được bài toán phá rừng.
Nhìn vườn tiêu người cựu thanh niên xung phong này chúng tôi không khỏi thán phục. Hàng nghìn trụ tiêu tăm tắp đều như một, như xếp, quả trĩu cành.
Sản lượng 15 tấn/ha, trong đó 50% tiêu đỏ giá bán 175.000đ/kg, 50% tiêu đen giá 50.000đ/g, mỗi hécta tiêu cho anh thu nhập không dưới 1,5 tỷ đồng. Đấy là chưa kể, năm 2007 riêng tiền bán tiêu giống 2,5 hécta thu nhập gần 500 triệu đồng.
Chư Sê mỗi hécta tiêu năng suất từ 10 đến 12 tấn có người làm được song 15 tấn/hécta chỉ mỗi anh Quéo. Phó chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam bảo đây là năng suất tiêu cao nhất thế giới.
Anh Quéo hé lộ bí quyết: Vườn tiêu của anh tuyệt đối không bón phân hóa học, chỉ bón phân bò 10kg/gốc/năm sau đó phủ 1 lớp dơm dạ phủ lên trên. Mùa khô mỗi tháng anh tưới nước cho tiêu 1 lần. Vườn cây phải thoáng đãng. Từ năm thứ 3 trở đi chỉ nhổ cỏ mà tránh đào xới làm đứt rễ tiêu.
Các loài sâu bệnh trên tiêu xử lý thuốc bảo vệ thực vật chỉ thực hiện ở gốc, tránh phun trực tiếp lên lá. Điều đặc biệt quan trọng là chọn, xử lý giống lúc mới trồng. Anh cho rằng khí hậu Tây Nguyên trồng giống tiêu Phú Quốc là thích hợp nhất.
Nhiều giải pháp kỹ thuật chế biến tiêu
Mới học đến lớp 7, chưa ra nước ngoài lần nào song anh Quéo được Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 3 năm 2007 trao một giải nhì, một giải ba (không có giải nhất) cho 2 sản phẩm: “Chế biến sản phẩm hồ tiêu đỏ” và “Máy bóc vỏ hạt tiêu (trắng)”.
Từ trước đến nay trong nước chỉ sản xuất sản phẩm tiêu trắng (tiêu sọ) và tiêu đen bình thường. Tiêu đỏ là những quả tiêu chín mọng, được chọn lựa kỹ, công phu chất lượng sản phẩm cao, thơm ngon hơn, giá bán gấp 3,5 lần tiêu thường.
Việc thu hoạch tiêu đỏ theo anh Quéo không làm ảnh hưởng đến năng suất vườn tiêu như lâu nay nhiều người trồng tiêu vẫn nghĩ. Nếu thu tiêu chín chỉ cần 2,3 kg đến 2,5 kg tươi được 1 kg khô, tăng khoảng 30% sản lượng. Chất lượng tiêu cũng tăng cao nên giá bán cao hơn.
Thu hoạch tiêu chín mất nhiều thời gian song bù lại sản lượng tăng, lợi nhuận hơn lúc hái sớm. Để sản xuất tiêu đỏ, sau khi thu hoạch, bóc hạt, phân loại tiêu chín, rửa nước sạch, trộn cồn thực phẩm khử trùng và tạo độ bóng. Sấy khô trên lò ga ở nhiệt độ khoảng 40 độ cho đến lúc độ ẩm còn 12,5% là đạt.
Anh Quéo còn tạo ra máy bóc vỏ hạt tiêu bằng trục thẳng đứng thay cho máy bóc vỏ thông thường trục ngang. Tỷ lệ tiêu bóc vỏ theo máy thẳng đạt 75%, tăng 5% so máy bóc vỏ trục ngang, tỷ lệ hạt vỡ không đáng kể.
Ông Nguyễn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết sắp tới huyện sẽ giao cho anh Quéo 30ha đất làm mô hình trình diễn cho người trồng tiêu đến học tập kinh nghiệm.
Đây cũng là một trong những nơi quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê. Ông Dũng kỳ vọng mô hình sản xuất tiêu năng suất cao của anh Quéo sẽ nhanh chóng phổ biến đến nhiều hộ trồng cây hàng hóa này.
BÀI 4: KỸ THUẬT NHÂN GIỒNG HỒ TIÊU
Vườn hồ tiêu trồng đã 27 năm của gia đình Nguyễn Minh Vịnh.
Muốn thành công trong bất kì lĩnh vực nào cũng phải có mục tiêu rõ ràng, có ước mơ để tạo động lực cho ta phấn đấu, tìm tòi học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ bản thân, gia đình và của người đi trước. Và tuyệt đối không được nản chí trên con đường mà ta đã chọn. Trồng cây hồ tiêu cũng vậy.
Khi mới bắt đầu trồng hồ tiêu, tôi may mắn hơn nhiều người khác là được thừa hưởng kinh nghiệm của gia đình. Một kỹ sư công nghiệp trẻ, bỏ về vườn trồng tiêu thì có rất nhiều lời đàm tiếu. Thậm chí cái cuốc còn cầm không nổi, vì bao năm đèn sách tôi chỉ biết cầm cây bút. Phải học từ những nhát cuốc đầu tiên, học từ những người thân trong gia đình đã chỉ cho tôi biết làm thế nào để trồng cây hồ tiêu. Tôi rất biết ơn những người thân đã giúp đỡ để nay tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm lại với bà con.
Hồ tiêu là một loại cây dây leo hoang dại trong rừng được con người mang về trồng từ rất lâu. Hồ tiêu nguyên thủy có chủ yếu là bông đơn tính nên khả năng đậu hạt rất thấp. Hồ tiêu ngày nay năng suất cao nhờ có sự chọn lọc nhân tạo là chính. Cây còn có thể thụ phấn nhờ vào sức gió, côn trùng,… nhưng nhiều nhất vẫn là khả năng tự thụ phấn nếu là bông lưỡng tính. Những bông đơn tính sẽ rụng giống như bông cây trầu không, có ra bông nhưng không đậu hạt.
Hồ tiêu là cây công nghiệp đa niên. Vì vậy, việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Theo tôi, khâu quan trọng nhất của việc trồng hồ tiêu chính là chọn giống. Chọn giống làm sao để cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
CÁC CÁCH NHÂN GIỐNG
Có nhiều phương pháp nhân giống hồ tiêu như: bằng hạt, bằng dây hom, chiết và có thể ghép.
Sự khác biệt giữa giống tốt và giống xấu
- Nhân giống bằng hạt
Việc nhân giống bằng hạt sẽ không đảm bảo những cây con hoàn toàn cho năng suất như cây mẹ. Có thể nó cho ra giống mới năng suất cao hơn. Nhưng cũng có thể nó cho ra cây kém năng suất. Mà cây tiêu chủ yếu tự thụ phấn nên khả năng thoái hóa khi nhân giống bằng hạt là rất lớn. Chỉ có một số ít hạt thụ phấn chéo nhờ gió hay côn trùng thì có thể mang những đặc tính nổi trội của ưu thế lai. Cây tiêu trồng tới ngày nay thì khó tìm thấy cây còn thuần chủng.
Nhược điểm lớn nhất của nhân giống bằng hạt là cây rất lâu ra ác, lâu có trái và cũng không đảm bảo là cây sẽ mạnh hơn phương pháp nhân giống bằng hom cho dù đã chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu bà con nào vẫn có ý định nhân giống bằng hạt thì nên chọn giống từ cây bố mẹ mạnh khỏe, hạt to và đều hạt, không bị bồ cào. Giống đó là do mình chọn hạt đem nhân chứ không nên lấy cây mọc lang, mọc dại đem nhân giống. Lấy như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng cây giống. Đợi cho tới khi nó ra trái mới biết năng suất kém cũng mất vài năm, nhổ bỏ thì tiếc mà không nhổ bỏ thì cũng chẳng có lợi về mặt kinh tế. Mục đích chính của bà con trồng tiêu là sản lượng thu hoạch được, chứ không phải là tìm hiểu về các phép lai hay nguồn gen như các nhà khoa học.
- Nhân giống bằng hom
Với phương pháp nhân giống này cây con mang đặc tính giống hệt cây mẹ.
Ưu điểm là dể thực hiện, và có thể nhân giống nhanh chóng. Bà con ta thông thường nhân giống bằng lươn (lươn là tiêu mọc bò dưới đất, còn tiêu trên đọt mà không có chỗ leo nữa nó thòng xuống gọi là lươn thòng), hay bằng dây bám trong thân mà chưa ra tay gọi là lươn thân. Và dây bám vào thân đã ra tay gọi là tiêu ác, phần tiêu ra tay ở dưới gốc sau đó bò dài ra gọi là ác gốc. Cách nhân giống khá đơn giản.
Chọn dây đã già cứng cáp có nhiều mắt rễ khí sinh (rễ bám) thì cây sẽ phát triển tốt hơn.
Cắt lấy khoảng 3-4 mắt, chiều dài tối ưu là 30-40 cm tùy vào khoảng cách của mắt dây.
Cắt bỏ hết lá và tay phía dưới bầu đất ươm. Chừa 2/3 lá phần phía trên, cây sẽ phát triển mạnh nhất. Thường ít khi nhân giống bằng lươn thòng, vì không có mắt rễ khí sinh nên cây sẽ phát triển chậm hơn. Có khi cây con trồng leo lên tới ngang ngực mà nhổ lên chỉ có vài cái rễ.
Dựa theo cách chọn hom giống mà ta phân ra làm hai loại là trồng bằng lươn hay trồng bằng ác.
Trồng bằng lươn có nhược điểm là cây lâu ra trái hơn nhưng ưu điểm là cây mạnh hơn và tuổi thọ sẽ cao hơn, cây hồ tiêu kinh doanh sẽ lâu suy hơn trồng bằng ác.
Trồng bằng ác lại mau cho ra trái nhưng cây nhanh già cỗi và sớm suy thoái. Với phương pháp chăm sóc tốt, cho dù trồng lươn hay ác, hồ tiêu có thể kéo dài tuổi thọ trên 35 năm.
Cách ươm giống bằng hom
Theo kinh nghiệm, những nhà vườn trồng tiêu năng suất cao chung quanh tôi phân ra làm hai cách ươm. Tôi áp dụng cả hai cách và thấy cả hai đều hiệu quả. Nên tôi chia sẻ với bà con như sau:
- Cách ươm bài bản
Chuẩn bị bầu ươm kỹ càng bằng cách trộn xơ dừa, tro trấu và đất. Tỉ lệ 50% đất 25% xơ dừa và 25% tro trấu trộn đều với nhau. Dây hom được ngâm vào dung dịch ra rễ cực mạnh trong 5 phút. Vườn ươm phải có sự chuẩn bị, có che chắn cho cây phát triển mạnh. Khi cây đã phát triển mạnh rồi mới được đưa đi trồng. Trước khi đem trồng phải tháo bỏ dàn che chắn, cho cây ra ánh sáng để cây cứng cáp với chế độ ánh sáng tăng dần. Khi trồng, quan trọng nhất là hố đã xử lý tốt để ngăn ngừa dịch bệnh. Phải bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục đã xử lý với lượng 10kg/ hố. Thông thường hố có kích thước 40x40x40cm với đất có tầng canh tác dày, rút nước tốt. Và hố có kích thước 50x50x50cm với đất khó rút nước. Lượng phân chuồng theo kinh nghiệm của tôi thì cứ ngập 2/3 hố là tốt. Sau đó đảo trộn đều, để tối thiểu 20 ngày sau mới xuống giống, hoặc để 1 tháng hay 1 tháng rưỡi cho chắc ăn hơn. Khi xuống giống tiêu không còn sợ cháy rễ vì rễ non của tiêu rất dễ bị tổn thương. Có thể bón lót thêm một tí lân + phân gà đã xử lý chuyên dùng bón lót tiêu con. Tuy đào hố sâu vậy nhưng chỉ trồng cạn thôi, với độ nghiêng chừng 700 so với mặt đất. Không nên dằn chặt đất quá, rễ sẽ kém phát triển. Chỉ dằn gốc và gần mặt cho cây giống khỏi lay. Nếu dây tiêu dài thì nên cột vào một cây giả (nọc phụ) cho tiêu leo lên cây giả trước. Khoảng cách giữa cây tiêu và gốc cây (hoặc nọc) cho tiêu leo là 25 cm và trồng theo 1 hướng nhất định, trồng như vậy sẽ dễ đôn tiêu.
Khi đôn tiêu thì nên khoanh 1 chỗ và 1 hướng cho ta dễ chăm sóc sau này. Tuyệt đối không đôn vòng quanh gốc cây tiêu leo. Vì đôn như vậy sau này rễ tiêu rất dể bị tổn thương khi ta phát cỏ, bón phân… Lưu ý hướng gió bão. Ví dụ: Hướng gió thổi mạnh là từ tây sang đông thì trồng hướng đông đôn sang hướng tây (ngược lại) để cây dễ leo, và khi leo sẽ ít bị tuột. Trồng 1 hướng thôi nhé. Yêu cầu này thường chỉ những người trồng tiêu có kinh nghiệm lâu năm mới để ý. Chỉ nên đôn tiêu khi cây đã ra vài cặp tay cứng cáp. Nếu đôn quá non cây sẽ ra lươn lại, phải mất công bấm đọt. Còn đôn quá già cây sẽ khó ra rễ và hay bị rầy trắng tấn công. Phải xử lý sạch hết rầy trắng trước khi đôn.
- Cách ươm theo chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo
Chẳng có chuẩn bị gì. Cứ cắt hom vô trồng trong đất nhà mình, cây sẽ lên tự nhiên. Hom nào yếu thì sẽ chết ngay lúc mới trồng. Sau khi trồng xuống đất, gặp điều kiện môi trường thích hợp, cây nào sống sẽ phát triển rất mạnh và ít bị bệnh tật. Kiểu chăm sóc “con nhà khó” như của đồng bào thiểu số đó mà. Đây là cách ươm chọn lọc tự nhiên.
Ngoài ra khi giâm hom người ta có thể ủ trong cát khoảng 20-30 ngày để cho cây ra rễ. Khi nhổ hom lên để ươm vô bầu với giá thể đất, xơ dừa và tro trấu, thấy cây nào không ra rễ thì vứt bỏ. Cây nào rễ mạnh thì ta ươm, chăm sóc. Lưu ý cẩn thận không làm đứt rễ, và không ngâm trong bất kỳ dung dịch phân nào, kể cả phân bón lá, cây sẽ bị cháy rễ non. Đây cũng là cách ươm theo chọn lọc nhân tạo.
III. Nhân giống bằng phương pháp chiết
Bó chiết tiêu lươn
Đầu tiên, phải chọn những cây tiêu bố mẹ là những cây khỏe mạnh, thường là những cây 2-3 năm tuổi.
Với cây tiêu đã ra ác cao chừng 2 mét, bó tiêu y như chiết cây bình thường. Chọn những dây có rễ bám nhiều (rễ khí sinh), sau đó bó lại chừng 2-3 mắt rễ. Tôi thường dùng giá thể là rễ lục bình trộn với tro trấu và đất ẩm.
Bên trong bó bằng rễ lục bình để giữ nước và kích thích cây ra rễ. Bên ngoài bọc đất trộn tro trấu. Nếu có khô bầu thì chỉ khô đất chứ bên trong vẫn giữ ẩm không sợ cháy rễ. Đợi sau 10 ngày kể từ ngày bó bạn dùng kềm bấm dập phía dưới bầu đất, cẩn thận đừng bấm ngược nhé. Đây là thủ thuật đúc kết từ kinh nghiệm. Nhớ tưới giữ ẩm, tránh không để bầu đất khô. Sau khi bấm dập khoảng 30-45 ngày có thể cắt khúc tiêu đó xuống trồng. Trồng chừng 4-5 mắt rễ khỏi tốn công đôn tiêu.
Khi trồng, phải che chắn bằng lá chuối khô hay bao bì gì đó để ngăn ánh nắng trực tiếp trong vòng 20 ngày đầu và tháo dần sau 1 tháng. Để cây không bị sock nên trồng vào lúc chiều mát. Với phương pháp nhân giống này, có thể trồng tiêu quanh năm…
Bó chiết lươn thòng, bấm dập ngược so với chiết ác.
Bó chiết tiêu ác. Cây tiêu chiết mới 4 tháng tuổi, được chiết lại để nhân giống thêm.
Cây tiêu chiết mới trồng được 2 tuần tuổi. Chung quanh gốc là cây lạc dại và vạn thọ
- Nhân giống bằng tiêu ghép
Phương pháp nhân giống tiêu bằng cách ghép chỉ trong giai đoạn thực nghiệm, chưa có đủ thời gian để khẳng định tuổi thọ của cây như tiêu trồng bằng phương pháp thông thường.
Hơn nữa, với 2 cách nhân giống để trồng bằng hom và cách chiết tiêu cộng với kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu của gia đình tôi ít khi gặp bệnh tật. Do đó tôi không thực hiện nhân giống bằng cách ghép tiêu. Bà con nào đã thực hiện thành công cách ghép tiêu xin chia sẻ. Tôi sẽ học hỏi và chân thành cảm ơn.
BÀI 5 VÌ SAO TRỒNG LẠC DẠI, HOA CÚC TRONG VƯỜN TIÊU
Trồng hoa cúc trong vườn tiêu giảm được tiền mua thuốc trừ sâu
Gần đây, ở huyện Cẩm Mỹ – Đồng Nai xuất hiện mô hình trồng tiêu “lạ”. Khi chúng tôi nhìn tận mắt và nghe chủ vườn kể mới hay, cái “lạ” này có thể giúp người trồng tiêu giảm chi phí và làm ra sản phẩm sạch.
Mô hình sản xuất tiêu “lạ” đó được một số nông dân ở xã Lâm San áp dụng và kết quả cho họ lợi nhuận thêm vài chục đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Sau một thời gian làm thử thấy mang lại hiệu quả cao, họ truyền kinh nghiệm cho nhau để nhân rộng.
Trồng hoa cỏ trong vườn tiêu
Sau cơn mưa, cây cối như khoác một màu áo mới tươi xanh mơn mởn. Chủ vườn Nguyễn Văn Quang ở ấp 2, xã Lâm San dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn tiêu rộng gần 0,5 ha được trồng xen với hoa cúc. Bước vào vườn tiêu, chúng tôi như lạc vào thế giới khác. Từng nọc tiêu vươn cao xanh ngắt đang thời kỳ cho trái xum xuê. Giữa hai hàng tiêu là từng bụi cúc cánh bướm, cúc vạn thọ đang khoe sắc. Từng đàn ong, bướm đủ màu rủ nhau về hút mật.
Nếu không được nói trước, vô tình lạc vào đây sẽ nghĩ chủ vườn là một nhà thơ hay nghệ sĩ, họa sĩ gì đó mới có lối trồng cây lãng mạn như vậy. Thế nhưng, chủ vườn lại là nông dân thứ thiệt, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Anh Quang cho hay: “Tôi nghe nói, trồng hoa cúc trong vườn tiêu sẽ dẫn dụ được các loại thiên địch về diệt bớt các loại côn trùng gây hại nên làm thử. Trồng rồi, tôi thấy tiêu ít bị sâu bệnh, phát triển tốt, năng suất tăng cao, mỗi năm giảm được trên 500 ngàn đồng/sào tiền mua thuốc trừ sâu để phun xịt. Với lại trồng hoa trong vườn tiêu, mỗi lần ra chăm sóc thấy không gian trong lành, thoang thoảng mùi thơm của hương hoa cũng làm giảm bớt mệt nhọc”.
Khác với anh Quang, ông Trần Văn Tấn ở ấp 2, xã Lâm San trồng cỏ lạc dại (đậu phộng dại) trong vườn tiêu.
Đưa chúng tôi ra vườn tiêu rộng mênh mông, giữa các hàng tiêu là cỏ lạc dại mọc tươi tốt như một tấm lụa xanh trải dài có điểm xuyết màu vàng rực rỡ. Không giấu được niềm vui, ông Tấn kể: “Thảm đậu phộng dại này làm lợi cho tôi cả trăm triệu đồng mỗi năm đấy. Tôi có hơn 1ha tiêu, mấy năm trước chăm sóc theo phương pháp truyền thống, năng suất chỉ gần 3tấn/ha/năm. Khoảng 2 năm nay, tôi trồng xen cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu, năng suất tăng lên 4 tấn/ha/năm và giảm một nửa lượng phân bón hóa học”.
Nhờ trồng cỏ lạc dại trong vườn tiêu, chi phí đầu vào cho cây tiêu của ông Tấn giảm gần 20 triệu đồng/ha/năm tiền phân bón hóa học. Cộng với năng suất tiêu tăng hơn 1tấn/ha/năm nên vụ tiêu vừa qua, mỗi ha tiêu ông Tấn lời thêm hơn 100 triệu đồng.
Hướng đến sản xuất sạch
Lâu nay, nông dân trồng tiêu phần lớn chăm sóc theo cách trong vườn phải làm sạch cỏ, khi bị sâu bệnh thì phun thuốc phòng trừ. Hầu hết không ai biết, trồng hoa cúc và một số loại hoa, cỏ khác trong vườn tiêu có thể phòng trừ được nhiều loại sâu bệnh gây hại. Thạc sĩ Trần Thị Phương Chi, ở Chi cục BVTV Đồng Nai, cho biết: “Các nước có nền nông nghiệp phát triển như Hàn Quốc đang hướng đến sản xuất nông nghiệp sinh thái. Cụ thể, họ hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học ít gây hại cho môi trường và con người. Đồng thời họ trồng xen cây hoa, cỏ có ích trong vườn, ruộng để dụ thiên địch về diệt các loại côn trùng gây hại. Với cách làm trên sẽ giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, năng suất cây trồng tăng và nông sản đảm bảo vệ sinh”.
Bà Phùng Thị Thanh Tú, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ, cho hay: “Tới đây, Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với hội nông dân các xã tuyên truyền những mô hình sản xuất tiêu an toàn cho năng suất, chất lượng cao để hội viên có thể đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng. Các mô hình trên rất dễ thực hiện trong khi hiệu quả đem lại khá cao”.
Hiện nay, chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mỗi năm đều tăng. Trong đó, tăng nhiều vẫn là phân bón hóa học, thuốc BVTV. Nếu chọn được mô hình giảm chi phí, năng suất được nâng lên thì lợi nhuận của nông dân sẽ tăng. Thạc sĩ Chi cũng cho biết, các loại hoa cúc, cỏ lạc dại có thể trồng xen trong các vườn trồng cây khác cho hiệu quả rất tốt.
Th821
QUY TRÌNH TRỒNG THANH LONG XUẤT KHẨU
QUY TRÌNH TRỒNG THANH LONG XUẤT KHẨU
Procedures for growing Dragon fruit for export
(Hylocereus undatus Haw)
Áp dụng cho cây THANH LONG trồng tại Việt Nam và trồng bằng cành (hom).
Qui trình trồng
1. Yêu cầu sinh thái
1.1. Nhiệt độ
Cây THANH LONG (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho THANH LONG tăng trưởng và phát triển là 14-26oC và tối đa 38 – 40oC. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho thanh long .
1.2. Ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long .
1.3. Nước
Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao. Do vậy, để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 – 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả.
1.4. Đất đai
Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 – 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
2. Thiết kế vườn
2.1. Chuẩn bị đất trồng
Vùng đất thấp như ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) cần đào mương lên líp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2 m, líp rộng 6-7 m. Sau đó trồng cây trụ, lên mô và bón lót. Kích thước mô: 80 x 30 cm. Líp nên thiết kế theo hướng Bắc – Nam và trồng cây theo kiểu nanh sấu (giữa các hàng thì cây của hàng kế tiếp phải trồng so le) nhằm tận dụng cao nhất ánh sáng mặt trời của hướng Đông – Tây giúp tăng năng suất thanh long .
Vùng đất cao nên đào hố, kích thước hố 80 x 30 cm. Chọn nơi có nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng.
2.2. trồng cây chắn gió
Đối với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió, có thể trồng các loại cây như: mít, dừa,… trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long .
2.3. Trồng cây trụ
Cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu được nắng mưa, lâu mục. Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới hiện tượng phá rừng, vì vậy, trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được khuyến cáo hiện nay, trụ có cạnh ngang hay đường kính 12- 20cm, trụ cao cách mặt đất 1,5-1,6m, đối với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 30-40 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho
Cần chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ.
2.4. Chuẩn bị hom giống để trồng
Cành được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe, và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi cành từ 6 – 24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế thối cành.
+ Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50 cm.
+ Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
+ Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
Sau khi chọn cành xong, phần gốc cành 2-4 cm được cắt bỏ phần vỏ cành chỉ để lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 10-15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng thẳng không qua giai đoạn giâm cành.
2.5. Mật độ – Khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng 3,0 m x 3,5m hay 3,0m x 3,0m. Mật độ trồng 70-100 trụ/1000m2. Có thể trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, cần bảo đảm cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng.
3. Giống trồng
Thanh long ở Việt Nam hiện có rất nhiều giống/ dòng, tuy nhiên giống hiện trồng phổ biến và đang xuất khẩu trên thị trường là Thanh long ruột trắng, chúng có khả sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ở Việt Nam, cho năng suất cao, hình dạng quả đẹp, thịt quả màu trắng, thời điểm ra hoa từ tháng 4-9dl, thời gian từ đậu quả đến thu hoạch 28- 35 ngày.
4. kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1. Thời vụ trồng
Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp:
– Tháng 10-11dl: thời gian này có thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào vì đây là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ nước tưới cho cây vào mùa nắng.
– Tháng 5-6 dl: Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6dl) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc.
4.2. Cách đặt hom
+ Đặt hom cạn 2-4cm, đặt phần lỏi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc.
+ Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ và bám sát vào cây trụ.
+ Cột hom sát vào cây trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
+ Mỗi trụ đặt 3-4 hom.
4.3. Tưới nước
Tuy thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện của sự thiếu nước là: cành mới hình thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, quả bé. Do đó, cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy theo ẩm độ đất mà chu kỳ tưới cho cây có thể thay đổi 1-7 ngày/lần.
4.4. Tủ gốc giữ ẩm
Tủ gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ lục bình,.. tủ cách gốc 5 – 10 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
4.5. Tỉa cành và tạo tán
4.5.1. Tạo tán
Mục đích là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít bị sâu bệnh tấn công. Cây có dạng hình tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.
4.5.2. Tỉa cành
Tỉa cành nhằm tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng.
– Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển tốt, áp sát cây trụ.
– Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m – 1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả.
– Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán.
4.6. Cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc thanh long . Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị trường).
4.7. Mực nước trong mương (áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ thanh long . Vì vậy, nên để mực nước trong mương cách mặt líp 30-40 cm, vào mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn, mặn.
4.8. Vét bùn bồi líp (áp dụng cho vùng ĐBSCL)
Vét bùn bồi líp đưa phù sa lắng tụ trong vườn lên mặt líp nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Tháng vét bùn thường từ 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3 cm là tốt.
4.9. Phân bón
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây khác nhau
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1-2 năm đầu sau khi trồng.
Tùy theo sinh trưởng và phát triển của cây mà cung cấp phân cho cây mục đích tạo điều kiện tối hảo cho cây khỏe, phát triển tốt và cho năng suất cao sau này.
– Bón lót: 3-5kg phân PH1, 500g super lân hoặc lân Văn Điển.
– Một tháng sau khi trồng bón PH1 2 Kg sau đó tưới 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-0/trụ, tưới xung quanh gốc cách gốc 5-10cm, 2 tuần/lần.
– Bón thúc Bón PH1 2 Kg sau 5 ngày bón 100g Urea + 100g 20-20-15/trụ vào các giai đoạn 3 tháng sau khi trồng, sau đó cứ 3 tháng bón một lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g 20-20-15/trụ
– Cách bón: xới nhẹ, rãi xung quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi cây
+ Giai đoạn kinh doanh: từ năm thứ 3 trở đi
* Phân hữu cơ:
– Lần 1: (Sau khi thu hoạch) bón 2-3 kg phân trùn quế PH1 .
– Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón1-2kg phân trùn quế PH1./ trụ
– Lần 3: (nuôi trái) bón 1-2kg phân trùn quế PH1/trụ
* Phân hóa học:
– Liều lượng bón:
+ Đối với vườn thanh long từ 3-5 năm tuổi: theo công thức 500gN + 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm tương đương 1,08kg Urea + 3,6kg lân super + 0,83kg KCl.
+ Đối với vườn thanh long từ 5 năm tuổi trở lên, bón lượng phân là: 750gN + 500gP2O5 + 750gK2O/trụ/năm tương đương 1,63kg Urea + 3,6kg lân super + 1,25kg KCl.
– Cách bón: rãi đều trên mặt đất xung quanh trụ thanh long , xới nhẹ cho hạt phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ bằng rơm rạ hay cỏ khô, sau khi rãi phân cần tưới nước cho phân tan.
– Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón
Lần 1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10dl) hoặc có thể áp dụng khi đã thu hoạch 80% số lượng quả trên vườn. Bón 3,6kg phân lân + 200g Urea/trụ (cây từ 3-5 năm tuổi) hoặc 3,6 kg phân lân + 300g Urea (cây >5 năm tuổi)
Lần 2: cuối tháng 12 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi).
Lần 3: cuối tháng 2 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi).
Lần 4: cuối tháng 4 dương lịch. Bón 100g Urea + 100g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250gKCl (cây >5 năm tuổi).
Từ lần 5- lần 8 cứ mỗi tháng/lần với liều lượng và loại phân như lần 4.
Ghi chú:
– Nếu đất có phản ứng chua thì thế super lân bằng lân Văn Điển.
– Có thể thay thế phân đơn bằng các loại phân hỗn hợp khác.
– Có thể sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái thay thế phân đơn như sau:
Lần 1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch (cuối tháng 9 đầu tháng 10dl). Bón 0,5kg NPK 20-20-15/trụ
Lần 2: cuối tháng 12dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT1 (18-12-8)/trụ.
Lần 3: cuối tháng 2dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT2 (7-17-12)/trụ.
Lần 4: cuối tháng 4dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT2 (7-17-12)/trụ.
Từ lần 5 đến lần 8 (mỗi tháng 1 lần) bón 500g NPK 13-13-13/trụ.
Như vậy: Tổng lượng phân bón cho 1 vụ/năm/trụ sẽ là:
520gN + 590g P2O5 + 495g K2O/trụ
* Phân bón lá:
– Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, tiến hành phun phân bón lá 30-10-10, phun 3 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít.
– Khi chuẩn bị ra hoa, phun phân bón lá 10-60-10, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, sau đó chuyển sang phun phân bón lá 6-30-30, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít.
– Sau khi thụ phấn 3 ngày, phun 30-10-10, 15g/bình 8 lít.
– Trong giai đoạn nuôi trái phun 20-20-20, 7 ngày/lần, 15g/bình 8 lít.
– Trước thu hoạch (15-20 ngày), phun phân bón lá 12-0-40-3Ca, 15g/bình 8 lít, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày.
Ghi chú: + Có thể sử dụng các loại phân bón lá có công dụng tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.
+ Để tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tai lá xanh, cứng, 3 tai ở đầu chóp quả dài ≥ 7cm: phun kết hợp loại bón lá dịch trùn quế DTQ 5-5-5 hay loại phân bón hữu cơ sinh học FISH EMUSION (5-1-1).
4.10. Xử lý ra hoa
Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9dl vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.
Phương pháp chiếu đèn
Tùy theo mùa vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi, số giờ chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu đèn và số giờ đốt đèn trong đêm càng tăng, số đêm chiếu sáng từ 15-20 đêm đồng thời số giờ chiếu sáng/đêm từ 6-10 giờ là thanh long có thể ra hoa. Thời gian từ khi ra nụ đến khi hoa nở từ 18-21 ngày và từ khi hoa nở đến lúc thu quả từ 28-35 ngày. Do đó, tùy theo mục đích và nhu cầu quả trên thị trường mà nhà vườn quyết định thời gian xử lý ra hoa. Loại bóng đèn chiếu sáng có thể sử dụng là loại bóng đèn tròn 75-100W, khoảng cách hợp lý nhất từ bóng đèn đến cành thanh long là 0,5-1,0m.
Bón phân
– Phân hữu cơ:
+ Lần 1: Trước khi thắp đèn một tháng bón 0.5 kg phân PH1/trụ
+ Lần 2: Trước khi thắp đèn 15 ngày, bón 0,5kg/trụ phân PH1.
+ Lần 3: Sau khi nụ xuất hiện bón 0,5kg/trụ phân PH1.
– Phân bón lá:
+ Trước khi thắp đèn một ngày, phun phân bón lá 6-30-30, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày, 15g/bình 8 lít.
+ Sau thụ phấn, phun phân bón lá 30-10-10, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày, 15g/bình 8 lít.
+ Trước khi thu họach 3 tuần, phun phân bón lá 12-0-40-3Ca, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày, 15g/bình 8 lít.
4.11. Tỉa hoa, quả: chọn 2-4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành, các hoa còn lại tỉa bỏ, nên chọn các hoa trên cùng một cành ở 2 mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5-7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1-2 quả, chọn các quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh và không bị che khuất trong bóng mát.
4.12. Bao quả: Nhằm tạo quả thanh long có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút của côn trùng, có thể dùng bao ni lon để bao quả thanh long .
Thời gian bao: sau khi hoa thụ phấn vài ngày, lúc cánh hoa vừa héo hoặc rụng. Nếu cánh hoa chưa rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả.
Phương pháp bao: bao ni lon được cắt phần dưới đáy bao ở hai bên gốc đáy, cách gốc bao 2cm, cắt sâu vào trong bao khoảng 2cm, mục đích cho hơi nước thoát ra khi quả hô hấp, dùng dây thun cột miệng bao dính vào cành thanh long .
2. Phòng trị sâu bệnh hại
Thanh long ít bị sâu bệnh hại như các loại cây ăn quả khác. Một vài sâu bệnh hại chính trên thanh long và biện pháp phòng trị
2.1. Sâu hại
2.1.1. Kiến: cắn đục khoét làm hư hom giống và cành thanh long , trên quả làm tổn thương vỏ quả, đây là loại côn trùng dễ phòng trị.
Biện pháp phòng trừ: Dùng Basudin 10H, Padan 3H trộn với cát rải đều quanh gốc hoặc những nơi kiến làm tổ, dùng các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm 3 phun vào các đoạn cành bị kiến tấn công.
2.1.2. Rầy mềm (Toxoptera sp): Gây hại trên hoa, quả bằng cách chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên vỏ quả đến khi quả chín sẽ mất màu đỏ của quả, mất giá trị xuất khẩu.
Biện pháp phòng trừ: Phun các thuốc bảo vệ thực vật đã được cho phép lưu hành trên thị trường có hoạt chất như: Methidathion; Cypermethrin + Profenofos; Buprofezin + Isoprocarb theo liều khuyến cáo.
2.1.3. Các loại bọ xít: Dùng vòi chích hút vào vỏ quả, tai quả gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm chất lượng của quả.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn thanh long, phát quang bụi rậm, cỏ dại. Dùng các loại thuốc phòng trừ rầy theo nồng độ khuyến cáo, phun lên vườn khi có bọ xít xuất hiện.
2.1.4. Ruồi đục quả: là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắc khe của nhiều nước nhập khẩu thanh long trên thế giới hiện nay. Ruồi cái chích vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong quả làm thối quả và rụng.
Biện pháp phòng trị:
– Vệ sinh đồng ruộng: Quả rụng là nơi lưu tồn ruồi làm tăng mật số rất nhanh do đó phải nhặt quả rụng, thu hái những quả còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch đem đốt hoặc chôn vùi vào đất sâu 10cm
– Biện pháp canh tác: Thu quả đúng thời điểm.
– Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực: Tẩm pheromone có trộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm, gắn vào bẩy và treo lên cây, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bẫy, mỗi 2 tuần thay thuốc một lần, nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.
– Phun mồi Protein: Ruồi thành trùng cần ăn Protein để phát triển giới tính, con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng.
+ Phương pháp pha Protein: 50ml mồi protein + 1 lít nước + thuốc trừ sâu (Malathion 50ND = 4cc, Pyrinex 20ND = 10cc, Regent 5SC = 3cc). Phun hỗn hợp Protein đã pha thành điểm 20ml/trụ. Phun vào lúc 8-10 giờ sáng.
– Sử dụng thuốc hóa học: chỉ nên phun khi vừa đậu quả sau đó áp dụng các biện pháp khác.
2.2. Bệnh hại và biện pháp phòng trị
2.2.1. Bệnh thối cành: Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng. Cành bị nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng, mềm sau đó thối, do nấm Alternaria sp gây ra.
2.2.2. Bệnh Đốm nâu trên thân cành: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt cua màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Do nấm Gloeosporium agaves gây ra.
2.2.3. Bệnh Nám cành: Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân do nấm Macssonina agaves. Syd và Sphaceloma sp.
Biện pháp phòng trừ: Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh trên là: Vệ sinh vườn, cắt và tiêu hủy những cành bệnh.
– Phun các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như: Kasugamycin; Copper Hydrocide, ..ở giai đoạn cây đâm cành, ra hoa và đậu quả.
3. Thu hoạch và bảo quản
3.1. Thu hoạch
Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn
Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản
Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn
Không đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh
Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm
3.2. Bảo quản
Nhiệt độ 5oC, ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20-30 lổ bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40-50 ngày. Ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một tuần.
4. Tiêu chuẩn quả thanh long xuất khẩu
Chất lượng quả thanh long thương mại là do màu sắc và hình dạng hấp dẫn của quả thanh long . Do vậy, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả thanh long cần đạt các tiêu chuẩn sau:
– Trọng lượng quả: tùy thị trường nhập khẩu:
+ Thị trường Châu Âu: 250-300g/quả
+ Thị trường Trung Quốc: 400-600g/quả
+ Thị trường Singapore: 300-500g/quả
+ Thị trường Hồng Kông: > 400g/quả
– Quả không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.
– Quả sạch dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên 70% diện tích quả và láng. Khoang mũi không sâu quá 1cm và quả không có mũi nào lồi lên.
– Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm (đối với thị trường Trung Quốc tai quả càng dài càng tốt)
– Thịt quả có màu trắng và cứng, hột màu đen.
– Quả không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hóa
Th821
Trồng cây cao su bằng phân trùn PH1
Kỹ Thuật Trồng Cây Cao Su
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cây cao su không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất mịn, đất Bazan… thoát nước tốt, tầng canh tác dày sâu hơn 1 m (không có đá tảng, hay đá tổ ong).
Đất trồng cao su có độ cao từ 700 m trở xuống so với mặt nước biển. Chu kỳ khai thác cây cao su kéo dài, do vậy để thuận lợi cho quá trình khai thác, bà con nên chọn đất có độ dốc không quá 300. Trước khi trồng phải chuẩn bị đất và đào hố trước từ 1-2 tháng. Sau đó chọn các giống cao su có năng suất cao được công nhận là giống Quốc gia đang trồng có hiệu quả ở Tây Nguyên như: PB 260, VM 515, GT1, PB 235… Thời điểm trồng cao su ở tỉnh ta vào mùa mưa khi đất đủ ẩm: khoảng từ ngày 20/5 đến 15/7 (giống stum trần) và đến 30/7 (giống bầu). Đối với giống stum trần (10 tháng tuổi), bà con lựa chọn cây giống có mắt ghép ổn định, thuần giống. Cưa động mầm trước khi trồng từ 3-5 ngày, vết cưa cách mí trên mắt ghép 6-10 cm, cưa nghiêng gốc 300 về phía đối diện mắt ghép và bôi mỡ Vazơin lin vào. Đường kính gốc ghép cách cổ rễ 10 cm phải đạt 15mm trở lên. Rễ thẳng, độ dài 40 cm trở lên. Đối với cây giống bầu, tối thiểu phải có hai tầng lá. Tầng lá trên cùng ổn định (lá cứng, xoè ngang, có màu xanh); các tầng lá khác phát triển bình thường, không rụng. Mật độ trồng phù hợp và phổ biến hiện nay trên địa bàn Kon Tum là 555 cây/ha với khoảng cách hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3 m. Ở các vùng đất có độ dốc lớn hơn 50 nên thiết kế hàng theo đường đồng mức. Đào hố theo quy cách: 60 cm x 60 cm x 60 cm hoặc 60 cm x 70 cm x 50 cm-độ sâu các hố 60 cm.
Kỹ thuật bón phân
Khi đào hố để riêng lớp đất mặt trộn mỗi hố khoảng 6 kg phân truøn PH , lấp hố trước khi trồng ít nhất là 10 ngày. Mỗi hố trồng 1 cây. Đối với giống stum trần, khi trồng dùng cuốc móc đất sâu tương đương chiều dài stum. Đặt stum xuống quay mặt về hướng tây nam, giữ cho cây thẳng đứng, mép dưới mắt ghép ngang bằng miệng hố. Lấp kỹ từng lớp đất, dậm đều và chặt, lấp kín phần cổ rễ 1-2cm (cách mí dưới mắt ghép 1 cm). Đối với giống bầu, khi vận chuyển phải cẩn thận không làm vỡ bầu, gẫy chồi. Khi trồng dùng cuốc moi hố bằng kích thước bầu và dao sắc cắt đáy bầu, cắt hết chỗ cong của rễ cọc đáy bầu. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép cũng hướng theo hướng tây nam, mép dưới mắt ghép ngang mặt đất. Rạch bầu theo chiều thẳng đứng, kéo nhẹ túi bầu đến đâu ém chặt đất đến đó, không làm vỡ bầu. Khi trồng cao su phải chuẩn bị 20-25% cây giống để trồng dặm, dùng bầu ghép 2-3 tầng lá. Trồng dặm ngay trong vụ trồng và kết thúc trước 30/8.
Sau khi trồng 1,5-2 tháng, bà con tiến hành bón thúc đợt 1 và tháng 10 bón đợt 2 kết hợp tủ ẩm giữ gốc. Bón theo rãnh vành khăn quanh gốc cao su- cách gốc 30-40 cm và lấp kín kết hợp với xới xáo. Sau khi bón phân đợt hai, tiến hành tủ gốc bằng cỏ khô hoặc rơm rạ, tủ cách gốc 10 cm, bán kính phủ 1 m và trên phủ một lớp đất mỏng chống cháy. Từ hai năm trở đi, mỗi năm bón hai lần trong mùa mưa. Đợt 1 bón vào tháng 4-5; đợt 2 bón tháng 9-10. Lượng phân bón các năm cụ thể như sau:
Năm thứ nhất: Phân PH1:220 kg; 20kg đạm (urê),50 kg lân, 10 kg ka li;
Năm thứ hai: Phân PH1 340 kg; 45 đạm, 150kg lân, 15kg kali;
Năm thứ ba:Phân PH1: 340kg; 60kg đạm, 75kg lân, 25 kg ka li;
Từ năm thứ bốn đến năm thứ bảy: mỗi năm bón phân PH1;80 kg đạm, 40 kg lân, 25 kg ka li. Mỗi năm bón thành hai đợt trong mùa mưa.
Khi cao su phát triển, bà con làm cỏ bảo đảm cho cao su luôn được sạch cỏ. Khi làm cỏ trên hàng không được kéo đất ra khỏi lô cao su và giúp cho lớp đất mặt luôn tơi xốp. Năm thứ nhất làm cỏ rộng 2 m, từ năm hai trở đi làm cỏ rộng 3 m, làm 4-5 lần/năm. Khi làm cỏ giữa hàng cao su có thể phát, cày hoặc dùng thuốc diệt cỏ tuỳ theo mức độ cỏ. Khi cây cao su phát triển phải thường xuyên kiểm tra các chồi mọc ngoài mắt ghép phải cắt bỏ để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Loại bỏ cả các chồi ngang mọc từ thân ghép, các cành có độ cao từ 3 m trở xuống, không tạo tán quá thấp làm cây dễ bệnh. Trong giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, có thể trồng xen cây họ đậu để tăng thu nhập, chống xói mòn đất. Chú ý trồng xen hàng cách hàng tối thiểu 1,5 m để không ảnh hưởng đến cây cao su.
Chúc bà con thành công
Th1121